* Nguyên nhân từ những biến động của nền kinh tế xã hội trong năm 2011 và năm 2012:
Năm 2011, nhằm để kiểm soát lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô Việt
Nam, NHNN thông qua chính sách tiền tệ chặt chẽ, tăng trưởng tín dụng ở
mức 12%, mức này đã giảm đi rất nhiều lần so với những năm trước.
Vào tháng 2/2011, NHNN đã tạo nên cú ‘‘shock’’ lớn khi điều chỉnh tỷ
giá mạnh trên thị trường ngoại hối, trong một đêm giá trị đồng Việt Nam đã hạ
9,3% so với dollar Mỹ. Sau điều chỉnh, tỷ giá chỉ tăng 0,97% trong 9 tháng
còn lại của năm 2011.
Bên cạnh đó, trong năm 2011 giá vàng trong nước tăng 25% và đạt đỉnh điểm 49,2 triệu đồng/lượng vào tháng 8. Giá vàng tăng mạnh đẩy nhu cầu mua
lên cao, khi giá vàng thế giới điều chỉnh thì giá vàng trong nước vẫn ở mức
cao, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế lên đến 3 – 5 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng biến động mạnh đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của khu vực tài chính: thay vì gửi tiết kiệm người dân rút tiền
chuyển qua đầu tư vào vàng dẫn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng bị
giảm sút ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Vấn đề lãi suất trong năm 2011 rất căng thẳng khi mà NHNN tăng lãi suất lên nhiều lần làm lãi suất bắt đầu leo thang mà quy định lãi suất trần 14%
khiến cho các NHTM gặp khó khăn về thanh khoản và phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao.
Năm 2012, trôi qua với nhiều vấn đề nổi cộm phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Nợ xấu đang đe dọa sự tồn vong của nhiều ngân
hàng, chính sách quản lý vàng đang tạo ra nhiều biến tướng gây rối loạn thị trường, tiến độ tái cơ cấu không như kỳ vọng… Dù thống đốc Nguyễn Văn
Bình đã nhìn thẳng vào những hạn chế còn tồn tại, nhưng khi ‘‘lợi ích nhóm chưa được giải quyết’’ khiến hoạt động giám sát ngân hàng vẫn ‘‘còn nhiều lỗ
hổng’’ thì có lẽ nhận sai thì dễ, nhưng để sửa sai sẽ chẵng dễ chút nào. Do những bước đầu đổi mới vào năm 2011, tuy hoạt động kinh doanh ngân hàng có chuyển biến tích cực hơn nhưng năm 2012 vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề
* Những nguyên nhân khác:
Ngoài ảnh hưởng chung của nền kinh tế cả nước trong thời gian qua thì tại địa phương cũng tồn tại một số nguyên nhân khác như:
Giá Rai vẫn còn là một huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, hoạt động kinh
tế chủ yếu là nông nghiệp nên nguồn vốn dư thừa trong dân còn thấp, bên cạnh đó do địa hình nhiều sông rạch, đường lộ chưa bằng phẳng nên đi lại gặp
nhiều khó khăn, do đó ngân hàng gặp nhiều trở ngại trong công tác huy động
vốn.
Do có nhiều đối thủ cạnh tranh, trong thời gian gân đây trên địa bàn huyện Giá Rai có thêm nhiều tổ chức tín dụng khác như Ngân hàng TMCP
Đông Á, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Công
Thương Việt Nam, Bảo hiểm Prudential…
Do người dân vẫn giữ thói quen giữ tiền, giữ vàng ở nhà không muốn
gửi vào ngân hàng vì tâm lý lo sợ, điều này cũng gây thêm khó khăn cho công tác huy động vốn của ngân hàng.