Tình hình nợ quá hạn qua số dư cuối kỳ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giá rai, tỉnh bạc liêu (Trang 47)

Nợ quá hạn là chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá hoạt động của một ngân

hàng, nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong hiện tại và tương lai. Sau đây là tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai đang xét trong giai đoạn từ năm 2011 –

6 tháng đầu năm 2014. Nợ quá hạn cao chủ yếu là do hậu quả của năm trước để lại, chưa giải quyết dứt điểm, song tại một số ngân hàng vẫn có tình trạng

phát sinh mới về nợ quá hạn, cho thấy rủi ro tín dụng luôn tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

4.2.1.1. Nợ quá hạn phân theo nhóm.

Dựa vào bảng số liệu (4.2), nhận thấy, đầu tiên tại chi nhánh nhóm nợ

trên 360 ngày là không có, điều này phần nào phản ánh công tác thu hồi nợ

cũng như xử lý nợ của ngân hàng đạt kết quả tốt trong những năm qua. Tiếp đó là tình hình nợ quá hạn dưới 90 ngày cũng giảm đáng kể qua từng năm, cụ

thể ở năm 2012 đã giảm 537 triệu đồng, tương ứng 28,56% so với năm 2011;

đến năm 2013 cũng đã giảm thêm 15 triệu đồng, tương ứng 1,12% so với năm

2012; tiếp tục so sánh 6 tháng năm 2014 với 6 tháng 2013 thì tình hình nợ quá

hạn nhóm này đã tăng 21 triệu đồng, tương ứng 3,32%. Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn giữa năm tăng nhưng ta không thể khẳng định cuối kỳ tình hình chuyển biến như thể nào, vì có thểở cuối năm ngân hàng hoàn thành tốt công

tác thu nợ làm cho khoản nợ này ổn định lại. Các khoản nợ nhóm 3 và nhóm 4 lại tăng nhẹ qua từng năm, cụ thể nhìn chung nợ nhóm 3 từ năm 2011 đến

2013 đã tăng từ 408 triệu đồng lên 639 triệu đồng, nợ nhóm 4 tăng từ 526 triệu đồng lên 848 triệu đồng.

Nguồn:Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai

Hình 4.1. Tình hình NQH theo nhóm tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014

Nhìn chung ta thấy nợ quá hạn trong giai đoạn đang xét có nhiều biến động, cụ thể tổng nợ quá hạn ở năm 2012 tuy đã tăng 15 triệu đồng, tương ứng

0,53% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 tổng nợ quá hạn đã giảm 14

triệu đồng, tương ứng 0,49%. Và đến 6 tháng đầu năm 2014 ngân hàng vẫn

tiếp tục phát huy công tác xử lý nợ, cụ thể ta thấy tổng nợ quá hạn cũng đã giảm 3 triệuđồng, tương ứng 0,23% so với 6 tháng năm 2013.

Trước tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng tăng ở năm 2012, chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để tích cực hạn chế nợ quá hạn và ngân

hàng đã thành công trong việc giảm nợ quá hạn ở năm 2013 và tiếp đến 6 tháng đầu năm 2014 nợ quá hạn của ngân hàng vẫn giảm tích cực.

Bên cạnh đó, dựa vào hình (4.1), nhìn tổng thể nợ quá hạn của chi nhánh đã giảm xuống. Bởi các khoản cho vay đã đến hạn thanh toán mà khách hàng

chưa trả được ngân hàng đã sử dụng các biện pháp như giản nợ, kéo dài kì hạn

trả nợ và kết quả đạt được là số dư nợ tăng lên (bảng 4.1) tương đương với

phần giảm xuống của nợ quá hạn. Điều này cho thấy chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Giá Rai đã sớm có những biện pháp để thu hồi nợ, có thể

nói trong những năm qua chi nhánh đã làm tốt công tác xử lý nợ vì rõ ràng nợ

quá hạn của chi nhánh giảm đi rõ rệt trong những năm qua. 0 500 1000 1500 2000 Triệu đồng 2011 2012 2013 6t2013 6t2014 Năm Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Bảng 4.2. Tình hình NQH theo nhóm tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6t2014/6t2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng

