Phương pháp kế toán

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TIẾN THỊNH (Trang 55)

TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Công dụng: Phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá thường xuyên, liên tục của hàng tồn kho công ty.

Kết cấu:

TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho được hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán trong kỳ.

- Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ.

Số dư: Giá trị dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện có cuối kỳ.

Chương 2: Cơ sở lý luận

GVHD: Th.S Võ Thị Minh

TK 159

Sơ đồ 2.9: Sơ đồ hạch toán tổng quát dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 2.2.4. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong kế toán nguyên vật liệu

Để tiến hành ghi chép sổ sách và xác định giá trị vật liệu nhập, xuất, tồn kho,kế toán nguyên vật liệu có thể áp dụng một trong các hình thức ghi sổ kế toán. Mỗi hình thức có một hệ thống sổ sách riêng, cách thức hạch toán riêng. Để vận dụng một cách có hiệu quả, doanh nghiệp phải căn cứ vào trình độ của nhân viên kế toán để lựa chọn và áp dụng một hình thức sổ kế toán cho phù hợp.

Có bốn hình thức ghi sổ kế toán sau: - Hình thức kế toán Nhật ký chung - Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái - Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ - Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ

2.2.4.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung

Hình thức nhật ký chung được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp có quy mô lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng máy vi tính vào trong công tác kế toán.

Sử dụng nhật ký chung để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh theo thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản,sau đó sử dụng số liệu ở sổ nhật ký chung để ghi sổ cái các tài khoản liên quan.

TK 632 TK 632

Số dự phòng mới nhỏ hơn số đã lập

Số dự phòng mới lớn hơn số đã lập

Sơ đồ 2.10: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chung Ghi chú:

: Ghi hằng ngày hoặc định kỳ : Ghi cuối kỳ

: Đối chiếu, kiểm tra

2.2.4.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Hình thức này thích hợp với các đơn vị sự nghiệp và ở những doanh nghiệp nhỏ sử dụng ít tài khoản kế toán.

Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào một quyển sổ gọi là Nhật ký-Sổ cái. Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đó kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống. Tất cả các tài khoản mà doanh nghiệp

Sinh viên: Luyện Thị Ngân – MSSV: 11012903 – Lớp: DHKT7ATH 38

Chứng Từ Gốc

Sổ Nhật Ký Chung Sổ Nhật Ký Đặc

Biệt Sổ, Thẻ Kế ToánChi Tiết

Bảng Tổng Hợp Chi Tiết Sổ Cái

Bảng Cân Đối Số Phát Sinh

Báo Cáo Tài Chính

Chương 2: Cơ sở lý luận

GVHD: Th.S Võ Thị Minh

sử dụng được phản ánh cả hai bên nợ và có trên cùng một vài trang sổ. Căn cứ ghi vào sổ là ghi một dòng vào nhật ký sổ cái.

Sơ đồ 2.11: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký – Sổ cái

Ghi chú:

: Ghi hằng ngày hoặc định kỳ : Ghi cuối kỳ

: Đối chiếu, kiểm tra

2.2.4.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng máy tính. Tuy nhiên, việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị chậm trễ nhất là trong điều kiện thủ công.

Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh ở các Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán

cùng loại

Sổ quỹ Sổ, thẻ kế toán chi

tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Nhật ký – Sổ cái

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.

Chứng từ ghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:

- Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;

- Sổ Cái;

- Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.

2.2.4.3.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh.

Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập Báo cáo tài chính.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phỏt sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.

Sinh viên: Luyện Thị Ngân – MSSV: 11012903 – Lớp: DHKT7ATH 40

Chứng từ kế toán

Sổ quỹ chứng từ kế toánBảng tổng hợp cùng loại

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Chương 2: Cơ sở lý luận

GVHD: Th.S Võ Thị Minh

Sơ đồ 2.12: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ Ghi chú:

: Ghi hằng ngày hoặc định kỳ : Ghi cuối kỳ

: Đối chiếu, kiểm tra

Ưu điểm: mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán

- Nhược điểm:

+ Số lượng ghi chép nhiều, thường xuyên xảy ra hiện tượng trùng lặp CHỨNG TỪ GHI SỔ

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Sổ cái hợp chi tiếtBảng tổng

Bảng cân đối số phát sinh

Hình thức này thích hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công, dễ chuyên môn hoá cán bộ kế toán tuy nhiên đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phải cao. Mặt khác, nó không phù hợp với việc sử dụng kế toán máy.

Theo hình thức này, các nghiệp vụ kế toán phát sinh dược phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào nhật ký chứng từ, cuối tháng tổng hợp số liệu từ các sổ nhật ký chứng từ vào sổ cái tài khoản.

Sơ đồ 2.13: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - Chứng từ Ghi chú:

: Ghi hằng ngày hoặc định kỳ : Ghi cuối kỳ

: Đối chiếu, kiểm tra

2.2.4.5. Hình thức kế toán trên máy vi tính

toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Sinh viên: Luyện Thị Ngân – MSSV: 11012903 – Lớp: DHKT7ATH 42

Chứng từ kế toán và các bảng phân bổ NHẬT KÝ CHỨNG TỪ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng kê Sổ cái

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợp chi tiết

Chương 2: Cơ sở lý luận

GVHD: Th.S Võ Thị Minh 2.2.4.5.1. Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính

Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.

Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính:

Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

2.2.4.5.2. Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký- Sổ Cái...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy.

Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. PHẦN MỀM KẾ TOÁN Chứng từ kế toán SỔ KẾ TOÁN: Sổ tổng hợp Sổ chi tiết

Sơ đồ 2.14: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán trên máy vi tính Ghi chú:

: Ghi hằng ngày hoặc định kỳ : Ghi cuối kỳ

: Đối chiếu, kiểm tra

Chương 3: Thực trạng kế toán NVL

GVHD: Th.S Võ Thị Minh

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TIẾN THỊNH

3.1. Tổng quan chung về Công ty TNHH xây dựng Tiến Thịnh

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Xây Dựng Tiến Thịnh

3.1.1.1. Tên Công ty, địa chỉ

- Tên tiếng việt: Công ty TNHH xây dựng Tiến Thịnh - Mã số thuế: 2800670568

- Trụ sở chính : 107 Phố Tây Ga – Phường Phú Sơn - TP.Thanh Hóa - Điện thoại : 0373.952.871

- Fax :

- Web site : ctytienthinhtha@yahoo.com.vn

- Email: tienthinh107@gmail.com

- Số tài khoản : 2638494900 tại Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Thanh Hóa

3.1.1.2. Quyết định thành lập

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2800670568 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 20/12/2001

3.1.1.3. Vốn điều lệ

- Vốn điều lệ : 10.000.000.000 đồng

3.1.1.4. Tình hình tài chính của công ty TNHH xây dựng Tiến Thịnh

Bảng 3.1 : Tình hình tài chính của Công ty qua hai năm 2013 và năm 2014

TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

1 Tổng Tài Sản 30.941.289.453 35.948.473.134 2 Tài Sản Ngắn Hạn 25.992.543.825 28.646.293.839 3 Tài Sản Dài Hạn 4.948.745.628 7.302.179.295 4 Nợ Ngắn Hạn 13.593.540.810 12.661.724.029 5 Nợ Dài Hạn 3.239.000.000 1.270.000.000 6 Tổng Nợ Phải Trả 16.832.540.810 13.931.724.029 7 Chi phí bán hàng 0 0

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 489.859.950 1.000.954.300 9 Tổng doanh thu Bán hàng và CC dịch vụ 20.578.277.879 35.095.667.545 10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.533.632.643 3.874.252.547

Qua bảng trên ta nhận thấy:

Tài sản năm 2014 tăng 5.007.183.680đ so với năm 2013, tương ứng tăng 13,929%.

Nợ ngắn hạn năm 2014 giảm 931.816.790đ so với năm 2013, tương ứng giảm 6,855%.

Nợ dài hạn năm 2014 giảm 1.969.000.000đ so với năm 2013, tương ứng giảm 60,790%.

Doanh thu năm 2014 tăng 14.517.389.666đ so với năm 2013, tương ứng tăng 41,365% so với năm 2013

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2014 tăng 1.340.619.904, tương ứng tăng 34,603% so với năm 2013.

Lợi nhuận trước thuế năm 2014 tăng 1.310.619.904 so với năm 2013, tương ứng tăng 33,829%.

Lợi nhuận sau thuế năm 2014 tăng 982.964.927đ so với năm 2013, tương ứng tăng 33,829%

3.1.1.5. Mục tiêu, nhiệm vụ định hướng phát triển của công ty 3.1.1.5.1. Mục tiêu 3.1.1.5.1. Mục tiêu

Duy trì và phát triển cơ sở vât chất, kỹ thuật từng bước hiện đại hóa trang thiết bị.

Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Khai thác, tận dụng triệt để trang thiết bị và nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất để phục vụ tốt nhất cho quá trình kinh doanh của công ty. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Đảm bảo thực hiện chiến lược kinh doanh lâu dài, giữ uy tín với KH. Việc tiêu thụ sản phẩm và thu hồi vốn phải tiến hành song song.

Tạo điều kiện cho nhân viên đang làm việc tại công ty có cơ hội phát triển bản thân và nâng cao năng lực quản lý.

Tập thể cán bộ, CNV làm việc năng động nhiệt tình không ngừng sang tạo nỗ lực xây dựng và phát triển công ty.

3.1.1.5.2. Nhiệm vụ:

Các kế hoạch và mục tiêu của công ty vạch ra đảm bảo hoàn thành đúng thời gian và đạt hiệu quả cao.

Luôn tuân thủ nghiêm chỉnh các chính sách kinh tế và pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với đất nước. Giữ vững định hướng của đảng và nhà nước về mặt đường lối, tuân thủ luật pháp kinh doanh, đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho người lao

Chương 3: Thực trạng kế toán NVL

GVHD: Th.S Võ Thị Minh

động, trung thành tuyệt đối với quyền lợi tập thể.

Luôn cải thiện điều kiện làm việc, đời sống vạt chất lẫn tinh thần, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, CNV bằng những biện pháp cao nhất để phát huy năng lực sáng tạo tối đa của những tài năng trong đơn vị.

Đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn an ninh trính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo mối quan hệ tốt đối với chính quyền và nhân dân địa phương nơi đơn vị kinh doanh.

3.1.1.5.3. Định hướng phát triển:

Dựa trên những dự báo về tiềm năng phát triển của nền kinh tế nói chung và nghành xây dựng nói riêng trong những năm tới, định hướng phát triển nghành xây dựng cùng với đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và vị thế của mình, công ty CP TNHH xây dựng Tiến Thịnh đã xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong năm tới là xây dựng và phát triển công ty trở thành doanh nghiệp xây lắp hàng đầu việt nam, làm chủ được các công nghệ xây dựng tiên tiến, kỹ thuật phức tạp, song song với duy trì

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TIẾN THỊNH (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w