Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giá rai, tỉnh bạc liêu (Trang 63)

Vay vốn rồi chỉ muốn trả lãi, còn gốc để xoay vòng vì họ ngại trả gốc

phải làm lại thủ tục, vừa mất thời gian vừa tốn kém chi phí, nhất là hiện nay

việc thế chấp, bảo lãnh vay vốn phải đăng ký thực hiện giao dịch đảm bảo.

Vay ké, vay chung, vay nhưng chuyển vốn cho người khác sử dụng. Người sử dụng vốn không có khả năng trả nợ còn người vay thì đùm đẩy trách

nhiệm cho người sử dụng vốn. Đây thực chất là việc sử dụng tiền vay sai mục đích, sai đối tượng rất phổ biến đối với cho vay hộ nông dân.

Do nhận thức, trình độ còn nhiều hạn chế của nông dân, họ thường ỷ lại

vào sự hỗ trợ, chính sách ưu đãi của nhà nước đối với nông dân nên cố tình chay lỳ khi mất khả năng trả nợ.

Do bản thân hoặc gia đình người vay bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật kéo

dài, ảnh hưởng đến nguồn tài chính và kế hoạch trả nợ cho ngân hàng.

Do thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Do chính

sách kinh tế, định hướng ngành nghề thay đổi, do biến động xấu của thị trường, giá cả…

5.1.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng.

Trong những năm gần đây, ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động, số hộ

vay vốn ngày một gia tăng trong khi đó nguồn nhân lực bị hạn chế.

Trong quá trình thẩm định cho vay vốn, một số cán bộ tín dụng thẩm định còn sơ sài, thiếu chặt chẽ, thiếu kiểm tra thực tế… chưa thực hiện đúng các quy định đề ra làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

Trong công tác huy động vốn, đa sô cán bộ viên chức nhiệt tình đã đóng

góp thật sự cho công việc, đã hoàn thành chỉ tiêu của bản thân và kế hoạch của đơn vị. Tuy nhiên cũng có không ít cán bộ vẫn vô tư, thơ ơ đối với chỉ tiêu

được giao hay so bì trong nội bộ, vì vậy mà ảnh hưởng không ít đến kết quả

Chưa áp dụng phương thức cho vay phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh

doanh cũng như tính chất, nhu cầu vốn của dự án.

5.1.3. Nguyên nhân khách quan.

* Nguyên nhân từ những biến động của nền kinh tế xã hội trong năm 2011 và năm 2012:

Năm 2011, nhằm để kiểm soát lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô Việt

Nam, NHNN thông qua chính sách tiền tệ chặt chẽ, tăng trưởng tín dụng ở

mức 12%, mức này đã giảm đi rất nhiều lần so với những năm trước.

Vào tháng 2/2011, NHNN đã tạo nên cú ‘‘shock’’ lớn khi điều chỉnh tỷ

giá mạnh trên thị trường ngoại hối, trong một đêm giá trị đồng Việt Nam đã hạ

9,3% so với dollar Mỹ. Sau điều chỉnh, tỷ giá chỉ tăng 0,97% trong 9 tháng

còn lại của năm 2011.

Bên cạnh đó, trong năm 2011 giá vàng trong nước tăng 25% và đạt đỉnh điểm 49,2 triệu đồng/lượng vào tháng 8. Giá vàng tăng mạnh đẩy nhu cầu mua

lên cao, khi giá vàng thế giới điều chỉnh thì giá vàng trong nước vẫn ở mức (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cao, chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế lên đến 3 – 5 triệu đồng/lượng.

Thị trường vàng biến động mạnh đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của khu vực tài chính: thay vì gửi tiết kiệm người dân rút tiền

chuyển qua đầu tư vào vàng dẫn đến khả năng huy động vốn của ngân hàng bị

giảm sút ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Vấn đề lãi suất trong năm 2011 rất căng thẳng khi mà NHNN tăng lãi suất lên nhiều lần làm lãi suất bắt đầu leo thang mà quy định lãi suất trần 14%

khiến cho các NHTM gặp khó khăn về thanh khoản và phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao.

