Trên cơ sở chiến lượt kinh doanh của Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam,
Ngân hàng NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu cùng với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu, chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Giá Rai đã đưa
ra mục tiêu phấn đấu trong năm tới như sau: tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động tăng thêm 20% so với năm trước, tổng dư nợ tăng thêm 15% so với năm trước, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định.
Nhìn chung, các mục tiêu mà ngân hàng hướng đến trong năm 2014 là tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn của cán bộ ngân hàng mà đặt biệt là cán bộ tín dụng. Song song với đó là đa
dạng hóa các dịch vụ tài chính, nâng cấp cơ sở hạ tầng, giúp người dân có thể
tiếp cận đến nguồn vốn vay và các dịch vụ của ngân hàng một cách tiện lợi,
Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN
GIÁ RAI.
4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NN&PTNT CHI NHÁNH HUYỆN GIÁ RAI.
* Tình hình cho vay:
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác
tín dụng. Nếu ngân hàng có nguồn vốn mạnh thì doanh số cho vay có thể cao hơn nhiều lần so với các ngân hàng có nguồn vốn nhỏ. Do bản chất của hoạt động tín dụng là ‘‘đi vay để cho vay’’, vì thế với nguồn vốn huy động được
trong mỗi năm ngân hàng cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn
vốn đó thật hiệu quả nhằm tránh tình trạng ứ đọng vốn. Qua bảng số liệu (4.1) sau đây, trong giai đoạn năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014, hoạt động cho vay
của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai có những bước tiến triển
tích cực. Theo số liệu thì DSCV của chi nhánh trong giai đoạn đang xét tăng và tăng nhanh khi bước sang năm 2012, cụ thể DSCV tăng 181.895 triệu đồng (tương ứng 21,24 %) so với năm 2011, đến năm 2013 tăng so với năm 2012 là 4.070 triệu đồng, tương ứng 0,39%. Tính đến đầu năm 2014 hoạt động cho
vay của ngân hàng vẫn trên đà tiến triển thuận lợi, cụ thể tăng 1.969 triệu đồng (tương ứng 0,41%) so với 6 tháng năm 2013.
Kết quả DSCV tăng qua các năm là do nền kinh tế ngày càng phát triển,
nhu cầu tiêu dung trong nước và nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất trong nước ngày càng tăng, đòi hỏi mở rộng thêm quy mô sản xuất nên ngày càng có nhiều cá nhân và tổ chức tham gia sản xuất kinh tế, làm cho nhu cầu về vốn ngày càng tăng. Vì thế làm cho DSCV của ngân hàng liên tục tăng nhanh
trong những năm qua. Bên cạnh đó là do uy tín mà ngân hàng đã xây dựng từ xưa đến nay bằng nổ lực hết mình tạo niềm tin cho khách hàng chọn ngân hàng là điểm đến. Nhìn chung, DSCV của ngân hàng tăng là do tại chi nhánh đối tượng cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; hộ sản xuất, cá
nhân. Trong những năm gần đây nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, ưu tiên phát triển mở rộng sản xuất cho các doanh nghiệp của tỉnh, đã thu hút các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất và ngày càng xuất hiện nhiều các doanh nghiệp mới, làm cho nhu cầu vay vốn ngày càng
Bảng 4.1. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6t2014/6t2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng
2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 856.571 1.038.466 1.042.536 477.385 479.354 181.895 21,24 4.070 0,39 1.969 0,41 Doanh số thu nợ 817.565 1.000.161 1.017.284 475.212 476.682 182.596 22,33 17.123 1,71 1.470 0,31
Dư nợ 282.591 320.896 346.148 323.069 348.820 38.305 13,55 25.252 7,87 25.751 7,97
Bên cạnh đó, do nền kinh tế nước ta trong những năm qua đã đẩy nhanh
quá trình mở cửa hội nhập, đầu ra cho hàng hóa sản xuất trong nước ngày càng lớn vì vậy càng khuyến khích gia tăng sản xuất trong nước. Dựa vào lợi thế đó
mà các doanh nghiệp trong tỉnh mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất trên nhiều
lĩnh vực nên đã làm cho nhu cầu vốn tăng nhanh hơn. Và Ngân hàng
NN&PTNT là ngân hàng thương mại lớn có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh
tiền tệ, với khả năng tài chính mạnh nên luôn là điểm đến của các khách hàng lớn. Chính vì vậy mà DSCV của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá
Rai tăng trong những năm gần đây.
