Kinh nghiệm về hoạt động hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV tại một số

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 30)

nƣớc trên thế giới

1.6.1. Hoạt động hỗ trợ tín dụng cho DNNVV ở một số nƣớc

Ở nhiều nước trên thế giới, kể cả ở những nước có nền kinh tế phát triển, DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Bên cạnh hệ thống tín dụng thương mại, nhiều nước đã xây dựng hệ thống các quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV dưới nhiều hình thức thông qua hệ thống ngân hàng thương mại.

Tại Nhật Bản, các chính sách về DNNVV được hình thành từ những năm 1950.

Trong đó, dành một sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp các DNNVV tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như: khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay…. Các biện pháp hỗ trợ này được thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính công cộng phục vụ DNNVV.

Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp cho các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng tư nhân thông qua sự bảo lãnh của Hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Ngoài ra, còn có 03 tổ chức tài chính công cộng khác. Đó là: công ty tài chính DNNVV, công ty tài chính nhân dân và ngân hàng Shoki Chukin do Chính phủ đầu tư thành lập toàn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNNVV để đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh

Tại Thái Lan: chính phủ thành lập Quỹ hỗ trợ DNNVV dưới hình thức cho vay vốn

với lãi suất ưu đãi. Nguồn ngân quỹ do Chính phủ cấp ở mức 260 triệu bath (hơn 10 triệu USD). Mục đích của quỹ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất khi thành lập để xây dựng cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc. DNNVV được vay không quá 500.000 bath, lãi suất cố định ở mức 8%/năm (bằng 1/2 mức lãi suất của NHTM). Đối với món vay không quá 50.000 bath (2.000 USD) không phải trả lãi trong 4 tháng đầu tiên kể từ khi vay, trong thời hạn 02 năm phải trả cả gốc lẫn lãi. Đối với món vay trên 50.000 đến dưới 500.000 bath không phải trả lãi trong 12 tháng đầu kể từ khi vay và phải trả cả gốc lẫn lãi trong vòng 10 năm. Điều kiện vay là doanh nghiệp phải qua khoá bồi dưỡng ở cục hỗ trợ tài chính trong 03 tuần và được sát hạch theo 100 điều quy định về DNNVV.

Tại Indonesia, bắt đầu từ năm 1974, việc hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV chủ yếu

NHTM. Các DNNVV thuộc nhóm mục tiêu của từng chương trình được vay vốn với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường trong đó 23% số tín dụng được cấp là cho doanh nghiệp nhỏ. Đã có 2,5 triệu doanh nghiệp được vay tín dụng với tổng số tiền lên tới 5,7 tỷ rupia. Do việc hỗ trợ tín dụng thông qua các NH TMCP nên phần lớn các khoản cho vay được dành cho các hoạt động thương mại ngắn hạn mà chưa chú trọng tới các hoạt động sản xuất dài hạn. Những năm gần đây, Chính phủ đã điều chỉnh theo hướng cho vay theo lãi suất thị trường. Đồng thời, Chính phủ nước này quy định tất cả các ngân hàng trong nước phải cung cấp 20% số tín dụng của họ cho các DNNVV.

Tại Malaysia, trong kế hoạch phát triển tổng thể lần thứ hai của Malaysia (1991 - 2000) đã khẳng định rõ vai trò của các DNNVV trong công cuộc hiện đại hoá đất nước. Do vậy trong thời k này, Chính phủ đã thông qua chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV như: các chương trình về thị trường và hỗ trợ kỹ thuật, chương trình cho vay ưu đãi, chương trình công nghệ thông tin …. Mục đích của chương trình cho vay là nhằm giúp các DNNVV có được một lượng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hoá và hiện đại hoá, để cải tiến chất lượng. Chương trình này được thực hiện theo kế hoạch phân bổ hàng năm của Malaysia thông qua Quỹ cho vay ưu đãi, cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà sản xuất là các DNNVV.

1.6.2. Bài học kinh nghiệm

Việt Nam là một nước đi sau trong quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy chúng ta có nhiều thuận lợi hơn do có thể học hỏi, tiếp thu những bài học phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nước nhà và tránh được những lệch hướng của các nước đi trước. Thông qua việc hỗ trợ các DNNVV của các nước trên thế giới, đặc biệt là sự hỗ trợ về tài chính tín dụng, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm quý giá nhằm thúc đẩy phát triển một loại hình doanh nghiệp đang chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các doanh nghiệp ở nước ta như sau:

- Xây dựng nền tảng cơ bản và chắc chắn cho sự phát triển các DNNVV: nền tảng cho phát triển các DNNVV là một Chính phủ mạnh, một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và cơ sở hạ tầng có hiệu quả.

