0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Vài nét về huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU (Trang 33 -33 )

Theo nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ 14, nhiệm kỳ

2010 – 2015, xác định mục tiêu “Xây dựng huyện Giá Rai thành thị xã vào

năm 2015”. Nhằm xây dựng huyện Giá Rai thành một vùng đất năng động,

giàu tiềm năng và là thế mạnh kinh tế của tỉnh, trong mấy năm qua, Đảng bộ,

chính quyền và nhân dân huyện Giá Rai đã nỗ lực vươn lên và đạt nhiều thành tựu đáng khích lệ, tạo tiền đề trở thành thị xã trong một vài năm tới.

Hiện nay, huyện Giá Rai có diện tích tự nhiên là 35.466,81 ha, dân số 139.748 người và 10 đơn vị hành chính trực thuộc. Huyện Giá Rai được chia

thành 2 vùng sinh thái: vùng ngọt hóa nội địa (phía Bắc quốc lộ 1A) và vùng nhiễm mặn (phía Nam quốc lộ 1A). Huyện Giá Rai có thế mạnh về nông

nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản, ngoài ra ngành công nghiệp và tiểu thủ

công nghiệp hoạt động tương đối ổn định.

Huyện Giá Rai là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Bạc Liêu, cách Thành phố Bạc Liêu 34km, là trung tâm kinh tế - thương mại du lịch lớn thứ hai của

tỉnh (sau TP.Bạc Liêu). Phía Đông giáp với huyện Hòa Bình, phía Tây giáp TP Cà Mau (tỉnh Cà Mau), phía Nam giáp với Đông Hải và phía Bắc giáp với

huyện Phước Long.

3.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN GIÁ RAI.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Giá Rai ra đời vào ngày 01/10/1988, là một chi nhánh của Ngân hàng NN&PTNT Bạc Liêu có trụ sở đặt tại Ấp 1 TT Hộ Phòng, huyện Giá Rai.

Ngày 01/03/2002, huyện Giá Rai chia thành 2 huyện đó là huyện Giá

Rai và huyện Đông Hải.

Ngày 02/05/2002, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai đã tách ra 2 chi nhánh đặt tại huyện Giá Rai và huyện Đông Hải. Hiện nay, Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai đã có 3 chi nhánh Ngân hàng trực

thuộc, đặt tại TT Giá Rai (PGD Giá Rai), xã Tân Phong (PGD Tân Phong), xã Phong Thạnh Đông A (PGD Láng Tròn). Việc mở thêm nhiều chi nhánh cũng

chính đồng thời cũng tạo điều kiện cho người dân đi lại giao dịch thuận lợi hơn.

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng cũng gặp không ít khó khăn. Tuy

nhiên, với sự ủng hộ nhiệt tình của bà con trên địa bàn huyện Giá Rai, cùng với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến khách hàng” đội ngũ cán

bộ nhân viên ngân hàng luôn nỗ lực phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ và

năng lực làm việc của bản thân.

3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN GIÁ RAI.

3.3.1. Cơ cấu tổ chức.

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức.

3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận. 3.3.2.1. Giám đốc. 3.3.2.1. Giám đốc.

Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng, hướng dẫn, giám

sát việc thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động mà cấp

trên giao, thực hiện ký duyệt các hợp đồng tín dụng, ra quyết định về tổ chức đối với ngân hàng.

3.3.2.2. Phó Giám đốc.

Có nhiệm vụ lãnh đạo các phòng ban trực thuộc và chịu trách nhiệm

giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó, hỗ trợ cùng giám đốc trong

các nghiệp vụ. Đồng thời, phó giám đốc còn có nhiệm vụ đôn đốc việc thực

hiện đúng quy chế đã đề ra. Phó Giám đốc Phòng tín dụng Phòng tổ chức hành chính Phòng Kế Toán – Ngân Quỹ PGD Tân Phong PDG Giá Rai PGD Láng Tròn Giám đốc

3.3.2.3. Phòng kế hoạch kinh doanh.

Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng lập hồ sơ vay vốn, kiểm

soát hồ sơ, trình giám đốc ký hợp đồng tín dụng.

Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của đơn vị vay

vốn, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

Theo dõi tình hình giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu vốn cần

thiết để phục vụ tín dụng đầu tư. Từ đó trình lên giám đốc có kế hoạch cụ thể.

Xây dựng kế hoạch huy động và cho vay các thành phần kinh tế theo kế

hoạch phát triển của huyện và sự chỉ đạo của ngân hàng cấp trên.