Tóm lại, hoạt động cho vay của ngân hàng trong giai đoạn đang xét nhìn chung là tốt nhưng để biết được ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn huy động có
hiệu quả hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tình hình thu nợ, nợ xấu,…thì mới khẳng định được. Các yếu tố đó sẽ lần lượt trình bày ở
những phần sau.
* Tình hình thu nợ:
Khi xem xét tình hình cho vay của ngân hàng ta chỉ biết được số lượng
và quy mô cho vay của ngân hàng chứ chưa phản ánh được hiệu quả của hoạt động tín dụng của ngân hàng vì hiệu quả của hoạt động tín dụng còn được thể
hiện ở việc thu hồi nợ vay của ngân hàng vì một trong những nguyên tắc của
tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn quy định đã thõa thuận. Do đó, qua bảng số liệu (4.1) ta sẽ tìm hiểu về tình hình thu nợ của ngân hàng để thấy được công tác thu nợ của ngân hàng trong giai
đoạn năm 2011 – 6 tháng đầu năm 2014. Nhìn chung, tình hình thu nợ tại ngân hàng trong giai đoạn diễn ra khá tốt, DSTN trong giai đoạn tăng nhất là tăng
nhanh ở năm 2012. Cụ thể, tăng 182.596 triệu đồng tương đương 22,33% so với năm 2011. Đến năm 2013 tăng so với năm 2012 là 17.123 triệu đồng tương ứng 1,71%. Tính đến 6 tháng đầu năm 2014 tình hình thu nợ đã tăng
1.470 triệu đồng tương ứng 0,41% so với 6 tháng đầu năm 2013.
DSTN tăng một mặt là do nền kinh tế địa phương đã có những chuyễn
biến tích cực, sản xuất ổn định, các dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời giúp người dân yên tâm sản xuất, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị, các cá nhân. Bên cạnh đó, phải kể đến năng lực của cán bộ tín dụng, không những nổ lực trong việc mở rộng tín
dụng, tìm kiếm thị trường để tăng doanh số cho vay mà còn trong công tác thẩm định hồ sơ vay nợ, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng khi vay nợ ngân hàng. Trong vài năm gần đây, ngân hàng cũng đã chọn lọc
cho hiệu quả hoạt động thu nợ tăng lên. Giống như DSCV, DSTN của ngân hàng tăng chủ yếu nhờ sự gia tăng của thu nợ các đối tượng vay nợ đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ sản xuất. Đây là hai đối tượng mang
lại nguồn lợi lớn cho ngân hàng, doanh số vay nợ cao và doanh số trả nợ cũng cao. Các đối tượng này luôn mong muốn trả nợ để có thể tiếp tục hợp tác cùng ngân hàng, khả năng tài chính lớn nên việc trả nợ cũng đúng hạn. Bên cạnh đó
do ngân hàng cũng rất thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng, thường chọn
các doanh nghiệp, hộ sản xuất có uy tín, có phương án kinh doanh rõ ràng, cụ
thể đầu tư tín dụng để cho vay, nên công tác thu nợ cũng dễ dàng hơn nhiều so
với các đối tượng khác. Đồng vốn ngân hàng đầu tư vào hai đối tượng này thì khả năng sinh lời là rất cao. Tuy DSTN của ngân hàng tăng trong giai đoạn đang xét, nhưng vẫn còn thấp hơn so với DSCV, chưa kể đến những khoản nợ
vay của năm trước chuyển qua. Nguyên nhân là vì có những món nợ vay phát sinh vào cuối mỗi năm phải để qua năm sau mới thu được. Ngoài ra, vẫn còn những món nợ được ngân hàng cho gia hạn nợ, chuyển qua nợ khoanh, chuyển
thành nợ xấu ở các nhóm nợ 3,4,5 do đó làm cho nguồn thu nợ giảm.
