Để hiểu rõ hơn hoạt động tín dụng cũng như xem xét và đánh giá những
rủi ro tại ngân hàng, bảng số liệu (4.8) đã tập hợp lại những chỉ tiêu cơ bản
Bảng 4.8. Đánh giá RRTD tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai giai đoạn 2011 – 6 tháng năm 2014 Năm Chênh lệch 2012/2011 2013/2012 6t2014/6t2013 Chỉ tiêu ĐVT 2011 2012 2013 6 tháng 2013 6 tháng
2014 Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nợ quá hạn Triệu đồng 2.814 2.829 2.815 1.332 1.329 15 0,53 (14) (0,49) (3) (0,23)
Nợ xấu Triệu đồng 934 1.486 1.487 699 675 552 59,10 (19) (1,28) (24) (3,43)
Tổng dư nợ Triệu đồng 282.591 320.896 346.148 323.069 348.820 38.305 13,55 25.252 7,87 25.751 7,97 Tổng DPRR Triệu đồng 438,60 617,85 618,20 283,95 266,10 179,25 40,87 0,35 0,06 (17,85) (6,29)
Nợ xấu trên tổng DN % 0,33 0,46 0,43 0,22 0,19 - 0,13 - (0,03) - (0,03)
NQH trên tổng DN % 0,99 0,88 0,81 0,41 0,38 - (0,11) - (0,07) - (0,03)
Hệ số dự phòng rủi ro % 0,16 0,19 0,18 0,09 0,10 - 0,03 - (0,01) - 0,01
* Tình hình nợ xấu:
Nợ xấu theo TT02/2013/NHNN thì nợ xấu là những khoản nợ thuộc
nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5, là những khoản nợ đã đến hạn trả nhưng chưa được
thanh toán. Một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ rất khó khăn trong việc
duy trì và mở rộng tín dụng. Cùng với doanh số thu nợ, nợ xấu cũng phản ánh
hiệu quả sử dụng vốn và chất lượng tín dụng của ngân hàng. Qua bảng số liệu
cho thấy tình trạng nợ xấu của ngân hàng trong giai đoạn tăng, tăng nhanh vào
năm 2012. Cụ thể nợ xấu tăng 552 triệu đồng tương ứng 59,10% so với năm 2011. Tuy nhiên, sang năm 2013 nợ xấu có dấu hiệu giảm và đã giảm 19 triệu đồng, tương ứng 1,28% so với năm 2012. Tình hình nợ xấu cũng tiến triển tốt
cụ thể là khi so sánh nợ xấu của 6 tháng đầu năm 2014 với 6 tháng đầu năm
2013 thì đã giảm 24 triệu đồng, tương ứng 3,43%.
Ở năm 2012 nợ xấu tăng mạnh là do một số nguyên nhân như tốc độ tăng trưởng cho vay, dư nợ tăng nhanh trong năm vì thế không thể tránh tác động đến nợ xấu. Thêm vào đó là tình hình dịch bệnh, thiên tai tuy được hỗ trợ
của chính quyền địa phương trong việc khôi phục sản xuất nhưng thiệt hại quá
lớn nên nhiều món nợ đến hạn vẫn chưa thu hồi được, để tạo điều kiện cho
việc khôi phục sản xuất ngân hàng gia hạn thêm thời hạn trả nợ cho các món
vay vì vậy đã làm cho nợ xấu tăng lên. Ngoài ra, do trong công tác thẩm định
cho vay còn chủ quan, thực hiện đơn giản và cũng một phần từ phía người vay
gặp rủi ro trong sản xuất kinh doanh dẫn đến mất khả năng trả nợ cũng làm cho nợ xấu tăng.
Tóm lại, trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tình trạng tồn tại nợ xấu là không thể tránh khỏi, mức nợ xấu cao sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tín
dụng vì nó làm phát sinh rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nhưng
tùy theo quy mô và tình hình vốn của từng ngân hàng mà nợ xấu sẽ phát sinh
mức rủi ro khác nhau và ngân hàng nên theo dõi thường xuyên làm sao cho chỉ
số nợ xấu trên tổng dư nợ không vượt quá mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
*Nợ xấu trên tổng dư nợ:
Đây là chỉ số quan trọng đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của
ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng
tín dụng của ngân hàng này cao. Năm 2011, chỉ số này là 0,33% sang năm 2012 tăng lên 0,46% đến năm 2013 chỉ số này có dấu hiệu giảm và đã giảm
xuống 0,43%, tuy số giảm không đáng kể nhưng đây cũng là dấu hiệu đáng
mừng cho ngân hàng trong các hoạt động sắp tới. Qua những bảng số liệu,
hàng, đây cũng một phần nào khẳng định công tác xử lý cũng như ngăn ngừa
nợ xấu của ngân hàng có hiệu quả.
* Nợ quá hạn trên tổng dư nợ.
Cũng tương tự như chỉ tiêu trên, chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ
cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phân tích tình hình rủi ro tín
dụng tại ngân hàng.
Qua bảng số liệu (4.8), chỉ số liên tục giảm qua các năm, năm 2012 đã giảm 0,11% so với năm 2011, năm 2013 cũng tiếp tục giảm 0,07% so với năm 2012, và khi so sánh 6 tháng đầu năm 2014 với 6 tháng đầu năm 2013 chỉ số
cũng đã giảm thêm 0,03%. Bảng số liệu cũng chỉ cho ta thấy tỷ lệ nợ xấu thấp,
tỷ lệ nợ quá hạn cao, điều này cho thấy hoạt động tín dụng của chi nhánh rất khó khăn, chi nhánh bị các dòng vốn huy động nóng và ngắn chi phối, do đó
chi nhánh luôn trong tình trạng bấp bênh giữa nợ quá hạn và nợ xấu. Tuy khó
khăn song ngân hàng khi cho vay cũng chủ yếu lựa chọn dựa vào hình thức có đảm bảo, định giá tốt bất động sản, cùng tỷ lệ cho vay thấp nên nợ xấu đã phần nào được kiểm soát.
* Hệ số dự phòng rủi ro.
Qua bảng số liệu (4.8), hệ số dự phòng rủi ro năm 2012 tăng 0,03% so
với năm 2011, năm 2013 giảm 0,01% so với năm 2012, và 6 tháng đầu năm
2014 tăng 0,01% so với 6 tháng đầu năm 2013. Chỉ số này phản ánh rõ ràng trong kỳ ngân hàng đã phải trích lập bao nhiêu từ dư nợ để bù vào khoản rủi ro
kỳ đó. Chỉ số này cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Tóm lại, trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng vậy mục tiêu cuối
cùng của các nhà đầu tư là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa rủi ro. Nhưng
giữa lợi nhuận và rủi ro luôn có sự song hành lẫn nhau, lợi nhuận càng nhiều
thì kéo theo rủi ro là một điều tất yếu không thể tránh khỏi. Do đó, chi phí cơ
hội của việc tạo ra lợi nhuận và rủi ro gánh chịu luôn được các nhà lãnh đạo
quan tâm trong mọi chiến lược kinh doanh. Riêng đối với hoạt động tín dụng
tại ngân hàng thì rủi ro tín dụng là loại rủi ro thường xuyên phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh tại ngân hàng. Qua những gì đã phân tích ở trên, có thể nói tại chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Giá Rai
trong những năm qua dù gặp rất nhiều khó khăn nhưng chi nhánh vẫn đứng vững cũng là nhờ đội ngũ cán bộ công nhân viên tại chi nhánh đã và đang làm
Chương 5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH HUYỆN GIÁ RAI.