Năm 2012, trôi qua với nhiều vấn đề nổi cộm phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng. Nợ xấu đang đe dọa sự tồn vong của nhiều ngân

hàng, chính sách quản lý vàng đang tạo ra nhiều biến tướng gây rối loạn thị trường, tiến độ tái cơ cấu không như kỳ vọng… Dù thống đốc Nguyễn Văn

Bình đã nhìn thẳng vào những hạn chế còn tồn tại, nhưng khi ‘‘lợi ích nhóm chưa được giải quyết’’ khiến hoạt động giám sát ngân hàng vẫn ‘‘còn nhiều lỗ

hổng’’ thì có lẽ nhận sai thì dễ, nhưng để sửa sai sẽ chẵng dễ chút nào. Do những bước đầu đổi mới vào năm 2011, tuy hoạt động kinh doanh ngân hàng có chuyển biến tích cực hơn nhưng năm 2012 vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề

* Những nguyên nhân khác:

Ngoài ảnh hưởng chung của nền kinh tế cả nước trong thời gian qua thì tại địa phương cũng tồn tại một số nguyên nhân khác như:

Giá Rai vẫn còn là một huyện có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, hoạt động kinh

tế chủ yếu là nông nghiệp nên nguồn vốn dư thừa trong dân còn thấp, bên cạnh đó do địa hình nhiều sông rạch, đường lộ chưa bằng phẳng nên đi lại gặp

nhiều khó khăn, do đó ngân hàng gặp nhiều trở ngại trong công tác huy động

vốn.

Do có nhiều đối thủ cạnh tranh, trong thời gian gân đây trên địa bàn huyện Giá Rai có thêm nhiều tổ chức tín dụng khác như Ngân hàng TMCP

Đông Á, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam, Bảo hiểm Prudential…

Do người dân vẫn giữ thói quen giữ tiền, giữ vàng ở nhà không muốn

gửi vào ngân hàng vì tâm lý lo sợ, điều này cũng gây thêm khó khăn cho công tác huy động vốn của ngân hàng.

5.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN&PTNT HUYỆN GIÁ RAI. CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NN&PTNT HUYỆN GIÁ RAI.

5.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng.

Ban lãnh đạo ngân hàng cần đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo cán bộ

tín dụng. Cán bộ công nhân viên phải được bố trí phù hợp với năng lực chuyên môn, phải có kế hoạch đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp thu

những cái mới phục vụ lại cho hoạt động ngân hàng.

Cán bộ tín dụng luôn phải được nhắc nhở không nên chủ quan trước tính

phức tạp của các hoạt động cho vay và coi tài sản thế chấp là chỗ dựa an tâm

cho số tiền vay.

Có chính sách khuyến khích cá nhân, tập thể, xử lý cán bộ yếu kém: chú (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trọng công tác khen thưởng và nghiêm túc xử lý những yếu kém, qua đó tạo động lực thi đua, tích cực, hăng hái hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn đồng

thời nâng cao trách nhiệm, tính chủ động trong công việc để hoàn thành tốt công tác được giao.

5.2.2. Xử lý thông tin tín dụng nhanh chóng và hiệu quả.

Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp

cho ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Các thông tin từ phía khách

mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương

án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau.

Mặc khác, nhằm để đánh giá chính xác hơn khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng xử lý, ra quyết định cho vay đầu tư, ngân hàng cũng chú trọng đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin vì vậy mà việc lưu trữ, thu thập các

thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ…cũng trở

nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

5.2.3. Giám sát khoản tiền vay chặt chẽ.

Quản lý tiền vay là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của

cán bộ tín dụng. Nhiều tín dụng tốt có thể dễ dàng trở thành những món vay

có vấn đề, nếu cán bộ tín dụng không chú ý đến những dấu hiệu bất thường báo trước phát sinh trong vòng đời của món vay. Giám sát tiền vay đòi hỏi giám sát người vay một cách chặt chẽ, qua đó có thể dễ dàng phát hiện dấu

hiệu người vay đang gặp khó khăn.

