Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Chợ Lớn (Trang 64)

2.4.2.1 Hạn chế

Thị phần của hoạt động thanh toán quốc tế còn khá nhỏ so với các chi nhánh khác trên địa bàn TP.HCM. Mặc dù chi nhánh đã quan tâm phát triển và hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế cũng như doanh số của hoạt động thanh toán quốc tế

đã phát triển qua các năm, thị phần của chi nhánh là vẫn còn dưới so với tiềm năng của nó.

Đã có một sự mất cân bằng lớn các thanh toán giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Số liệu thống kê cho thấy doanh số thanh toán xuất khẩu thấp hơn nhiều hơn so với thanh toán nhập khẩu. Sự mất cân bằng này gây rất nhiều khó khăn cho chi nhánh

để tìm kiếm nguồn ngoại tệđáp ứng nhu cầu thanh toán, bởi vì nguồn ngoại tệ chính

được dự kiến thu từ dòng tiền của xuất khẩu. Bên cạnh đó, trong 5 năm qua một số

khách hàng lớn đã chuyển sang thanh toán ở các ngân hàng khác khiến doanh số của chi nhánh đã giảm đáng kể.

Ngoài ra, NH Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn chưa mở rộng chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ngoài nhiều, nhiều khách hàng ở nước ngoài vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng vào Agribank nên họ thường yêu cầu phải có xác nhận của ngân hàng uy tín hoặc yêu cầu mở L/C tại ngân hàng khác. Đây là một thiệt thòi lớn cho chi nhánh trong hoạt động TTQT. Nếu có chi nhánh ở nước ngoài thì sẽ tăng uy tín của Agribank đồng thời cho phép việc triển khai nghiệp vụ thư tín dụng nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Hệ thống ngân hàng đại lý tuy đã phát triển về số lượng, nhưng mối quan hệ

hợp tác với Agribank chưa cao. Mạng lưới ngân hàng đại lý thời gian qua đã phát triển tương đối nhanh song vẫn còn nhỏ bé so với vị thế và tiềm năng của ngân hàng. Bên cạnh đó, Agribank chỉ xây dựng quan hệ tài khoản Nostro với một số

ngân hàng lớn (51 ngân hàng cho tất cả các loại ngoại tệ), do vậy nhiều giao dịch thanh toán đều phải qua ngân hàng trung gian vừa phí cao, vừa mất nhiều thời gian.

Giữa năm 2012, theo chỉ thị về việc sáp nhập của NHNN, Agribank Chợ Lớn

đã sáp nhập thêm chi nhánh Nam Hoa và 2 PGD trực thuộc. Tuy số lượng nhân viên khá đông nhưng hoạt động TTQT không có nhiều khởi sắc vì là chi nhánh cấp 1 nhưng chi nhánh Nam Hoa vẫn chưa chú trọng phát triển TTQT, chỉ nhận tiền từ

nước ngoài về chứ không phát sinh thanh toán xuất nhập khẩu do vậy trình độ

nghiệp vụ về TTQT của nhân viên còn rất hạn chế. Do vậy, chưa tận dụng hết tiềm năng và lôi kéo khách hàng doanh nghiệp thực hiện thanh toán tại chi nhánh.

Hiện nay theo quy định về quy trình nghiệp vụ TTQT trong hệ thống Agribank theo quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT ngày 15/12/2005 và quyết

định số 858/QĐ-NHNo-QHQT ngày 29/06/2007 của Tổng giám đốc NHNo & PTNT thì mô hình quản lý, quy trình TTQT trong hệ thống Agribank phân định trách nhiệm của hội sở và từng chi nhánh riêng biệt. Mỗi chi nhánh sẽ tự chịu trách nhiệm về hoạt động TTQT, thực hiện tất cả các nghiệp vụ TTQT từ chuyển tiền, nhận chứng từ, kiểm tra chứng từ và theo hướng dẫn của khách hàng thanh toán cho ngân hàng nước ngoài. Sau khi làm điện thanh toán, Sở giao dịch tại hội sở chính sẽ

kiểm tra điện thanh toán có đúng chuẩn điện hay chưa, nếu có sai sót hoặc gặp các trường hợp khác thường thì Sở sẽ thông báo chi nhánh và trả lại điện thanh toán để

chi nhánh kiểm tra lại. Sở giao dịch là khâu kiểm soát cuối cùng trong quy trình TTQT. Tuy nhiên với số lượng chi nhánh quá nhiều trong hệ thống Agribank, nhưng chỉ có một sở giao dịch với số lượng nhân viên hạn chế thực hiện kiểm tra

