Sáng tạo trong lãnh đạo tập hợp, mở rộng lực lƣợng cách mạng

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 45)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.2. Sáng tạo trong lãnh đạo tập hợp, mở rộng lực lƣợng cách mạng

chúng. Cuộc đấu tranh thắng lợi trên nhiều mặt trận đã thu hút đƣợc đông đảo quần chúng tham gia, bƣớc đầu tạo nên lực lƣơng cách mạng có sức mạng lớn trƣớc chính quyền thực dân. Những thành quả nhƣ trên sẽ không thể có đƣợc nếu Đảng ta vẫn không thay đổi sách lƣợc đấu tranh. Mục tiêu đó cũng phù hợp với mục tiêu chung phong trào cách mạng thế giới khi đó, nếu Đảng ta không điều chỉnh thì sẽ khó nhận đƣợc sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ trên thế giới trên trận tuyến đấu tranh chống phát xít. Điều đó nói lên sự chuyển hƣớng đấu tranh của Đảng là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo và phù hợp.

2.2.2. Sáng tạo trong lãnh đạo tập hợp, mở rộng lực lƣợng cách mạng mạng

Về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đồng chí Lê Duẩn khẳng định : “Cách mạng không phải là một cuộc “đảo chính”, không phải là kết quả

của những âm mƣu. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Vì vậy, việc động viên và tập hợp lực lƣợng quần chúng, việc hình thành và phát triển đạo quân chính trị của cách mạng là điều cơ bản có ý nghĩa quyết định” [3, tr.52]. Nhiệm vụ tập hợp lực lƣợng cách mạng phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và lâu dài suốt trong tất cả các thời kỳ, khi chƣa có tình thế cách mạng cũng nhƣ khi tình thế cách mạng đã xuất hiện hoặc chín muồi.

Sáng tạo trong xây dựng Mặt trận

Yêu cầu cấp thiết trƣớc mắt của nhân dân ta giai đoạn 1936 – 1939 là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Đảng ta đã nắm lấy những yêu cầu đó để phát động quần chúng đấu tranh, tạo tiền đề đƣa cách mạng tiến lên bƣớc cao hơn sau này. Hội nghị ban chấp hành Trung ƣơng Đảng tháng 7 – 1936 chỉ rõ kẻ thù trƣớc mắt nguy hại nhất của nhân dân Đông Dƣơng cần tập trung đánh đổ là bọn phản động thuộc địa và bè lũ tay sai của chúng. Từ đó Hội nghị xác định những nhiệm vụ trƣớc mắt là chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, cơm áo và hòa bình ; phải “lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi chính để bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể chính trị và tín ngƣỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dƣơng để cùng nhau tranh đấu để đòi những điều dân chủ đơn sơ” [2, tr.144].

Trong tình hình mới, đặc biệt là ở một nƣớc thuộc địa nhƣ ở Đông Dƣơng thì việc thành lập mặt trận đoàn kết rộng rãi là hết sức quan trọng. Trƣớc hết, Đảng ta chỉ ra những hạn chế trong việc thành lập các mặt trận trong thời gian trƣớc đây. Điển hình là những xu hƣớng sai lầm nhƣ : liên hiệp thiếu nguyên tắc với các đảng phái khác, giữ thái độ lãnh đạm không biết mật thiết tổ chức liên hợp hành động với những tổ chức chính trị khác ; khi lập Mặt trận thống nhất tranh đấu lại không biết chỉ đạo cho cƣơng quyết đến cuối cùng; không biết phân biệt rõ ràng sách lƣợc của Đảng Cộng sản với các đảng khác. Ngoài ra, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng còn khẳng định thêm :

Một nguy hại nữa là có đảng viên tƣởng rằng đã có một bản chƣơng trình hành động chung cho các đảng đồng minh hành động rồi thì chỉ nên đề xƣớng chƣơng trình ấy thôi, đó là xu hƣớng hữu khuynh. Đảng Cộng sản Đông Dƣơng cần ra một bản chƣơng trình tối thiểu chung cho các đảng phái cách mạng, nhƣng chúng ta cũng không bao giờ đƣợc quên hiệu triệu quần chúng ra tranh đấu thực hiện chƣơng trình chung của Đảng [2, tr.43].