- Thành lập các tổ chức hỗ trợ DNNVV vay vốn với lãi suất ưu đãi: Các tổ chức này giúp các DNNVV dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong quá trình hoạt động, tạo điều kiện cho các DNNVV vay với lãi suất ưu đãi hoặc các NHTM buộc phải dành một

lượng vốn nhất định cho các DNNVV mới thành lập hoặc mua sắm cơ sở vật chất. - Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV: DNNVV ra đời góp phần đa dạng hoá các thành phần kinh tế, tăng tính cạnh tranh giữa các khu vực. Ngay từ khi mới ra đời, các nước đã quan tâm thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV trên tất cả các mặt. Việc giúp cho các doanh nghiệp này ngay từ khi thành lập cho đến việc hỗ trợ công nghệ thông tin và cả những sản phẩm tiêu thụ … đã giúp hoạt động kinh doanh của các DNNVV dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.

- Tăng cường hợp tác giữa tác tổ chức tín dụng với các tổ chức khác trong việc tài trợ vốn cho DNNVV: hầu hết các nước thành công trong việc giúp các DNNVV mở rộng nguồn vốn đều phát triển các công ty cho thuê tài chính với chức năng cho thuê tài chính nhằm tài trợ vốn trung, dài hạn cho các DNNVV, hình thành các tổ chức bảo lãnh tín dụng có sự hợp tác chặt chẽ của các phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền địa phương. Hoạt động bảo lãnh khắc phục được khá nhiều khó khăn trong quá trình huy động vốn của các DNNVV.

- Thành lập các hiệp hội doanh nghiệp, nghiệp đoàn doanh nghiệp và hội nghề nghiệp để hỗ trợ DNNVV: do quy mô của của các DNNVV nhỏ bé nên việc liên kết, liên doanh là cần thiết nhằm giúp các DNNVV đứng vững trước những biến động của thị trường. Vì thế các nước đã thành lập các hiệp hội, nghiệp đoàn DNNVV, thông qua các hiệp hội này, các DNNVV có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ thông tin, quản lý … lẫn nhau tạo điều kiện cho việc phát triển các DNNVV.

- Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và các chính sách riêng cho các DNNVV: chú trọng các chính sách riêng cho các DNNVV như: xác định đối tượng các doanh nghiệp cần hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn, ngoại thành.

Kết luận chƣơng 1

Tóm lại, trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng ngân hàng và cho thấy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ hai, nghiên cứu những lý luận cơ bản về DNNVV như: khái niệm, đặc điểm, vai trò và tiêu chuẩn DNNVV của một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, tìm hiểu một số kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với DNNVV của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Quân Đội 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân Đội (viết tắt là MB), được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 14 tháng 09 năm 1994 với ý tưởng xây dựng một định chế tài chính doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp quân đội trở thành Ngân hàng TMCP Quân Đội. Tại thời điểm ban đầu, MB có trụ sở tại số 28 Điện Biên Phủ - Hà Nội với số vốn điều lệ là 20 tỷ đồng và 25 cán bộ công nhân viên. Ngay từ khi ra đời, mục tiêu hoạt động của MB đã được xác định rõ là thực hiện hoạt động như một ngân hàng đa năng phục vụ cho các doanh nghiệp quân đội làm kinh tế và khai thác dịch vụ ngân hàng đối với mọi thành phần trong nền kinh tế thị trường.

Gần 19 năm hình thành và phát triển, MB luôn vững vàng ở tốp 5 ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Đặt mục tiêu “chuyên nghiệp, tận tâm” lên hàng đầu, trong bất k hoàn cảnh, tình huống nào, trên 5221 nhân viên MB luôn sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của Khách hàng. Để đạt được kết quả đó, MB đã trải qua một chặng đường dài hình thành và phát triển cho tới ngày hôm nay:

- Năm 1994: MB được thành lập với vốn điều lệ ban đầu chỉ 20 tỷ đồng.

- Năm 2000: MB đánh dấu sự phát triển vượt ra ngoài hoạt động nghiệp vụ ngân hàng bằng việc thành lập 2 thành viên đầu tiên: Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long và Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBAMC), bước đầu đặt nền móng cho sự hình thành mô hình quản lý theo định hướng tập đoàn tài chính đa năng và hiện đại.

- Năm 2010: MB đánh dấu một giai đọan mới với những thành công lớn, vững vàng ở vị trí là một trong 5 Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam. MB cũng đã tiến hành ký kết và hoàn thành triển khai dự án tư vấn xây dựng chiến lược 2011-2015 và

tầm nhìn 2020 với McKinsey. Khai trương chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài (Lào). Thực hiện bước đầu thành công chiến lược phát triển khu vực phía Nam.

- Năm 2011: Trong năm, MB đã thực hiện chuyển chức năng hành chính quân sự về trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM từ ngày 1/11/2011. Năm 2011, MB cũng tổ chức khai trương thành công Chi nhánh quốc tế thứ hai Campuchia, triển khai mô hình chiến lược 2011 – 2015.