điện thanh toán và truyền điện đi sẽ khiến cho thời gian xử lý điện cho từng chi nhánh chậm lại và nhiều giao dịch không được kiểm tra cẩn thận sẽ dẫn đến sai sót làm ảnh hưởng đến uy tín của Agribank trong hệ thống ngân hàng quốc tế.

Trong năm 2012, Agribank đưa ra dự thảo quy trình TTQT mới. Với quy trình này, tất cả các giao dịch TTQT đều chuyển về SGD thực hiện, chi nhánh chỉ

nhận hồ sơ của khách hàng sau đó kiểm tra đầy đủ số lượng và fax lên SGD. Tuy nhiên các chi nhánh đều phản đối dự thảo quy trình mới này vì như vậy sẽ mất thời gian, tăng thêm chi phí giao dịch, nhân viên TTQT tại chi nhánh sẽ không được tận dụng, tạo thêm việc làm không cần thiết cho SGD, mất đi một khâu kiểm soát cuối cùng... như vậy điện thanh toán sẽ không chính xác, làm mất uy tín của Agribank.

2.4.2.2 Nguyên nhân

™ Nguyên nhân chủ quan

9 Từ 2010 đến nay, do bị hạn chế về hạn mức tín dụng nên chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tài trợ thương mại cho các khách hàng nhập khẩu hiện tại và phát triển các khách hàng mới. Bên cạnh đó, các chính sách hạn chế cho vay,

hạn chế mở L/C của hệ thống ngân hàng nông nghiệp đã khiến doanh số TTQT của chi nhánh giảm sút đáng kể so với các năm trước.

9 Phí thanh toán, chuyển tiền chưa phù hợp, chưa có tính cạnh tranh so với các NHTM khác. Với nền kinh tế khó khăn như hiện nay, các NHTM khác đều có chính sách ưu đãi về phí, tỷ giá đối với các doanh nghiệp có doanh số thanh toán lớn, trong khi Chi nhánh chưa có chính sách giảm phí, hỗ trợ cho doanh nghiệp vì vậy khó cạnh tranh được với các NHTM khác.

9 Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa hai bộ phận tín dụng và TTQT. Trong nhiều trường hợp khách hàng vay tại chi nhánh nhưng phải thực hiện TTQT qua ngân hàng khác do thiếu hạn mức tín dụng để mở L/C. Một số khách hàng có nhu cầu mở L/C nhưng không đủ yêu cầu cấp hạn mức tín dụng nên cũng không thể

thực hiện được ví dụ như vay để thực hiện thanh toán quốc tế nhưng chủ yếu là vay tín chấp, cầm cố lô hàng chưa đảm bảo, rủi ro cao nên chi nhánh không thể cho vay làm hàng.

9 Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa hai bộ phận tín dụng và TTQT. Hoạt

động kinh doanh ngoại tệ chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu thanh toán. Trong hệ thống Agribank, mỗi chi nhánh chỉ được giữ ngoại tệ trong hạn mức USD150,000.00, nếu vượt số dư trạng thái ngoại tệ phải bán lại cho hội sở chính, khi có nhu cầu thanh toán, hội sở chính sẽ bán lại cho chi nhánh. Song trên thực tế, do nguồn ngoại tệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

luôn ở trong trạng thái căng thẳng, khan hiếm nên khi nguồn cung ngoại tệ trở nên khó khăn, chi nhánh chỉ mua lại được ngoại tệ cho những mặt hàng thiết yếu như

dược phẩm, phân bón, lúa gạo… trong khi nhu cầu thanh toán cho các mặt hàng khác khá cao do vậy chi nhánh phải tự lo liệu về nguồn ngoại tệ, dẫn đến không cung cấp đủ ngoại tệ cho khách hàng, mất đi một lượng khách hàng tiềm năng.