Mục đích cụ thể của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng trong việc mở rộng lực lƣợng trong Mặt trận nhân dân phản đế là cuộc liên hợp hết các giai cấp trong toàn dân tộc bị áp bức đang tranh đấu đòi những điều quyền lợi hằng ngày cho toàn dân, chống chế độ thuộc địa vô nhân đạo, để dự bị điều kiện cho cuộc vận động dân tộc giải phóng đƣợc phát triển. Theo đó, Mặt trận là một thể thống nhất bao gồm nhiều giai cấp khác nhau, liên tiếp với nhau trên cơ sở một chƣơng trình chiến đấu chung nhất định. Mỗi một giai cấp lại có những quyền lợi kinh tế không giống nhau, có thái độ chính trị và ý thức chính trị khác nhau vì vậy khẩu hiệu đấu tranh sẽ phải khác nhau. Mỗi giai cấp đều vì quyền lợi riêng và quyền lợi chung mà liên kết với các giai cấp khác trong Mặt trận. Hơn nữa, bản thân lợi ích chung cũng đƣợc mỗi giai cấp quan niệm trên lập trƣờng của riêng mình. Do đó tập hợp đƣợc họ đứng cùng trong một mặt trận thì phải có chính sách hết sức khéo léo. Mặt khác, mặt trận là một hình thức công khai, hợp pháp trong khi đó Đảng lãnh đạo thì lại đang hoạt động bí mật, “bất hợp pháp”. Do đó về hình thức mặt trận ở Đông Dƣơng không giống Mặt trận Bình dân bên Pháp cũng không thể nhƣ Mặt trận kháng Nhật bên Trung Quốc. Không những thế khi Đảng chủ trƣơng xây dựng Mặt trận dân chủ có một số đảng viên mới ra tù không hiểu với chính sách của mặt trận. “Có ngƣời bảo những ngƣời hoạt động hợp pháp nhƣ thế là làm chính trị, chớ không phải làm cách mạng, vì làm cách mạng đánh đổ “chính phủ” thì phải bí mật mới đƣợc”. [9, tr. 205].

Từ việc xác định tầm quan trọng và những khó khăn khi lập mặt trận nhân dân, sáng tạo của Đảng ở chỗ tiếp tục nêu ra những việc cần làm để đảm bảo cho việc thành lập mặt trận đƣợc thắng lợi. Trong đó phải :

Củng cố, phát triển hàng ngũ của Đảng, nâng cao trình độ lý thuyết của toàn Đảng, biến mỗi đảng viên thành một ngƣời tổ chức và lãnh đạo có năng lực trong vận động quần chúng.

Khoách trƣơng và củng cố các tổ chức quần chúng : công hội, nông hội, học sinh hội, phản đế liên minh,…biến đổi mỗi sản nghiệp thành một thành lũy của Đảng. Hễ chỗ nào có quần chúng bị áp bức là những ngƣời cộng sản phải vào đấy làm việc để thực hiện khẩu hiệu “thâu phục quảng đại quần chúng”.

Phải giúp các đảng quốc gia cách mạng về đƣờng lý thuyết và phải giúp đỡ lẫn nhau trong các cuộc tranh đấu, đặng đƣa họ tới con đƣờng chân chính phản đế.

Bênh vực quyền lợi hằng ngày của công nông binh và các lớp quần chúng bị áp bức, kéo thanh niên, phụ nữ lao động ngƣời các dân tộc thiểu số, ngƣời ngoại quốc vào vận động cách mạng, liên lạc các khẩu hiệu từng phần với những khẩu hiệu chung của cuộc cách mạng phản đế và điền địa ở Đông Dƣơng.

Hiệu triệu quảng đại quần chúng lao động toàn xứ chống khủng bố trắng, chống phát xít, chống đế quốc chiến tranh. Phổ biến những cuộc thắng lợi của Xô viết Liên bang và của Xô viết Trung Quốc, ủng hộ Xô viết Liên bang và ủng hộ Xô viết Trung Quốc [2, tr.43 – 44].

Sau hai năm Đảng chủ trƣơng thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dƣơng, đến năm 1938 đã thu đƣợc những kết quả to lớn. Hội nghị Ban chấp hành Trung ƣơng tháng 3 – 1938 Đảng tiếp tục nhấn mạnh “vấn đề lập Mặt trận dân chủ thống nhất là một nhiệm vụ trung tâm của Đảng

trong giai đoạn hiện tại” và lƣu ý các đồng chí đảng viên phải tập trung cho nhiệm vụ quan trọng này [2, tr.350].