2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Nhóm 2 (dưới 90 ngày) 1.880 1.343 1.328 633 654 (537) (28,56) (15) (1,12) 21 3,32

Nhóm 3 (từ 91 – 180 ngày) 408 641 639 324 347 233 57,12 (2) (0,31) 23 7,10

Nhóm 4 (từ 181 – 360 ngày) 526 845 848 375 328 319 46,57 3 0,36 (47) (12,53)

Nhóm 5 (trên 360 ngày) - - - -

Tổng NQH 2.814 2.829 2.815 1.332 1.329 15 0,53 (14) (0,49) (3) (0,23)

4.2.1.2. Nợ quá hạn phân theo thời hạn vay.

Dựa vào bảng số liệu (4.3), nợ quá hạn phân theo thời hạn vay tại chi

nhánh có những biến động tăng giảm rõ rệt. Kết hợp với hình 4.2, ta thấy rõ tại

chi nhánh ngân hàng tập trung cho các khoản vay ngắn hạn hơn các khoản vay

trung dài hạn. Cụ thể, năm 2011, nợ quá hạn trung dài hạn chỉ chiếm 33,90% trong tổng, trong khi nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tới 66,10% tổng nợ quá hạn. Tương tự, năm 2013, nhóm nợ trung dài hạn chỉ chiếm 32,97% tổng, còn nhóm ngắn hạn chiếm tới 67,03 trong tổng nợ quá hạn. Tuy nhiên, năm 2012

ngân hàng chú trọng hơn vào các khoản vay trung dài hạn, nhóm trung dài hạn

chiếm 62,57% còn nhóm ngắn hạn chỉ chiếm 37,43%.

Nguồn:Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai

Hình 4.2. Tình hình NQH theo thời hạn vay tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014

Nhận thấy, chi nhánh đang ngày càng phát triển nhiều khoản cho vay

trung dài hạn, tuy nhiên dựa vào hình (4.2) ta vẫn thấy rõ nhóm nợ quá hạn

ngắn hạn chiếm thị phần cao hơn hẳn so với nhóm nợ quá hạn trung dài hạn

trong những năm qua. Điều này cho thấy rủi ro tín dụng của ngân hàng tập

trung vào các khoản cho vay ngắn hạn. Có thể là do ngân hàng đã xác định

thời gian cho vay thiếu chính xác, thêm vào đó là việc khách hàng làm ăn thua

lỗ, hàng ứ đọng không thể bán được dẫn đến tình trạng không thu lại được

vốn. Cũng có thể là do khách hàng khi có tiền lại đem tiền đi vay nóng bên ngoài để “kiếm thêm” (lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất của ngân hàng) và

đến khi gặp phải rủi ro (lãi quá cao ngày qua ngày không thể trả nổi) thì lúc này không có khoản nào để bù vào trả cho các khoản vay tại ngân hàng, rồi từ đây khách hàng cứ tiếp tục vay tiếp món vay mới để trả nợ món nợ cũ. Điều

này làm khoản nợ cứ dồn lại sang kỳ sau, không giải quyết được hết.

0 500 1000 1500 2000 Triệu đồng 2011 2012 2013 6t2013 6t2014 Năm Ngắn hạn Trung dài hạn

Bảng 4.3. Tình hình NQH theo thời hạn vay tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6t2014/6t2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng

2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 1.860 1.770 1.887 898 906 (90) (4,84) 117 6,61 8 0,89

Trung dài hạn 954 1.059 928 434 423 105 11,01 (131) (12,37) (11) (2,53)

Tổng NQH 2.814 2.829 2.815 1.332 1.329 15 0,53 (14) (0,49) (3) (0,23)

Nhìn chung, các khoản nợ không tăng đột biến quá cao qua các năm và

trong giai đoạn tổng nợ quá hạn cũng ổn định và có xu hướng giảm. Đây là một phần đóng góp không nhỏ từ các cán bộ tín dụng tại chi nhánh, nhờ có

tinh thần trách nhiệm cao và luôn nhiệt quyết cố gắng trong công việc mà hoạt động tín dụng của ngân hàng đang ngày càng có lợi nhuận và ít rủi ro hơn.

