Phân tán rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giá rai, tỉnh bạc liêu (Trang 67)

* Bảo hiểm tín dụng

‘‘Bảo hiểm’’ là một khái niệm thường gặp dùng để chỉ một trong những

biện pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín dụng cũng là một biện

pháp quan trọng nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân

hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: bảo hiểm

cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay.Do đặc điểm sản

xuất nông nghiệp luôn chứa đựng nhiều rủi ro do thiên tai, bệnh dịch nên gây thiệt hại đến năng suất là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc mua bảo

hiểm cho cây trồng vật nuôi là điều hết sức cần thiết, nó giúp cho người dân

phòng ngừa được rủi ro trong sản xuất đồng thời cũng góp phần hạn chế được

rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

* Lập quỹ dự phòng rủi ro

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc xảy ra rủi ro tín dụng là

điều không thể tránh khỏi, nhưng bằng cách nào để ngăn chặn và hạn chế tối

thiểu những thiệt hại do rủi ro gây ra là vấn đề cần phải quan tâm. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro mà bắt kỳ

ngân hàng nào cũng thực hiện. Trong những năm qua, chi nhánh trích lập cho

quỹ dự phòng còn thấp so với những khoản vay đầy rủi ro tại địa phương, do vậy trong những năm tiếp theo ngân hàng nên nâng mức dự phòng này lên để

có thể bù đắp những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra và cũng để đảm bảo

hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

* Cho vay đồng tài trợ

Trên thực tế, có những doanh nghiệp có nhu cầu vay nguồn vốn lớn mà ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án

lớn, khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cũng nhau liên kết để thẩm đinh dự án, cho vay và chia sẽ rủi ro đảm bảo

quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. Đây là một hình thức tín dụng chưa thực sự

phổ biến đối với các NHTM Việt Nam. Một phần do sự phức tạp của hình thức này, một phần còn do vướng mắc trong việc thỏa hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm trong khi liên kết. Đây cũng chính là nhược điểm

của biện pháp này. Nhưng nếu ngân hàng áp dụng được biện pháp này thì đây

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 6.1. KẾT LUẬN.

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đây cũng là lĩnh vực kinh doanh chứa

nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ có thể tác động và

ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, xa

hơn nó có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Cũng chính vì thế mà quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề khó khăn nhưng rất cần thiết. Đặt biệt đối với các NHTM thì thu nhập chính và chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, hoạt động chiếm đến 70% - 90% thu nhập ngân hàng. Và đương nhiên ở mỗi ngân hàng luôn có một tỷ lệ rủi ro nhất định nhưng làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể là điều

mà mỗi ngân hàng đã và đang phấn đấu hàng ngày để đạt được. Đề tài đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tín dụng cũng như có đề cập đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại

chi nhánh. Với mọi nổ lực nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng trong thời gian qua cho thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai đã làm việc tích cực, không ngừng nghỉ

mới đạt được kết quả khả quan như hôm nay. Tình hình được thể hiện ở các

mặt như sau:

- Nguồn vốn huy động ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng cao. - Dư nợ cho vay năm sau cao hơn năm trước và cũng tăng trưởng với

tốc độ cao.

- Nợ quá hạn tại chi nhánh cũng chựng lại và có xu hướng giảm. Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai, từ việc đưa ra các

giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, tập trung xử lý những

tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro… các công tác này đã góp phần hạn chế và kiểm soát rủi ro tín

dụng tại chi nhánh.

Bên cạnh đó, tuy trong những năm qua kinh tế địa phương tăng trưởng tương đối ổn định nhưng cũng gặp không ít khó khăn và thách thức như giá vàng, giá xăng dầu và các mặt hàng nông sản không ổn định,… thêm vào đó là

tình hình thời tiết, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cây trồng diễn biến phức

khăn nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của toàn thể cán bộ viên chức cùng với sự ủng hộ, quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng NN&PTNT tỉnh

Bạc Liêu, chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Giá Rai đã hoàn thành tốt

nhiệm vụ của mình và luôn phấn đấu để đạt kết quả tốt hơn trong những năm

tới.

6.2. KIẾN NGHỊ.

6.2.1. Đối với chi nhánh.

- Củng cố và phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua: lợi

nhuận, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và vốn huy động. Hạn chế

cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của những khách hàng là người thân quen để

tránh sự gian lận hoặc ý kiến chủ quan trong công tác thẩm định.