9 Hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Đây là mảng hoạt động quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng, song chưa được thực sự quan tâm đầy đủ. Các sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chủ

yếu là các sản phẩm dịch vụ truyền thống, chưa đáp ứng được đòi hỏi của khách hàng và nhu cầu phát triển của thương mại trong quá trình hội nhập.

9 Ban lãnh đạo đã giao chỉ tiêu tìm kiếm khách hàng mới cho từng nhân viên TTQT, tuy nhiên do chưa đẩy mạnh công tác tiếp thị, giới thiệu sản phẩm nên khó thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng truyền thống vì vậy trong năm 2011, 2012 số lượng khách hàng không tăng nhiều so với các năm trước.

9 Chưa chú trọng công tác đào tạo nhân viên TTQT và chính sách thu hút khách hàng mới tại chi nhánh Nam Hoa mới sáp nhập. Đây là một chi nhánh lớn trên địa bàn quận 5 với dư nợ và khách hàng tín dụng khá nhiều nhưng chưa được quan tâm đúng mức do vậy doanh sớ TTQT tại đây còn rất thấp.

9 Hiện nay Agribank vẫn chưa áp dụng chương trình internet banking, thông qua internet khách hàng có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng, thanh toán chuyển tiền và theo dõi các giao dịch của doanh nghiệp mình bên cạnh đó hội sở

chính chưa thành lập thêm một sở giao dịch thứ hai tại khu vực miền nam để kiểm tra và giảm thiểu áp lực công việc, rủi ro cho hội sở chính

™ Nguyên nhân khách quan

Chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước:

9 Tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các NHTM trên địa bàn (vượt trần lãi suất huy động, phá vỡ thỏa thuận theo thống nhất với hiệp hội ngân hàng…). Ngoài ra, do tình hình kinh tế hiện nay gặp nhiều khó khăn, lãi suất tăng cao đã gây cản trở các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, hoạt

động thanh toán quốc tế cũng bịảnh hưởng không ít.

9 Bên cạnh đó, trong thời gian qua tỷ giá tăng, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong việc thanh toán tiền hàng và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ. Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của NHNN là tỷ giá thả nổi có

điều tiết của nhà nước do vậy trong nhiều trường hợp nó không phản ánh đúng quy luật cung cầu trên thị trường. Tỷ giá công bố của NHNN lúc thì cao hơn, tại một số

ngân hàng đồng bán ngoại tệ nhưng có thu thêm phí. Các doanh nghiệp thường chuyển ngoại tệ từ ngân hàng này sang ngân hàng khác có tỷ giá mua cao hơn.

9 Môi trường pháp lý thường xuyên thay đổi làm cho các doanh nghiệp chưa cập nhật kịp thời. Các văn bản, thông tư, hướng dẫn thực hiện không cụ thể

gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc nắm bắt các chủ trương chính sách của nhà nước.

Cạnh tranh giữa các NHTM:

Ngày càng nhiều NHTM, các chi nhánh, PGD thành lập trên cùng địa bàn đã tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Các NHTM thành lập ra sức lôi kéo khách hàng bằng các chiêu thức như giảm lãi suất, miễn phí một số dịch vụ chuyển tiền trong nước, tỷ giá cạnh tranh, sẵn sàng cung cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng TTQT từ đó đã lôi kéo một số lượng khách hàng của chi nhánh.

• Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, số lượng, xuất xứ tại các nước nhập khẩu đã tạo ra một rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta. Một số sản phẩm của nước ta khi xuất sang thị trường châu Ậu, Mỹ như

mặt hàng thuỷ sản, nông sản thường bị chậm thanh toán do không đáp ứng được các quy định về chât lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xuất phát từ phía khách hàng:

9 Một số doanh nghiệp chưa sử dụng sản phẩm của Agribank vì quan điểm cá nhân của họ Agribank là ngân hàng nhà nước, thủ tục còn rườm rà, sản phẩm dịch vụ không được đa dạng và đảm bảo như những ngân hàng cổ phần hiện nay, bên cạnh đó thái độ của nhân viên không tận tình, thiếu chuyên nghiệp, tỷ giá không cạnh tranh vả ít hỗ trợ cho nhu cầu vốn của họ nên đã cản trở nhiều khách hàng chọn Agribank để thanh toán.

