Là ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam về thanh toán quốc tế nhiều năm qua, Vietcombank luôn cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất, giúp hoạt động thương mại của doanh nghiệp thông suốt. Là ngân hàng phục vụ dịch vụ thanh toán quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, được bình chọn là ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế tốt nhất Việt Nam trong nhiều năm liền.
9 Có mạng lưới đại lí rộng khắp thế giới là bao gồm hơn 1.250 ngân hàng,
định chế tài chính uy tín tại hơn 80 quốc gia trên thế giới.
9 Hệ thống công nghệ hiện đại thường xuyên được cập nhật theo tiêu chuẩn quốc tế.
9 Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng tư vấn cho doanh nghiệp tránh các rủi ro trong thanh toán quốc tế.
9 Với thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, kinh nghiệm lâu năm trong hoạt
động kinh doanh ngoại tệ, ngoài việc đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp, Vietcombank còn giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro trong hoạt
động ngoại hối bằng cách cung cấp đa dạng danh mục các sản phẩm, thiết kế các sản phẩm ngoại hối đặc thù, phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh và nguồn ngoại tệ của doanh nghiệp.
1.4.2 Bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam
9Mở rộng mạng lưới hoạt động: Có thể thấy rằng số lượng các NHTM ở
nước ta rất nhiều, mạng lưới rộng khắp trong cả nước, tuy nhiên lại tập trung chủ
yếu ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, hiệu quả hoạt động TTQT chưa cao. Bên cạnh đó, chỉ một vài ngân hàng thực sự mạnh về TTQT, có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, cần phải mở rộng mạng lưới quan hệ đại lý với những nước có quan hệ ngoại thương lớn với Việt Nam, từđó có thể giúp các doanh nghiệp trong nước biết được nhiều thông tin của đối tác thông qua ngân hàng nước họ.
9 Phát triển sản phẩm, dịch vụ: Các NHTM cần phải phát triển các sản phẩm TTQT truyền thống phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh và tập quán thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam nhưng phù hợp với thông lệ thương mại quốc tế.
Với đặc thù nước ta là một nước xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng dệt may, thuỷ sản, lúa gạo… chủ yếu sang những thị trường có tiêu chuẩn cao như Mỹ và thị
trường châu Âu, đòi hỏi sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu phải đáp ứng những tiêu chí của họ. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp VN thường gặp khó khăn về
vốn để làm hàng cũng như chưa xuất trình được BCT phù hợp để thanh toán… vì vậy các NHTM cần phải đưa ra các nhóm sản phẩm đồng bộ, hỗ trợ các doanh nghiệp bao gồm: quản lý vốn, tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
9 Tăng cường nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng: Nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào. Để hoạt động TTQT ngày càng phát triển mạnh mẽ thì nhân viên TTQT phải nắm vững quy trình, quy định,
điều kiện trong mua bán hàng hoá quốc tế. Do vậy, các NHTM phải thường xuyên mở các khoá đào tạo nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiêm của các ngân hàng nước ngoài như HSBC, Citibank cũng như có chế độ phúc lợi cho nhân viên tốt giúp cho chất lượng phục vụ khách hàng cao.
9 Nâng cao chất lượng dịch vụ: Các NHTM cần phải học tập ngân hàng nước ngoài về phong cách chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ TTQT. Từđó giúp các giao dịch được thực hiện nhanh chóng và chính xác, tạo được sự tin tưởng tuyệt
đối với khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh giữa các NHTM.