*Tình hình dư nợ:
Dư nợ cho vay có thể được hiểu là hệ số giữa doanh số cho vay và thu nợ. Như vậy, chỉ tiêu dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng
chưa thu hồi về. Dư nợ cho vay là chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô HĐTD trong từng thời kỳ. Đây là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến HĐTD của ngân hàng. Tuy nhiên, việc phân tích dư nợ kết hợp với nợ xấu sẽ
cho phép ta phản ánh chính xác hơn về hiệu quả HĐTD của ngân hàng. Nhìn chung, các NHTM có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng. Trong giai đoạn năm 2011 – 6 tháng
năm 2014, nhìn chung dư nợ tăng qua các năm, cụ thể dư nợ năm 2012 tăng
38.305 triệu đồng tương ứng 13,55% so với năm 2011, năm 2013 tăng 25.252
triệu đồng tương ứng 7,78% so với năm 2012, tính đến 6 tháng đầu năm 2014 dư nợ tăng 25.751 triệu đồng tương ứng 7,97% so với 6 tháng đầu năm 2013.
Qua bảng số liệu, nhìn chung ta thấy dư nợ trong giai đoạn đang xét tăng qua các năm. Để đạt được kết quả đó cũng là do ngân hàng chú trọng mở rộng
cho vay cho các đối tượng khách hàng có nguồn trả nợ và tài sản đảm bảo
chắc chắn, đồng thời duy trì mối quan hệ với những khách hàng truyền thống
của ngân hàng, không cho vay theo số lượng mà sàng lọc thật kỹ khách hàng
trước khi quyết định cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng
của ngân hàng. Bên cạnh đó, để xem xét dư nợ của một ngân hàng ta cần chú ý đến rủi ro mà ngân hàng gánh chịu với mức dư nợ đó, mặc dù mức dư nợ đó cao nhưng rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu nằm trong khoảng có thể chấp
nhận được thì mức dư nợ đó tốt vì nó thể hiện được quy mô, khả năng đáp ứng
nhu cầu về vốn cho khách hàng cao. Dư nợ của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai qua mấy năm qua tăng do ngân hàng mở rộng thị phần tăng trưởng tín dụng, cho vay nhiều nên dư nợ tăng. Vì vậy, ngân hàng nên kết
hợp tăng trưởng tín dụng với theo dõi mức rủi ro hợp lý để hoạt động tín dụng
của ngân hàng đạt hiệu quả cao. Tóm lại, trong những năm qua do nhu cầu đầu tư tăng cao đã làm cho DSCV cũng như dư nợ của ngân hàng tăng theo. Đối
với ngân hàng đây là dấu hiệu thuận lợi, hoạt động tín dụng của ngân hàng mang lại hiệu quả tích cực trong những năm qua. Song ngân hàng cần phải
xem xét các rủi ro có thể phát sinh và xem xét chất lượng tín dụng trước khi
quyết định tăng trưởng dư nợ.
4.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN GIÁ RAI.
4.2.1. Tình hình nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá hoạt động của một ngân
hàng, nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và tương lai. Sau đây là tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai đang xét trong giai đoạn từ năm 2011 –
6 tháng đầu năm 2014. Nợ quá hạn cao chủ yếu là do hậu quả của năm trước để lại, chưa giải quyết dứt điểm, song tại một số ngân hàng vẫn có tình trạng
phát sinh mới về nợ quá hạn, cho thấy rủi ro tín dụng luôn tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