4.2.1.3. Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế.

Qua các số liệu tổng hợp ở bảng (4.4), nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế tại chi nhánh có tăng có giảm tùy theo khách hàng đang kinh doanh trong

ngành trồng trọt, chăn nuôi; nuôi trồng thủy sản; hay công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp; và một số ngành nghề khác. Do thuận lợi về vị trí địa lý cũng như điều kiện thiên nhiên nên ngành nuôi trồng thủy sản chiếm ưu thế trên địa

bàn, vì vậy các khoản nợ quá hạn ở ngành này cũng chiếm cao hơn các ngành

còn lại.

Nguồn:Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai

Hình 4.3. Tình hình NQH theo ngành kinh tế tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014

Cụ thể, năm 2011 là 1.767 triệu đồng, năm 2012 là 1.609 triệu đồng, năm 2013 là 1.757 triệu đồng. Đến 6 tháng đầu năm 2014 nhóm nợ này đã

tăng 7 triệu đồng, tương ứng 0,84% so với 6 tháng đầu năm 2013, điều này cho thấy đến đầu năm nay nhóm khách hàng nuôi trồng thủy sản có thêm những phát sinh mới. Do khách hàng chủ yếu tập trung trong lĩnh vực nuôi

trồng thủy sản nên cũng dễ hiểu khi nhóm nợ của ngành này cao hơn các

ngành còn lại. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 Triệu đồng 2011 2012 2013 6t2013 6t2014 Năm Trồng trọt, chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Bảng 4.4. Tình hình NQH theo ngành kinh tế tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6t2014/6t2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng

2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Trồng trọt, chăn nuôi 875 1.023 843 402 397 148 16,91 (180) (17,6) (5) (1,24)

Nuôi trồng thủy sản 1.767 1.609 1.757 838 845 (158) (8,94) 148 9,2 7 0,84

Công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp 134 154 163 78 79 20 14,93 9 5,84 1 1,28

Ngành nghề khác 38 43 52 14 8 5 13,16 9 20,93 (6) (42,86)

Tổng NQH 2.814 2.829 2.815 1.332 1.329 15 0,53 (14) (0,49) (3) (0,23)

Ngành trồng trọt, chăn nuôi cũng chiếm phần đáng kể, nợ quá hạn ngành trồng trọt, chăn nuôi có tăng có giảm trong giai giai đoạn. Cụ thể, năm 2012

khoản nợ tăng 148 triệu đồng, tương ứng 16,91% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 khoản nợ đã giảm rõ rệt 180 triệu đồng, tương ứng 17,6% so với năm 2012. Nguyên nhân là do ở năm 2012 chính quyền địa phương đem giống

mới về tăng gia sản xuất cho các hộ nông dân vùng sâu vùng xa trong tỉnh vì vậy mà khoản vay phục vụ cho hoạt động trồng trọt, chăn nuôi tăng vọt ở năm

này, do trồng trọt hay chăn nuôi cũng phải chờ đến thu hoạch mới xác định được lãi lỗ nên khoản này tăng có thể do người dân chưa kịp có để trả cho

ngân hàng vì vậy mà nợ quá hạn tăng. Cũng vì vậy mà đến năm 2013 khoản

nợ này đã giảm xuống đáng kể cũng vì người dân đã có tiền đến trả cho ngân

hàng. Mặc khác, năm 2013 là năm có nhiều thiên tai, dịch bệnh như heo tai

xanh, cúm gia cầm, … làm ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động chăn nuôi của người dân, chính vì vậy mà người dân cũng ngại không dám đầu tư nhiều vào nữa nên do đó khoản nợ cũng không phát sinh nhiều.