- Với những khoản vay có mức tín dụng cao thì ngoài cán bộ tín dụng

phụ trách hồ sơ, cần phải có thêm trưởng phòng quản lý tín dụng hoặc giám đốc chi nhánh cùng thàm gia kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh và thẩm định

hồ sơ để đảm bảo cho khoản vay có thể thu hồi.

- Chi nhánh cần tiếp tục chú trọng hơn nữa công tác xử lý nợ quá hạn và nợ tồn đọng trong những năm tới.

- Đẩy nhanh tốc độ tăng thu, giảm chi, triệt để tiết kiệm để tạo được lợi

nhuận tối đa, tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro lớn để xử lý nợ tồn đọng,

giảm rủi ro xảy ra cho ngân hàng.

- Chi nhánh cần có chính sách phân công khối lượng công việc cho cán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bộ tín dụng phù hợp, tránh trạng thái quá tải, vì địa bàn quản lý rộng và tình hình giao thông không thuận tiện cho cán bộ tín dụng giám sát, theo dõi, đánh

giá khách hàng của mình.

- Tạo quyền lợi, ban hành chính sách ưu đãi đối với cán bộ tín dụng về

thu nhập, phương tiện đi lại, đảm bảo an toàn. Thường xuyên quan tâm tới

việc nâng cao trình độ, rèn luyện đạo đức, động viên khen thưởng kịp thời để

cán bộ tín dụng làm tốt hơn nữa công việc của mình.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc, mở rộng mặt bằng để

tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn.

- Để tránh trường hợp khách hàng bị tai nạn hoặc bệnh bất ngờ dẫn đến

việc khách hàng bị giảm hay mất khả năng trả nợ, ngân hàng có thể đề nghị

khách hàng mua bảo hiểm trước khi vay. Như vậy khi rủi ro xảy đến, ngân

6.2.2. Đối với chính quyền địa phương.

- Có chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tạo điều kiện

cho ngân hàng tìm hiểu, tiếp cận và tiếp xúc với người dân địa phương nhằm

giới thiệu và hướng dẫn người dân về hoạt động của ngân hàng.

- Cần có những biện pháp chỉ đạo thiết thực cho các ngành, các cấp kết

hợp với ngân hàng thực hiện các giải pháp tích cực thúc đẩy kinh tế người dân trên địa bàn.

- Khẩn trương tiến hành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,

quyền sỡ hữu nhà ở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhận thế chấp, xác định

giá trị thế chấp phục vụ công tác cho vay của ngân hàng.

- Chỉ đạo các ban, ngành có liên quan tích cực hơn nữa trong việc phối

hợp với ngân hàng thu hồi nợ.

6.2.3. Đối với ngân hàng cấp trên.

- Hiện tại chi nhánh chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân, ngân hàng cấp trên nên có chính sách hỗ trợ vốn cho chi nhánh, đặc biệt là vốn

trung, dài hạn để ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng đáp ứng triệt để nhu cầu

vốn của khách hàng.

- Cần xóa bỏ tình trạng vay vốn thông qua trung gian đầu mối, vì sẽ làm méo mó dòng chảy vốn đầu tư, cũng như sai định hướng. Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam nên có cơ chế bù đắp rủi ro và khuyến khích các ngân

hàng chủ động cho vay trực tiếp, cần có khung lãi suất riêng đối với đối tượng vay để tạo điều kiện trả nợ cũng như định hướng phát triển cho các đối tượng

của ngân hàng.

- Cải tiến kỹ thuật nghiệp vụ, đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi an toàn, thủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2007, Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Đại học Cần Thơ.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2006, Quản trị ngân hàng

thương mại, Đại học Cần Thơ.

3. Hồ Trung Tấn (2009), Luận văn tốt nghiệp, Phân tích rủi ro tín dụng

tại Ngân hàng NN&PTNT huyện Đầm Dơi - tỉnh Cà Mau, Trường Đại học

Cần Thơ.

4. Phạm Vĩnh Phúc (2008), Luận văn tốt nghiệp, Phân tích rủi ro tín

dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ, Trường Đại học Cần Thơ.

5. Lê Thị Như Ý (2008), Luận văn tốt nghiệp, Phân tích tình hình tín dụng và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT huyện

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giá rai, tỉnh bạc liêu (Trang 67)