Trong quá trình vận động thành lập mặt trận, Đảng luôn sáng suốt vạch rõ phải đấu tranh chống lại khuynh hƣớng “tả”, đƣa ra những khẩu hiệu quá cao, không quan tâm đến nguyện vọng và quyền lợi của tƣ sản và địa chủ nhỏ. Mặt khác phải đề phòng khuynh hƣớng hữu, chỉ chú trọng giao thiệp với số lãnh tụ bên trên, không chú ý tổ chức quần chúng ở bên dƣới và coi thƣờng phong trào đấu tranh của quần chúng. Mặt trận Dân chủ cần liên lạc với các nhóm, các đảng phái của ngƣời Pháp ở Đông Dƣơng tán thành cải cách để thƣơng lƣợng thực hiện sự liên hiệp hành động trong mục tiêu chống phát xít, chống chiến tranh, đòi dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, sang năm 1938 lực lƣợng của Mặt trận dân chủ đã mạnh lên rất nhiều. Ở Hà Nội, ngoài giai cấp công nhân còn có các tầng lớp dân nghèo thành thị, trí thức, học sinh cũng mạnh dạn tham gia đấu tranh theo lời kêu gọi của mặt trận. Lúc đó báo Đời nay của Nguyễn

Tƣờng Tam tƣơng đối có ảnh hƣởng trong một bộ phận tiểu tƣ sản và trí thức thành thị. Đảng đã chủ trƣơng đƣa nhóm Đời nay vào Mặt trận dân chủ, giới tƣ sản dân tộc cũng cần có đại diện nên Vũ Văn An – một nhà tƣ sản dân tộc – đƣợc cử làm đại biểu trong Mặt trận dân chủ.

Nét độc đáo và sáng tạo của Đảng thời kỳ này là về chiến lƣợc Đảng vẫn kiên trì nhiệm vụ đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân song trong những năm 1936 – 1939 Đảng đã phân biệt thực dân phản động nói riêng với thực dân nói chung để lôi kéo cả những lực lƣợng chống phát xít ở Đông Dƣơng, nhằm phục vụ cho phong trào dân chủ của quần chúng. Ở Đông Dƣơng khi đó có chi nhánh của Đảng Xã hội Pháp mà lúc đầu chỉ bao gồm một số giáo viên, viên chức ngƣời Pháp. Để đƣa đƣợc chi nhánh Đảng Xã hội Pháp tham gia vào Mặt trận Dân chủ Đông Dƣơng, Đảng đã cho phép một số ngƣời của ta nhƣ các ông Phan Thanh, Trần Đình Tri, Phan Tử Nghĩa gia nhập chi nhánh

Đảng Xã hội Pháp. Hoạt động của họ trong phong trào đấu tranh vì dân chủ, dân sinh đã mang lại hiệu quả khá cao. Chủ trƣơng này của Đảng một mặt vẫn giữ nguyên tắc nhƣng lại rất linh hoạt đã chứng tỏ sự già dặn về chính trị và sáng tạo về tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Đây là một điển hình thành công trong sáng tạo xây dựng Mặt trận là Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Tại Trung Kỳ, thậm chí Đảng còn vận dụng sách lƣợc khéo léo bằng cách tạm thời liên hiệp với phe bảo hoảng công giáo (của Ngô Đình Diệm) chống lại phe của Phạm Quỳnh nên đã mang lại chiến thắng cho Phan Thanh ở Viện Dân biểu Trung Kỳ [9, tr.208].

Sáng tạo trong xây dựng các tổ chức quần chúng

Để đạt hiệu quả cao, tránh cho phong trào mang tính cộng sản, Đảng có sáng tạo lập đoàn thanh niên phản đế Đông Dƣơng thay cho Thanh niên Cộng sản đoàn, lập Hội cứu tế bình dân thay cho hội Cứu tế đỏ, lấy Công hội thay cho Công hội đỏ, lấy tên Nông hội thay cho Nông hội đỏ. Đảng còn tổ chức ra các hội quần chúng công khai và nửa công khai nhƣ ái hữu, tƣơng tế, thể thao, âm nhạc…rồi nhân danh các đoàn thể đó mà tham gia mặt trận thống nhất. Đảng chỉ rõ, dùng những cách tổ chức đơn sơ tập hợp đƣợc nhiều tầng lớp nhân dân còn hơn là những hội lấy tên cách mạng mà có rất ít quần chúng.