9 Xây dựng chính sách khách hàng: ngoài những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng hiện hữu và có quan hệ lâu dài, các NHTM phải có những chính sách rất hấp dẫn, cách thức tiếp cận khách hàng đối với những khách hàng tiềm năng thông qua việc tìm hiểu đầy đủ thông tin khách hàng trước khi tiếp thị và đưa ra những ưu đãi đặc biệt cho khách hàng. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền, tặng quà, khuyến mãi, giảm phí để thu hút khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thế kỷ 21, khi nước ta ngày càng mở cửa và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế
giới, đặc biệt là việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO vào năm 2006 thì hoạt động ngoại thương ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để giúp ngoại thương phát triển đòi hỏi hoạt
động thanh toán XNK của các ngân hàng thương mại ngày càng mở rộng và phát triển. Tuy nhiên trong quá trình hội nhập, các NHTM cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng và những khó khăn của nền kinh tế. Để có thểđánh giá một cách toàn diện hoạt động thanh toán XNK cũng như thị phần thanh toán XNK của các NHTM, đòi hỏi chúng ta phải nhìn nhận từ cơ sở lý luận. Trong chương 1 luận văn đã tập trung phản ánh các vấn đề cơ bản sau:
- Hệ thống hoá được những vấn đề cơ bản về hoạt động TTQT của NHTM: Khái niệm, vai trò, phương thức TTQT, các điều kiện trong thanh toán quốc tế và các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế.
- Các tiêu chí để đánh giá sự phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại.
- Kinh nghiệm phát triển hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại trên thế giới và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH CHỢ
LỚN
2.1 Giới thiệu sơ lược về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Chợ Lớn
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Agribank - Chi nhánh Chợ Lớn Chợ Lớn
Ngày 02/06/1998, Thống Đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quyết
định số 198/1998/QĐ-NHNN giao cho NHNN & PTNT Việt Nam thành lập chi nhánh Chợ Lớn. Trước đây NHNN & PTNT chi nhánh Chợ Lớn có tên là NHNN & PTNT Phú Giáo, toạ lạc tại 24 Phú Giáo, Phường 14, Quận 5, TP.HCM. Sau đó ngày 25/02/2002 Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNN&PTNT Việt Nam ra quyết định
đổi tên chi nhánh Phú Giáo thành NHNN & PTNT VN chi nhánh Chợ Lớn. Khoảng
đầu năm 2006, cơ sở làm việc được chuyển về số 43 Hải Thượng Lãn Ông, Phường 10, Quận 5 ,TP.HCM.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động
NHNN & PTNT chi nhánh Chợ Lớn có con dấu riêng, có bản cân đối tài khoản. Định hướng của ngân hàng là phát triển toàn diện dịch vụ ngân hàng. Coi trọng nguồn vốn trong nước, nghiêm chỉnh chấp hành luật nhà nước và những qui
định của ngành.
Chi nhánh Chợ Lớn có tổng cộng 147 nhân viên và 3 phòng giao dịch trong
đó gồm 97 nhân viên biên chế và 50 nhân viên hợp đồng, đội ngũ nhân viên của chi nhánh đa phần là cán bộ trẻ năng động, ham học hỏi, nhiệt tình trong công tác. Từ
năm 2012, Chi nhánh Chợ Lớn đã tiếp nhận thêm chi nhánh Nam Hoa và Phòng giao dịch Trần Bình Trọng làm tăng số lượng PGD của chi nhánh lên 5 và 1 chi nhánh cấp 2:
PGD Kỳ Hoà PGD Hoà Bình PGD Đông Chợ Lớn PGD Trần Hưng Đạo PGD Trần Bình Trọng
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Chợ
Lớn trong giai đoạn 2008-2012
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Chợ Lớn trong giai đoạn 2008-2012 Đơn vị: tỷđồng Chỉtiêu 2008 2009 2010 2011 2012 1/ Tổng nguồn vốn huy động 2,110 2,610 2,945 3,105 3,120 Nội tệ 1,520 1,786 1,981 2,012 2,168 Vàng (quy ra VNĐ) - - - 716 600 Ngoại tệ (quy ra VND) 590 824 964 377 352 2/ Tổng dư nợ 1,311 1,323 1,520 1,320 1,390 Nội tệ 1,296 1,286 1,462 1,285 1,370 Vàng quy đổi VNĐ Ngoại tệ: + quy đổi VNĐ 15 37 58 35 20 Nợ xấu 71.83 57 39 45 35
3/ Doanh số mua bán ngoại tệ
Doanh số mua (lũy kế, 1.000 USD) 12,198 30,525 26,177 16,980 15,701 Doanh số bán (lũy kế, 1.000 USD) 12,208 30,006 26,287 16,958 15,167 4/ Thanh toán quốc tế Thanh toán hàng xuất (lũy kế, 1.000 USD) 3,031 6,062 8,793 7,870 4,930 Thanh toán hàng nhập (lũy kế, 1.000 USD) 14,162 28,154 25,482 13,886 13,573 5/ Dịch vụ chi trả kiều hối 219 929 1,380 1,590 1,980
(lũy kế, 1.000 USD) 6/ Tổng thẻ 12,888 14,414 22,120 24,341 24,915 7/ Kết quả tài chính (lũy kế từđầu năm) Tổng thu nhập 385 425 420 440 352 Tổng chi (chưa lương) 326 334 300 360 302 Chênh lệch Thu-Chi chưa lương 59 91 120 80 50
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh Chợ Lớn từ năm 2008 đến 2012)
Trong hệ thống Agribank thì Chi nhánh Chợ Lớn là một trong những chi nhánh lớn mạnh nhất trên địa bàn TP.HCM. Từ ngày thành lập đến nay, chi nhánh
đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng toàn thểđội ngũ lãnh đạo và nhân viên luôn sát cánh, cùng nhau nỗ lực không ngừng để phát triển bền vững.
