Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cấu thành nên hàng tồn kho, do đó kế toán nguyên vật liệu phải tuân thủ theo chuẩn mực kế toán hàng tồn kho.
Hàng tồn kho được tính theo giá gốc trị giá thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế, trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Để có thể theo dõi sự biến động của NVL trên các loại sổ kế toán khác nhau (cả sổ chi tiết và sổ tổng hợp) và tổng các chỉ tiêu kinh tế có thể liên quan tới NVL Công ty cần phải thực hiện tính giá NVL. Tính giá NVL là phương pháp kế toán dùng thước đo tiền tệ để thể hiện trị giá của nguyên vật liệu nhập – xuất và tồn kho trong kỳ. Nguyên vật liệu của Công ty có thể được tính giá thực tế hoặc giá hoạch toán.
Giá thực tế của NVL nhập kho được xác định tùy theo từng nguồn nhập, từng lần nhập, cụ thể như sau:
Đối với NVL mua ngoài:
Trị giá thực tế NVL mua ngoài nhập
kho
=
Giá mua ghi trên hoá đơn (cả thuế nhập khẩu nếu có) + Chi phí thu mua (kể cả hao hụt trong định mức) - Các khoản giảm trừ
Đối với NVL tự chế tạo:
Giá thực tế của NVL chế
tạo =
Giá thực tế NVL
xuất đi chế tạo +
Các chi phí chế biến phát sinh
Đối với NVL thuê ngoài, gia công chế tạo:
Chương 2: Cơ sở lý luận
GVHD: Th.S Võ Thị Minh Giá thực tế của
NVL thuê ngoài gia công, chế tạo
=
Giá thực tế NVL xuất thuê ngoài gia công
chế tạo + Chi phí vận chuyển NVL đến nơi chế tạo (chở về) + Tiền thuê ngoài gia công, chế tạo
Đối với nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, góp cổ phần:
Giá thực tế của NVL nhận góp vốn liên doanh,
góp cổ phần
=
Giá thỏa thuận các bên tham gia góp
vốn
+ Chi phí liên quan (nếu có)
Giá trị phế liệu nhập kho = Giá tạm tính trên thị trường (hoặc giá ước tính của DN)