- Năm 2012: MB chuyển đổi thành công mô hình tổ chức theo Chiến lược phát triển 2011-2015 và hoàn thành di chuyển Hội sở về trụ sở mới 21 Cát Linh. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.090 tỷ đồng, dẫn đầu trong khối các ngân hàng TMCP (không kể các ngân hàng do nhà nước nắm cổ phần chi phối), dẫn đầu về ROE và khẳng định vị trí chắc chắn trong TOP 5 NHTM lớn mạnh nhất Việt Nam.

Vào thời điểm 31/12/2012, MB tổng số điểm trên toàn hệ thống lên 182 điểm giao dịch, trong đó có 1 Sở Giao dịch, 2 chi nhánh tại nước ngoài, 53 Chi nhánh cả nước, 118 Phòng giao dịch, 4 Quỹ tiết kiệm, 4 Điểm giao dịch tại 32 tỉnh và thành phố trên cả nước, 05 công ty con và 03 công ty liên kết. Cụ thể:

 05 Công ty con bao gồm:

- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản NH TMCP Quân Đội – MB AMC

- Công ty cổ phần chứng khoán MB - MBS

- Công ty cổ phần quản lý Quỹ đầu tư MB – MB Capital

- Công ty cổ phần địa ốc MB – MB Land.

- Công ty cổ phần Việt Remax.  03 Công ty liên kết bao gồm:

- Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội - MIC

- Công ty cổ phần Đầu tư Vietasset. (Sở hữu gián tiếp qua các công ty con)

- Công ty cổ phần Long Thuận Lộc. (Sở hữu gián tiếp qua các công ty con) Thành công của MB nằm ở tầm nhìn chiến lược trở thành “Ngân hàng thuận tiện với khách hàng” và đến năm 2015 giữ vị trí vững chắc trong top 3 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam trong mọi lĩnh vực. Phương châm tăng trưởng “Nhanh, khác biệt, bền vững, hiệu quả”, cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp kinh

doanh linh hoạt phù hợp với biến động của thị trường ngay từ ban đầu trở thành kim chỉ nam trong các hoạt động của MB.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Mô hình tổ chức của MB khá rõ ràng với sự chuyên biệt thành từng Khối, tạo ra sự quản lý xuyên suốt từ Hội sở đến các Chi nhánh.

Hình 2.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Quân Đội

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012)

Cơ quan kiểm toán nội bộ

Khối kiểm tra- Kiểm soát nội bộ Các uỷ ban cao cấp:

1. Uỷ ban nhân sự 2. Uỷ ban quản trị rủi ro

3. Uỷ ban tín dụng Khối tài chính kế toán Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ Khối khách hàng lớn

Khối quản trị rủi ro

Khối thẩm định Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Văn phòng hội đồng quản trị

Uỷ ban ALCO

Khối tổ chức nhân sự

Văn phòng CEO Văn phòng triển khai

chiến lƣợc

Ban đầu tƣ Ban xây dựng cơ bản

Khối công nghệ thông tin Khối vận hành Khối khách hàng cá nhân Khối mạng lƣới và phân phối Các chi nhánh Phòng chính trị Ban kiểm soát Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Quân Đội 2.1.3.1. Về quy mô hoạt động 2.1.3.1. Về quy mô hoạt động

Trải qua hơn 18 năm hoạt động, với những nỗ lực phấn đấu để phát triển quy mô hoạt động, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có sự trưởng thành vượt bậc với những bước phát triển ấn tượng, đến năm 2012 vốn chủ sở hữu đã tăng lên đến 12.864 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 175.610 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng cả tổng tài sản và vốn chủ sở hữu hàng năm đều ở mức cao.

Bảng 2.1: Quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của MB giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị 2011/2010 Giá trị 2012/2011 +/- % +/- % Vốn điều lệ 7,300 7,300 - 0% 10,000 2,700 37% Vốn chủ sở hữu 8,882 9,642 760 9% 12,864 3,222 33% Tổng tài sản 109,623 138,831 29,208 27% 175,610 36,779 26%

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012)

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của MB giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012)

109,623 138,831 175,610 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2010 2011 2012

2.1.3.2. Về hoạt động tín dụng

Thực hiện định hướng tăng trưởng vững chắc, quản lý tốt, coi trọng chất lượng cho vay, kiểm soát tốt nợ xấu. Đồng thời, tận dụng được cơ hội trong khủng hoảng khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hầu hết đều gặp khó khăn trong huy động vốn nên đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, giảm quy mô tăng trưởng cho vay thì Ngân hàng TMCP Quân Đội đã thu hút được rất nhiều khách hàng có chất lượng tốt từ các đối thủ cạnh tranh và trên thị trường, vì vậy mà trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Thương mại cổ phần quân đội tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)