Khi tiền vay đến hạn trả nợ đã quá hạn hay những điều khoản của hợp đồng vay như giá trị tài sản thế chấp tối thiều hay tỷ lệ tài chính theo yêu cầu

bị vi phạm, thì hoạt động giám sát của các cán bộ ngân hàng càng phải được thúc đẩy chặt chẽ hơn.

Giám sát tiền vay chặt chẽ sẽ giúp cán bộ tín dụng phân tích tình hình tài chính của người vay cũng như xu hướng phát triển, khả năng trả nợ trong tương lai, khả năng sinh lời… qua đó ngân hàng sẽ dễ dàng quyết định nên hay không nên tiếp tục cho vay.

5.2.4. Xử lý nợ quá hạn và nợ tồn đọng.

* Khi đã phát sinh nợ quá hạn cần phải phân tích kỹ, tìm rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan để có hướng đề xuất xử lý hợp lý:

Nếu là do nguyên nhân chủ quan, chúng ta cần phải kiên quyết thu hồi

nợ bằng mọi biện pháp như động viên khách hàng dung nguồn vốn khác để trả

nợ, tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ.

Nếu là do nguyên nhân khách quan, thì tùy từng trường hợp cụ thể có

những giải pháp thích hợp như: gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả

nợ, tư vấn sản xuất kinh doanh theo sự hiểu biết của cán bộ ngân hàng, động

viên khách hàng tự xử lý tài sản đảm bảo để trả nợ. Trong trường hợp xử lý tài sản quá khó khăn và nếu đủ điều kiện thì đề nghị xử lý nợ bằng nguồn dự

Tóm lại, xử lý nợ quá hạn là công việc khó khăn, mất nhiều thời gian,

công sức đòi hỏi nhiều tâm huyết của cán bộ tín dụng nhưng cách tốt nhất vẫn

là kiên trì bám trụ, thường xuyên lui tới nhắc nhở, động viên, đánh vào tâm lý của người vay vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.2.5. Phân tán rủi ro tín dụng. * Bảo hiểm tín dụng * Bảo hiểm tín dụng

‘‘Bảo hiểm’’ là một khái niệm thường gặp dùng để chỉ một trong những

biện pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro. Bảo hiểm tín dụng cũng là một biện

pháp quan trọng nhằm san sẽ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các ngân

hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: bảo hiểm

cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay.Do đặc điểm sản

xuất nông nghiệp luôn chứa đựng nhiều rủi ro do thiên tai, bệnh dịch nên gây thiệt hại đến năng suất là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, việc mua bảo

hiểm cho cây trồng vật nuôi là điều hết sức cần thiết, nó giúp cho người dân

phòng ngừa được rủi ro trong sản xuất đồng thời cũng góp phần hạn chế được

rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

* Lập quỹ dự phòng rủi ro

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, việc xảy ra rủi ro tín dụng là

điều không thể tránh khỏi, nhưng bằng cách nào để ngăn chặn và hạn chế tối

thiểu những thiệt hại do rủi ro gây ra là vấn đề cần phải quan tâm. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro mà bắt kỳ

ngân hàng nào cũng thực hiện. Trong những năm qua, chi nhánh trích lập cho

quỹ dự phòng còn thấp so với những khoản vay đầy rủi ro tại địa phương, do vậy trong những năm tiếp theo ngân hàng nên nâng mức dự phòng này lên để

có thể bù đắp những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra và cũng để đảm bảo

hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

* Cho vay đồng tài trợ

Trên thực tế, có những doanh nghiệp có nhu cầu vay nguồn vốn lớn mà ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho các dự án