Để mở rộng lực lƣợng cách mạng, Đảng đặc biệt chú trọng tới các tổ chức quần chúng mà tiêu biểu nhƣ : công nhân, nông dân, thanh niên và phụ nữ. Tổ chức công nhân từ năm 1936, sau khi Mặt trận nhân dân ở Pháp thắng lợi, phong trào đòi tự do nghiệp đoàn ở Đông Dƣơng bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Để ngăn chặn hoặc làm trì trệ phong trào, chính quyền thuộc địa đã “khuyên công nhân trƣớc hết hãy tổ chức những hội ái hữu” với một điều lệ hạn chế do tự chúng thảo ra. Sự ngăn chặn và chống phá của chính quyền thực dân ở Đông Dƣơng chứng tỏ chủ trƣơng xây dựng các hội ái hữu và tự do nghiệp đoàn của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng trong công nhân đã mang lại hiệu quả cao và rất phù hợp.

Vấn đề nông dân vận động, chủ trƣơng sáng tạo của Đảng là đề ra nhiều hình thức vận động phong phú. Các hội đƣa ma, đám cƣới, lợp nhà, chơi họ…vừa thích hợp với hoàn cảnh công khai và bán công khai, vừa có thể bao gồm đƣợc quảng đại quần chúng nông dân để giúp đỡ lẫn nhau và cải cách hủ tục, và do từ những lợi ích nhỏ nhặt gần gũi mà giác ngộ nông dân về quyền lợi của họ. Đảng chủ trƣơng hết sức phát triển các hình thức tổ chức ấy nhƣng không đƣợc chính trị hóa nó. Đồng thời phải hết sức tổ chức các lớp học đêm, các hội đọc sách báo…để nông dân tranh đấu chống nạn không biết chữ. Tùy trình độ của quảng đại nông dân mà đƣa những khẩu hiệu cho thích hợp với tâm lý và quyền lợi thiết thực mà hiệu triệu họ, nhƣ cải cách sƣu thuế theo lối dân chủ giảm địa tô và miễn hẳn sƣu, thuế, địa tô, hoãn nợ…

Về vấn đề thanh niên : Đảng nhận thấy vấn đề thanh niên là quan trọng cho cuộc cách mạng vận động. Căn cứ theo nghị quyết của đại hội lần thứ VI của Quốc tế Cộng sản thanh niên, Hội nghị Trung ƣơng Đảng tháng 3- 1938 quyết định : Phải tổ chức một đoàn thể thanh niên có tính chất chính trị và quần chúng rộng rãi, mang tên Thanh niên tân tiến hội thay cho Thanh niên

Cộng sản đoàn, nhằm giúp Đảng vận động đông đảo thanh niên tham gia cách mạng.

Về vấn đề phụ nữ, Đảng chủ trƣơng “Mỗi một đảng bộ phải có một ban phụ nữ chuyên môn, phải lấy những ngƣời phụ nữ hăng hái vào làm việc ấy. Phải đào tạo một số cán bộ phụ nữ để gánh lấy công việc phụ nữ vận động” [2, tr.358], có nhƣ vậy phong trào phụ nữ mới có thể phát triển lên đƣợc.

Chủ trƣơng tập hợp tối đa lực lƣợng của toàn dân tộc dƣới ngọn cờ của Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dƣơng (sau này là Mặt trận dân chủ) là sự sáng tạo linh hoạt của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Chủ trƣơng đúng đắn này đƣợc minh chứng bằng thắng lợi của phong trào đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh trong thời kỳ 1936- 1939. Chủ trƣơng xây dựng lực lƣợng với những khẩu hiệu thích hợp, sắc bén và kịp thời đã lôi cuốn quần chúng

một cách mạnh mẽ và rộng rãi nhất, đƣa quần chúng vào cuộc đấu tranh từ thấp đến cao, qua đó không ngừng giác ngộ quần chúng, không ngừng phát triển đội ngũ cách mạng cả về bề rộng lẫn bề sâu. Không những thế, chủ trƣơng này còn góp phần đại đoàn kết toàn dân, đập tan âm mƣu chia rẽ thâm độc của kẻ thù và đƣa quần chúng vào trận tuyến đấu tranh tạo ra sức mạnh lớn lao cho cách mạng. Chủ trƣơng tập hợp lực lƣợng kiểu mới đã góp phần khắc phục những hạn chế về thành phần lực lƣợng trong xây dựng Hội phản đế đồng minh ở giai đoạn trƣớc đây của Đảng.

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)