Qua báo cáo kết quả kinh doanh Agribank-Chi nhánh Chợ Lớn có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển trong những năm gần
đây. Cuối năm 2008, chi nhánh đã có thay đổi nhiều về nhân sựđặc biệt là ban giám
đốc đã khiến cho hoạt động kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực và đỉnh cao là năm 2010 về huy động vốn, thanh toán quốc tế và lợi nhuận của toàn chi nhánh.
• Về huy động vốn
Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động của Agribank Chợ Lớn trong 5 năm
Tổng nguồn vốn huy động 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 Năm T ỷ l ệ Vàng Ngoại tệ Nội tệ
Có thể thấy rằng nguồn vốn huy động ngày càng tăng trong vòng 5 năm qua (2008-2012), cao nhất là năm 2009 tăng 24% so với năm 2008, 1 năm sau khi thay đổi nhân sự và chiến lược kinh doanh của chi nhánh. Những năm gần đây, do tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn huy
động của chi nhánh không tăng nhiều. Do chính sách hạn chế cho vay nên huy động vốn là mục tiêu hàng đầu của chi nhánh. Thông qua các biện pháp đa dạng sản phẩm tiền gửi, tạo sản phẩm mới với lãi suất cạnh tranh, phát động phong trào thi
đua trong toàn chi nhánh…chi nhánh đã thu hút được nguồn vốn tiền gửi lớn từ các tổ chức và dân cư trên địa bàn TP.HCM. Trong tổng nguồn vốn huy động thì nguồn vốn nội tệ luôn chiếm đa số, chiếm gần 70% qua các năm. Do lãi suất đồng ngoại tệ
khá thấp cùng với việc bất ổn định của tỷ giá nên nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng không cao và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2011 và 2012 chi nhánh bắt
đồng huy động vàng và đã đạt được những kết quả nhất định.
• Về hoạt động tín dụng
Biểu đồ 2.2: Hoạt động tín dụng của Agribank Chợ Lớn trong 5 năm
Hoạt động tín dụng - CN Chợ Lớn giai đoạn 2008-2012 - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1 2 3 4 5 Năm T ỷ đồ n g Tổng dư nợ Nợ xấu
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank-CN Chợ Lớn từ 2008-2012)
Tổng dư nợ của chi nhánh tăng đều từ 2008 đến năm 2010. Tuy nhiên, năm 2011 thực hiện chính sách hạn chế cho vay ngoại tệ của Agribank Việt Nam
nhân tiếp cận nguồn vốn ngân hàng khiến tổng dư nợ năm 2011 giảm còn 1,320 tỷ đồng, năm 2012 là 1,390 tỷđồng, giảm 13% so với năm 2010. Bên cạnh nội tệ, tổng dư nợ ngoại tệ cũng giảm mạnh còn 20 tỷđồng vào cuối năm 2012.
Có thể thấy rằng, từ khi thay đổi đội ngũ lãnh đạo, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đã khởi sắc, cụ thể là nợ xấu đã giảm từ 71.83 tỷđồng vào năm 2008 xuống còn 35 tỷđồng vào cuối năm 2012.