Thực hiện chế độ báo cáo sơ kết, tổng kết định kỳ, tháng, quý, năm theo quy định.

Tham mưu cho giám đốc về các mặt liên quan tới công tác tín dụng, các

hoạt động kinh doanh khác của đơn vị.

3.3.2.4. Phòng Kế toán – Ngân quỹ

Phòng kế toán: có nhiệm vụ theo dõi các khoản giao dịch thu chi tiền

mặt với khách hàng, kiểm tra chứng từ, thông báo về việc thu nợ, thu lãi, trả

lãi tiền gửi, tiền vay, thu thập các thông tin phát sinh trong ngày. Kết hợp với

phòng kho quỹ để thu thập và hoàn chỉnh số liệu nếu có sai sót, lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày.

Kho quỹ: có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soat tiền mặt, ngân phiếu trong

kho hàng ngày, trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh

trong ngày. Cuối mỗi ngày khóa sỗ ngân quỹ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quỹ phát sinh mỗi ngày để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót.

Lên bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên giám đốc.

3.3.2.5. Phòng tổ chức hành chính.

Quản lý toàn bộ hoạt động có liên quan đến cán bộ công nhân viên như tính lương, khen thưởng, đề bạc… cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Tham mưu với giám đốc về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển đào tạo nguồn nhân lực. Đồng thời có trách nhiệm trình lên Ban Giám đốc các

phiếu chi, giấy rút và gửi sổ tiết kiệm, chuyển tiền điện tử hàng ngày. Sắp xếp đóng chứng từ phát sinh trong ngày.

Tính toán các khoản chi phí để mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, chăm lo

3.3.2.6. PGD Tân Phong, PGD Giá Rai, PGD Láng Tròn.

Là đơn vị trực thuộc Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai,

thực hiện chức năng kinh doanh của ngân hàng như cho vay, nhận tiền và các dịch vụ khác trong phạm vi ủy quyền cho phép.

Giữa các phòng ban luôn có mối quan hệ phối hợp liên kết chặt chẽ, luôn

hỗ trợ nhau trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, giúp hoạt động

kinh doanh của chi nhánh được tiến hành một cách có hệ thống, liên tục để đạt được hiệu quả kinh doanh lớn nhất.

3.4. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN GIÁ RAI GIAI ĐOẠN 2011 – 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014.

Để ngân hàng hoạt động có hiệu quả, có chỗ đứng vững trãi trên thị trường, đầu tiên ngân hàng phải có một nguồn vốn mạnh, dồi dào và tiềm năng. Song đồng thời ngân hàng cũng phải biết sử dụng nguồn vốn này thật

hiệu quả nhằm tạo ra lợi nhuận tối ưu cùng với mức rủi ro thấp nhất. Để tồn tại

và cạnh tranh, không chỉ riêng Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá

Rai mà các ngân hàng hay tổ chức tín dụng khác trên thị trường đều phải đặt

mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Để có thể thấy rõ được tình hình kinh doanh của ngân hàng ta xem xét bảng số liệu sau:

Qua bảng số liệu (3.1) ta thấy hoạt động Ngân hàng năm nào cũng có lãi và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Đó là kết quả của quá trình cố gắng

không ngừng của ban lãnh đạo trong việc đề ra các mục tiêu hoạt động ngắn

hạn phù hợp với từng thời kì của nền kinh tế xã hội với mục tiêu chung của

Ngân hàng NN&PTNT, của toàn thể cán bộ, nhân viên trong việc thực hiện

một cách linh hoạt và có hiệu quả các mục tiêu mà cấp trên giao phó. * Tổng thu nhập:

Tổng thu nhập của Ngân hàng NN&PTNT Giá Rai qua 3 năm 2011,

2012, 2013 tăng lần lượt là 76.458, 85.934, 89.326 triệu đồng. Qua những con

số ta thấy thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm, thu nhập chênh lệch của 2013/2012 tăng 3.392 triệu đồng chiếm 3,95%, tỷ lệ này thấp hơn 3 lần so với

2012/2011 là 9.476 triệu đồng chiếm 12,39%. So với 6 tháng đầu năm 2013

thu nhập là 42.508 triệu đồng thì tính đến 6 tháng đầu năm 2014 thì thu nhập

của ngân hàng là 47.899 triệu đồng, đã tăng 5.391 triệu đồng chiếm 12,68%.