9 Một số doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu nhưng thiếu kiến thức về

nghiệp vụ ngoại thương. Vài doanh nghiệp tư nhân làm việc theo kinh nghiệm. Khi thanh toán bằng tín dụng chứng từ họ phải gửi hợp đồng nhờ ngân hàng tư vấn làm yêu cầu mở L/C và kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu trước khi gửi cho ngân hàng

nước ngoài. Bên cạnh đó, trình độ thương thảo hợp đồng còn yếu, họ chưa được trang bị các kỹ năng đàm phán. Các doanh nghiệp nhỏ thường chịu bất lợi khi ký kết các điều khoản trong hợp đồng như điều khoản giao hàng, thanh toán…Một só doanh nghiệp nhập khẩu thường phải thanh toán trước thì đối tác mới giao hàng và phải chịu các loại phí phát sinh như bảo hiểm, vận chuyển…

9 Ngoài ra, thực lực tài chính của các doanh nghiệp còn yếu, hoạt động chủ

yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Đây là một trong những bất lợi khi lãi suất ngân hàng tăng cao, doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận được vốn vay. Trong số các doanh nghiệp mở L/C thanh toán thì có 2/3 là vay vốn ngân hàng và phải có hạn mức tín dụng để mở L/C. Nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng chiếm trên 70% nguồn vốn của các doanh nghiệp. Nó giúp cho các doanh nghiệp có nguồn vốn để xoay vòng, bù đắp lại nguồn vốn kinh doanh tạm thời bịứđọng do người mua chưa thanh toán để doanh nghiệp tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh.

KT LUN CHƯƠNG 2

Thông qua việc phân tích số liệu và những vấn đề thực tế, chương 2 đã trình bày những nội dung căn bản về thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 2008 đến nay, các phương thức thanh toán quốc tế và doanh số hoạt động tăng giảm theo xu hướng của nền kinh tế. Qua khảo sát khách hàng đã và chưa sử dụng dịch vụ TTQT tại chi nhánh, có thể thấy những ý kiến, quan điểm và sự hài lòng của họ đối với chi nhánh, nắm được nguyên nhân vì sao khách hàng chưa sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó nêu được những thành tựu, và hạn chế chủ yếu trong hoạt động thanh toán hàng xuất nhập khẩu của Agribank - chi nhánh Chợ Lớn, từđó phân tích những nguyên nhân chính làm ảnh hưởng đến thị phần hoạt động thanh toán quốc tế. Trên cơ sở những nguyên nhân này, chương 3 của luận văn sẽ đề cập đến hệ

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -CHI NHÁNH CHỢ LỚN

3.1 Một số định hướng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank-chi nhánh Chợ Lớn

3.1.1 Định hướng chung của Agribank – Chi nhánh Chợ Lớn

Thế kỷ 21, khi nước ta ngày càng mở cửa và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế

giới, đặc biệt là việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2006 thì hoạt động ngoại thương ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thị trường tài chính của nước ta cũng mở rộng hơn, ngày càng nhiều ngân hàng nước ngoài với kỹ năng quản trị hiện đại, trình độ

và công nghệ tiên tiến thành lập, bên cạnh đó, các ngân hàng trong nước cũng sáp nhập, hợp tác với nhau để cùng phát triển. Hòa cùng xu thế phát triển đó, Agribank cũng tựđổi mới và hoàn thiện hơn thông qua các sản phẩm dịch vụ chất lượng phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Agribank đã xây dựng chiến lược phát triển đến năm 2015 với mục tiêu xây dựng Agribank thành một NHTM chủ lực và hiện đại, hoạt động kinh doanh và có hiệu quả cao, an toàn, bền vững, tài chính lành mạnh, có kỹ thuật công nghệ cao, kinh doanh đa năng, mở rộng và phát triển các kỹ thuật, nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, chất lượng nguồn nhân lực và quản trị ngân hàng đạt mức tiên tiến, có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ tại Việt nam. Bên cạnh đó, mở rộng hoạt động tại các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và nâng cao uy tín trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Chợ Lớn (Trang 64)