Ngoài ra, nợ quá hạn theo ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và một số ngành nghề khác, tuy mỗi phần phát sinh ít nhưng chung quy cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tổng thể.

Tóm lại, nợ quá hạn ở mức cao là do một phần ở những năm trước còn,

chưa xử lý kịp, dồn lại qua những năm sau, cũng một phần có thể do điều kiện

kinh doanh của khách hàng không được tốt làm phát sinh thêm nợ. Mặc khác

cũng có thể là do công tác thu nợ của ngân hàng chưa được tối ưu nên không

xử lý kịp các khoản nợ trong kỳ.

4.2.1.4. Nợ quá hạn phân theo đối tượng của ngân hàng.

Qua bảng số liệu (4.5), nợ quá hạn phân theo đối tượng của chi nhánh có 3 nhóm đối tượng chính đó là nhóm hộ gia đình, cá nhân; nhóm doanh nghiệp

và nhóm hộ sản xuất. Trong đó, nhóm hộ sản xuất là nhóm có khoản nợ quá

hạn cao hơn hẳn so với 2 nhóm còn lại. Cụ thể, năm 2011 là 1.611 triệu đồng, năm 2012 là 1.637 triệu đồng, năm 2013 là 1.618 triệu đồng. Trong khi ở nhóm đối tượng doanh nghiệp nợ quá hạn qua các năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 763 triệu đồng, 705 triệu đồng, 728 triệu đồng. Còn lại là nhóm đối tượng hộ gia đình, cá nhân, đây là nhóm có khoản nợ quá hạn thấp nhất trong

3 nhóm, cụ thể nợ quá hạn năm 2011 là 440 triệu đồng, năm 2012 là 487 triệu đồng và năm 2013 là 469 triệu đồng.

Bảng 4.5. Tình hình NQH theo đối tượng tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6t2014/6t2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng

2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Hộ gia đình, cá nhân 440 487 469 216 227 47 10,68 (18) (3,70) 11 5,09

Doanh nghiệp 763 705 728 345 352 (58) (7,60) 23 3,26 7 2,03

Hộ sản xuất 1.611 1.637 1.618 771 750 26 1,61 (19) (1,16) (21) (2,72)

Tổng NQH 2.814 2.829 2.815 1.332 1.329 15 0,53 (14) (0,49) (3) (0,23)

Nguồn:Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai

Hình 4.4. Tình hình NQH theo ngành kinh tế tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014

Tuy nhóm nợ quá hạn hộ gia đình, cá nhân chiếm không nhiều trong

tổng nhưng đây là nhóm nợ vẫn cần xem xét vì trong khu vực đặc thù kinh doanh chủ yếu nhỏ lẻ, bán hàng tại gia, kinh doanh tự phát … tuy ít nhưng

nhiều thành phần tham gia vậy nên nguồn thu khó quản lý, tiềm ẩn nhiều rủi ro do đó ngân hàng cần chú trọng quản lý nhóm này hơn. Kế đó là nhóm nợ

quá hạn doanh nghiệp, là những doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn nhưng

lại chiếm thị phần tương đối khá cao trong tổng nợ quá hạn. Tóm lại, tuy các nhóm đối tượng nợ quá hạn còn cao nhưng có dấu hiệu giảm trong thời gian

gần đây. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này không riêng huyện Giá Rai

mà toàn tỉnh Bạc Liêu tích cực chung tay góp sức phát triển kinh tế tỉnh nhà,

hướng tới mục tiêu đưa tỉnh lên thành phố đô thị loại III.

Chính vì vậy mà từ cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, hộ sản xuất đều

tích cực tham gia sản xuất kinh doanh. Các khoản nợ năm sau thấp hơn năm trước cho thấy hoạt động kinh doanh của khách hàng trên địa bàn đạt kết quả

tốt, vì vậy có nguồn trả nợ cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giá rai, tỉnh bạc liêu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)