• Về doanh số mua bán ngoại tệ
Có thể thấy rằng doanh số mua ngoại tệ và bán ngoại tệ của chi nhánh rất
đồng đều, số lượng mua ngang bằng với bán. Mua ngoại tệ bao gồm mua từ sở giao dịch Agribank và mua từ khách hàng xuất khẩu để bán cho khách hàng nhập khẩu. Tuy nhiên hiện nay chi nhánh chủ yếu mua ngoại tệ từ sở giao dịch và chưa mua
được nhiều từ khách hàng. Vì vậy trong những thời điểm khó khăn về ngoại tệ, không mua được từ SGD, chi nhánh thường khó đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng nhập khẩu.
• Về chi trả kiều hối và phát hành thẻ
Hoạt động chi trả kiều hối và phát hành thẻ của chi nhánh tăng mạnh từ
2008 đến 2012. Đây là kết quả của việc mở rộng hợp tác chi trả kiều hối từ Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia thông qua hệ thống Agribank. Với mức phí linh hoạt, thủ tục và thời gian nhận tiền nhanh chóng bên cạnh đó khách hàng nhận tiền không phải chịu phí nhận tiền đã thu hút nhiều kiều bào ở các nước liên kết gửi tiền kiều hối cho thân nhân thông qua hệ thống Agribank. Từ đó, doanh số kiều hối tăng mạnh từ USD219,000 năm 2008 lên USD1,980 năm 2012.
Bên cạnh đó, nhờ đẩy mạnh công tác marketing và giới thiệu thẻ tới các trường học, khu công nghiệp nên tổng số thẻ của chi nhánh cũng tăng nhanh đạt 24,915 thẻ, tăng 93% so với năm 2008.
• Về kết quả tài chính
Có thể thấy rằng năm 2010 là năm hoạt động kinh doanh của chi nhánh
đạt kết quả cao nhất. Đây là kết quả của việc Agribank mở rộng cho vay đồng nội tệ, ngoại tệ cũng như thực hiện chính sách giảm lãi suất cho vay phát triển nông
nghiệp nông thôn và một số mặt hàng thiết yếu theo chỉ đạo của ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ đó thúc đẩy các hoạt động khác của ngân hàng phát triển như
thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ…Do vậy thu nhập của chi nhánh cũng tăng lên
đáng kể. Chênh lệch thu – chi chưa lương cao nhất là năm 2010 đạt 120 tỷđồng, hệ
số lương của nhân viên là 1.93. Tuy nhiên năm 2011 và 2012 do chính sách hạn chế
cho vay của Agribank cũng như lãi suất cho vay tăng mạnh đã khiến cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh giảm đáng kể, đạt 50 tỷđồng vào 2012, giảm 58% so với năm 2010.
Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận hoạt động của Agribank Chợ Lớn trong 5 năm
Lợi nhuận hoạt động-CN Chợ Lớn 0 20 40 60 80 100 120 140 2008 2009 2010 2011 2012 Năm T ỷ đồ ng
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Agribank-CN Chợ Lớn từ 2008-2012)
2.2 Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Agribank - Chi nhánh Chợ Lớn trong giai đoạn từ 2008-2012 Chợ Lớn trong giai đoạn từ 2008-2012
2.2.1 Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế
Thứ nhất, các quy định và thông lệ về thanh toán quốc tế do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) ban hành còn hiệu lực:
• Các quy tắc và thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ, bản sửa
đổi năm 2007, số xuất bản 600 (UCP 600)
• Các quy tắc thống nhất về nhờ thu, bản sửa đổi năm 1995, số xuất bản 522 (URC 522)
• Các quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo Tín dụng chứng từ, số xuất bản 725 (URR 725)
• Các điều kiện thương mại quốc tế do Phòng thương mại quốc tế
ICC ban hành, xuất bản 2010 (INCOTERMS 2010)
Thứ hai, các quy định của pháp luật, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
• Pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11 ban hành ngày 13/12/2005 của Uỷ ban thường vụ quốc hội.
• Nghịđịnh số 160/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2006 của Thủ
tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh ngoại hối và