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6t2014/6t2013 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng

2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. Tổng thu nhập 76.458 85.934 89.326 42.508 47.899 9.476 12,39 3.392 3,95 5.391 12,68 1. Thu nhập lãi 68.671 77.107 80.228 38.141 42.979 8.436 12,28 3.121 4,05 4.838 12,69 2. Thu nhập ngoài lãi 7.787 8.827 9.098 4.367 4.920 1.040 13,36 271 3,07 533 12,66

II. Tổng chi phí 61.500 67.126 68.452 32.574 36.705 5.626 9,15 1.326 1,98 4.131 12,68 1. Chi phí lãi 44.938 49.096 50.017 22.841 28.384 4,158 9,25 921 1,88 5.543 24,26 2. Chi phí ngoài lãi 16.562 18.030 18.435 9.733 8.321 1.468 8,86 405 22,46 (1.412) (14,51)

III. Tổng lợi nhuận 14.958 18.808 20.874 9.934 11.194 3.850 25,74 2.066 10,98 1.260 12,68

Hàng năm ngân hàng có hai nguồn thu chính: thu từ hoạt động tín dụng

(thu nhập lãi) và thu từ hoạt động phi tín dụng (thu nhập ngoài lãi) như thu từ

dịch vụ thanh toán, ngân quỹ và các hoạt động khác. Trong các nguồn thu thì nguồn thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn so với nguồn thu từ

hoạt động phi tín dụng. Cụ thể, năm 2011 thu nhập lãi chiếm 89,82 % tổng thu

nhập, năm 2012 chiếm 89,73% tổng thu nhập, năm 2013 chiếm 89,81% tổng

thu nhập. Nhìn chung, so với tổng thu nhập thì thu nhập lãi năm 2012 chiếm tỷ

trọng có phần thấp hơn so với năm 2011, 2013. Tóm lại, nguồn thu từ hoạt động tín dụng tăng qua các năm cũng là nhờ chi nhánh đã tăng cường mở rộng

tín dụng, tăng trưởng dư nợ cùng với việc vận dụng linh hoạt lãi suất huy động

vốn, tín dụng và phân loại khách hàng để áp dụng lãi suất hợp lý… qua các hoạt động tích cực này, chi nhánh đã nhận được thành quả xứng đáng trong

những năm qua, cụ thể là nguồn thu ngân hàng không những ngày càng tăng

mà còn ổn định trong thời gian qua và hứa hẹn sẽ tăng vọt trong thời gian sắp

tới. Ngoài nguồn thu từ hoạt động tín dụng, nguồn thu của ngân hàng còn tăng

vì các khoản thu từ hoạt động phi tín dụng tăng, cũng là do ngân hàng đa dạng

hóa các dịch vụ kinh doanh của mình nên đã góp phần làm tăng tổng thu của

ngân hàng.

* Tổng chi phí:

Để đánh giá chính xác hơn hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta không thể bỏ qua chỉ tiêu chi phí. Để có được thu nhập trên ngân hàng phải bỏ

ra khoản chi phí nhất định vào quá trình kinh doanh như chi cho hoạt động tín

dụng, chi cho hoạt động phi tín dụng (chi hoạt động dịch vụ, chi trả lương cho

nhân viên, chi cho hoạt động quản lý, công cụ và một số khoản chi khác). Trong giai đoạn 2011 – 2013, chi phí ngân hàng bỏ ra tăng qua các năm

2011, 2012, 2013 lần lượt là 61.500, 67.126, 68.452 triệu đồng. Nhưng để

ngân hàng có lợi nhuận tối ưu thì số chi phí càng nhỏ càng tốt, nhìn chung qua

các năm tổng chi phí tăng tỷ lệ thuận với tổng thu nhập trên. Vì vậy, cũng dễ

hiểu khi 2012/2011 tổng chi phí tăng 5.626 triệu đồng chiếm 9,15% gấp hơn 4

lần 2013/2012 là 1.326 triệu đồng chiếm 1,98%. Tính đến 6 tháng đầu năm

2014, chi phí ngân hàng bỏ ra là 36.705 triệu đồng so với 6 tháng năm 2013 là 32.574 triệu đồng chênh lệch 4.131 triệu đồng chiếm 12,68%. Trong đó, chi

tín dụng năm 2011 chiếm 73,07% ; năm 2012 chiếm 73,14%; năm 2013

chiếm 73,07% trong tổng chi.