4.2.1.1. Nợ quá hạn phân theo nhóm.
Dựa vào bảng số liệu (4.2), nhận thấy, đầu tiên tại chi nhánh nhóm nợ
trên 360 ngày là không có, điều này phần nào phản ánh công tác thu hồi nợ
cũng như xử lý nợ của ngân hàng đạt kết quả tốt trong những năm qua. Tiếp đó là tình hình nợ quá hạn dưới 90 ngày cũng giảm đáng kể qua từng năm, cụ
thể ở năm 2012 đã giảm 537 triệu đồng, tương ứng 28,56% so với năm 2011;
đến năm 2013 cũng đã giảm thêm 15 triệu đồng, tương ứng 1,12% so với năm
2012; tiếp tục so sánh 6 tháng năm 2014 với 6 tháng 2013 thì tình hình nợ quá
hạn nhóm này đã tăng 21 triệu đồng, tương ứng 3,32%. Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn giữa năm tăng nhưng ta không thể khẳng định cuối kỳ tình hình chuyển biến như thể nào, vì có thểở cuối năm ngân hàng hoàn thành tốt công
tác thu nợ làm cho khoản nợ này ổn định lại. Các khoản nợ nhóm 3 và nhóm 4 lại tăng nhẹ qua từng năm, cụ thể nhìn chung nợ nhóm 3 từ năm 2011 đến
2013 đã tăng từ 408 triệu đồng lên 639 triệu đồng, nợ nhóm 4 tăng từ 526 triệu đồng lên 848 triệu đồng.
Nguồn:Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai
Hình 4.1. Tình hình NQH theo nhóm tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014
Nhìn chung ta thấy nợ quá hạn trong giai đoạn đang xét có nhiều biến động, cụ thể tổng nợ quá hạn ở năm 2012 tuy đã tăng 15 triệu đồng, tương ứng
0,53% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 tổng nợ quá hạn đã giảm 14
triệu đồng, tương ứng 0,49%. Và đến 6 tháng đầu năm 2014 ngân hàng vẫn
tiếp tục phát huy công tác xử lý nợ, cụ thể ta thấy tổng nợ quá hạn cũng đã giảm 3 triệuđồng, tương ứng 0,23% so với 6 tháng năm 2013.
Trước tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng tăng ở năm 2012, chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để tích cực hạn chế nợ quá hạn và ngân
hàng đã thành công trong việc giảm nợ quá hạn ở năm 2013 và tiếp đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ quá hạn của ngân hàng vẫn giảm tích cực.
Bên cạnh đó, dựa vào hình (4.1), nhìn tổng thể nợ quá hạn của chi nhánh đã giảm xuống. Bởi các khoản cho vay đã đến hạn thanh toán mà khách hàng
chưa trả được ngân hàng đã sử dụng các biện pháp như giản nợ, kéo dài kì hạn
trả nợ và kết quả đạt được là số dư nợ tăng lên (bảng 4.1) tương đương với
phần giảm xuống của nợ quá hạn. Điều này cho thấy chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Giá Rai đã sớm có những biện pháp để thu hồi nợ, có thể
nói trong những năm qua chi nhánh đã làm tốt công tác xử lý nợ vì rõ ràng nợ
quá hạn của chi nhánh giảm đi rõ rệt trong những năm qua. 0 500 1000 1500 2000 Triệu đồng 2011 2012 2013 6t2013 6t2014 Năm Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Bảng 4.2. Tình hình NQH theo nhóm tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6t2014/6t2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng
2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nhóm 2 (dưới 90 ngày) 1.880 1.343 1.328 633 654 (537) (28,56) (15) (1,12) 21 3,32
Nhóm 3 (từ 91 – 180 ngày) 408 641 639 324 347 233 57,12 (2) (0,31) 23 7,10
Nhóm 4 (từ 181 – 360 ngày) 526 845 848 375 328 319 46,57 3 0,36 (47) (12,53)
Nhóm 5 (trên 360 ngày) - - - -
Tổng NQH 2.814 2.829 2.815 1.332 1.329 15 0,53 (14) (0,49) (3) (0,23)
4.2.1.2. Nợ quá hạn phân theo thời hạn vay.
Dựa vào bảng số liệu (4.3), nợ quá hạn phân theo thời hạn vay tại chi
nhánh có những biến động tăng giảm rõ rệt. Kết hợp với hình 4.2, ta thấy rõ tại