lớn, khó xác định mức độ rủi ro có thể xảy ra. Trong trường hợp này, các ngân hàng cũng nhau liên kết để thẩm đinh dự án, cho vay và chia sẽ rủi ro đảm bảo

quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. Đây là một hình thức tín dụng chưa thực sự

phổ biến đối với các NHTM Việt Nam. Một phần do sự phức tạp của hình thức này, một phần còn do vướng mắc trong việc thỏa hiệp giữa các ngân hàng về quyền lợi và trách nhiệm trong khi liên kết. Đây cũng chính là nhược điểm

của biện pháp này. Nhưng nếu ngân hàng áp dụng được biện pháp này thì đây

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 6.1. KẾT LUẬN.

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đây cũng là lĩnh vực kinh doanh chứa

nhiều rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ có thể tác động và

ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, xa

hơn nó có thể làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng cũng như toàn bộ nền kinh tế. Cũng chính vì thế mà quản trị rủi ro tín dụng là một vấn đề khó khăn nhưng rất cần thiết. Đặt biệt đối với các NHTM thì thu nhập chính và chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, hoạt động chiếm đến 70% - 90% thu nhập ngân hàng. Và đương nhiên ở mỗi ngân hàng luôn có một tỷ lệ rủi ro nhất định nhưng làm thế nào để hạn chế rủi ro này ở một tỷ lệ thấp nhất có thể là điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mà mỗi ngân hàng đã và đang phấn đấu hàng ngày để đạt được. Đề tài đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro

tín dụng cũng như có đề cập đến các biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng tại

chi nhánh. Với mọi nổ lực nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng trong thời gian qua cho thấy đội ngũ cán bộ công nhân viên tại Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai đã làm việc tích cực, không ngừng nghỉ

mới đạt được kết quả khả quan như hôm nay. Tình hình được thể hiện ở các

mặt như sau:

- Nguồn vốn huy động ngày càng tăng với tốc độ tăng trưởng cao. - Dư nợ cho vay năm sau cao hơn năm trước và cũng tăng trưởng với

tốc độ cao.

- Nợ quá hạn tại chi nhánh cũng chựng lại và có xu hướng giảm. Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh huyện Giá Rai, từ việc đưa ra các

giải pháp nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng, tập trung xử lý những

tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng, nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro… các công tác này đã góp phần hạn chế và kiểm soát rủi ro tín

dụng tại chi nhánh.

Bên cạnh đó, tuy trong những năm qua kinh tế địa phương tăng trưởng tương đối ổn định nhưng cũng gặp không ít khó khăn và thách thức như giá vàng, giá xăng dầu và các mặt hàng nông sản không ổn định,… thêm vào đó là

tình hình thời tiết, dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cây trồng diễn biến phức

khăn nhưng với tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của toàn thể cán bộ viên chức cùng với sự ủng hộ, quan tâm chỉ đạo của Ngân hàng NN&PTNT tỉnh

Bạc Liêu, chi nhánh Ngân hàng NN&PTNT huyện Giá Rai đã hoàn thành tốt

nhiệm vụ của mình và luôn phấn đấu để đạt kết quả tốt hơn trong những năm

tới.

6.2. KIẾN NGHỊ.

6.2.1. Đối với chi nhánh.

- Củng cố và phát huy những kết quả đạt được trong thời gian qua: lợi

nhuận, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và vốn huy động. Hạn chế

cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của những khách hàng là người thân quen để

tránh sự gian lận hoặc ý kiến chủ quan trong công tác thẩm định.

- Với những khoản vay có mức tín dụng cao thì ngoài cán bộ tín dụng

phụ trách hồ sơ, cần phải có thêm trưởng phòng quản lý tín dụng hoặc giám

Một phần của tài liệu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện giá rai, tỉnh bạc liêu (Trang 63)