Phân tích tình hình nợ quá hạn còn tồn đọng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giá rai, tỉnh bạc liêu (Trang 58)

Bảng 4.7. Tình hình NQH còn tồn đọng tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 - 2013

ĐVT: Triệu đồng Năm Chỉ tiêu Số tiền Biện pháp xử lý 2011 2012 2013 NQH có tài sản đảm bảo 3.501 Trích DPRR + thu nợ khách hàng, thực hiện bán, khai thác TSĐB 1.123 1.183 1.195 NQH tín chấp 3.601 Trích DPRR + thu nợ khách hàng 1.218 1.211 1.172 NQH có bảo lãnh 1.356 Trích DPRR + thu nợ khách hàng 473 435 448 Tổng cộng 8.458 2.814 2.829 2.815

Nguồn:Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai

Để dễ quản lý, chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Giá Rai chia nợ

còn tồn đọng thành 3 nhóm, đó là nhóm NQH có TSĐB, nhóm NQH tín chấp,

nhóm NQH có bảo lãnh. Nhìn chung, nợ còn tồn đọng của chi nhánh gồm

nhóm NQH có TSĐB, là nhóm chiếm đến 41,39% tổng nợ tồn đọng. Do đối tượng khách hàng của chi nhánh phần lớn là hộ kinh doanh, cá nhân nên khi đi

vay chủ yếu là dựa vào uy tín cùng với tài sản sẵn có như đất đai, nhà cửa,

máy móc, trang thiết bị… Đây là một trong những khó khăn đối với chi nhánh. Để thu nợ, ngân hàng buộc phải giải quyết các tài sản này để thu nợ và vì mỗi

loại hình tài sản có khó khăn riêng, hình thức xử lý, biện pháp xử lý khác nhau. Do đó, ngân hàng phải tốn rất nhiều thời gian và nhân lực cũng như chi

phí cho việc phân loại tài sản và tiến hành xử lý thu nợ. Bên cạnh đó, TSĐB

của khách hàng đa dạng và phân bố rộng nhiều nơi, do đó trong khi một số tài sản nằm ở vị trì thuận lợi thì một số khác nằm ở những vùng khó khăn cả về

giao thông cũng như vị trí địa lý không tốt. Giá trị của tài sản thì giảm sút, hao

mòn qua thời gian. Ngoài ra, hầu hết các tài sản khi định giá đều định giá cao hơn thực tế, vì vậy đến khi ngân hàng xử lý thì tài sản đã bị hư hỏng, xuống

cấp và TSĐB bị hội đồng định giá lại rất thấp.

Đối với nhóm NQH không có TSĐB, khi xử lý càng gặp nhiều khó khăn hơn, nhất là nhóm NQH có bảo lãnh, ví dụ như doanh nghiệp trong tỉnh nhập

hàng từ nước ngoài (không có TSĐB, được bảo lãnh bởi các cơ quan chủ quản

trong tỉnh), nhưng khi nhập hàng về rồi các doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ, chiếm dụng vốn dẫn đến phá sản, giải thể hoặc một số khác còn tồn tại nhưng tình hình tài chính yếu kém, không phát triển được và vì vậy không có

khả năng trả nợ cho ngân hàng. Để giữ uy tín, ngân hàng phải ứng tiền trả cho

các chủ nợ ngoài nước. Còn nhóm NQH tín chấp, nhóm này chiếm 42,58%

tổng nợ tồn đọng ngân hàng, là nhóm nợ mà ngân hàng phải đau đầu khi xử lý

vì khi cho vay trường hợp ngân hàng tuy biết là có rủi ro nhưng vì uy tín lâu

năm của khách hàng hay vì buộc phải cho vay thêm để giữ chân khách hàng,

điều này làm cho rủi ro càng tăng lên.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giá rai, tỉnh bạc liêu (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)