Nhìn chung, chi từ hoạt động tín dụng có tăng qua 3 năm do ngân hàng huy động vốn nên việc trả lãi tiền gửi tăng dẫn đến khoản chi tăng nhưng nhìn vào tỷ trọng thì không tăng nhiều, có thể thấy ngân hàng đã cố gắng giảm

thiểu các khoản chi không cần thiết, có phương an kinh doanh và huy động

vốn hợp lý, tích cực khai thác các nguồn vốn lớn và rẻ làm lãi phải trả sẽ tiết

kiệm cho hoạt động huy động vốn nên chi cho hoạt động này có tỷ trọng bình

ổn trong tổng chi.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn năm 2011 – 6

tháng đầu năm 2014, đạt kết quả tốt và có xu hướng đi lên, lợi nhuận hàng

năm tăng rõ rệt, chi phí tăng nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của thu

nhập. Có thể nói lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn tăng là do ngân hàng

đã áp dụng chính sách, chỉ tiêu kế hoạch của Ngân hàng NN&PTNT là giảm

thiểu chi phí đến mức thấp nhất, cố gắng đầu tư vào hoạt động tín dụng để sử

dụng hết nguồn vốn huy động trong kì bù đắp vào các khoản chi phí trả lãi tiền

gửi cho khách hàng, cắt giảm những chi phí không cần thiết góp phần tăng lợi

nhuận cho ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng đã mở rộng các dịch vụ nhằm thu hút khách hàng, tăng sức cạnh tranh của mình trên địa bàn góp phần làm lợi nhuận tăng lên.

* Tổng lợi nhuận:

Tổng lợi nhuận mà ngân hàng nhận được trong giai đoạn đang xét nhìn chung lợi nhuận ngân hàng nhận được cuối kỳ tăng năm sau cao hơn năm trước, cụ thể qua các năm 2011, 2012, 2013 tăng lần lượt là 14.958, 18.808, 20.874 triệu đồng. Lợi nhuận ngân hàng chênh lệch 2012/2011 là 3.850 triệu đồng chiếm 25,74% sấp sĩ gấp 2 lần 2013/2012 là 2.066 triệu đồng chiếm 10,98%. Và đến đầu năm 2014 lợi nhuận đạt được là 11.194 triệu đồng so với 6 tháng năm 2013 là 9.934 triệu đồng thì ngân hàng hiện có kết quả hoạt động

có lời và đang tiến triển theo chiều hướng tích cực.

Đạt được kết quả này cũng là do trong thời gian qua nguồn vốn hoạt động của chi nhánh không ngừng tăng trưởng từ 434.337 triệu đồng ở năm 2011 tăng đến 603.903 triệu đồng vào năm 2013 và đến 6 tháng đầu năm 2014

nguồn vốn ngân hàng là 464.114 triệu đồng đã tăng 23.420 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Chính sự tăng trưởng vốn này đã tạo điều kiện cho ngân

hàng thực hiện chính sách mở rộng tín dụng, tăng trưởng dư nợ đối với các

thành phân kinh tế, thêm vào đó mạng lưới kinh doanh đến các huyện cũng là một điều kiện thuận lợi trong việc phát triển thị phần của ngân hàng, tín dụng được tăng trưởng, dư nợ năm sau cao hơn năm trước. Hoạt động đầu tư và các

dịch vụ tiền tệ cũng tăng, các loại hình kinh doanh được đa dạng hóa, do đó

thu nhập của chi nhánh tăng dần qua các năm. Tốc độ tăng thu nhập cao hơn

nhiều so với tốc độ tăng chi phí do ngân hàng áp dụng các chính sách nhằm

Tóm lại, tuy trong những năm qua ngân hàng đã phải chịu các khoản chi

phí khá cao và trích lập dự trữ cũng khá cao nhưng kết quả hoạt động kinh

doanh của ngân hàng đạt được rất khả quan, kết quả đạt được là do sự cố gắng

chung của toàn thế ngân hàng từ công tác huy động vốn đến cho vay, từ đề ra

mục tiêu chiến lược đến việc thực hiện mục tiêu chiến lược đó, từ khâu tiếp thị đến khâu chăm sóc khách hàng… Tất cả vì mục tiêu ‘‘Agribank – mang phồn vinh đến với khách hàng’’. Tuy nhiên, ngân hàng cần có những biện pháp tích

cực hơn để gia tăng thu nhập và giảm thiểu chi phí đến mức thấp nhất. Trong

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU (Trang 33 -33 )

×