6. Kết cấu của khóa luận
3.1.2. Xây dựng đƣợc một lực lƣợng cách mạng rộng lớn
Bước ngoặt phát triển về lực lượng cách mạng
Khẩu hiệu đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình do Đảng đƣa ra trong một chừng mực nhất định phù hợp với yêu cầu của các tầng lớp trí thức, tiểu tƣ sản, trung, tiểu địa chủ và một bộ phận tƣ sản dân tộc. Vậy nên, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã liên minh đƣợc với một số đảng phái, nhóm chính trị trong Mặt trận dân chủ. Điều này đã khắc phục đƣợc hạn chế « tả » khuynh trong thời kỳ 1931 – 1935 và phát huy đƣợc sức mạnh nội lực của dân tộc, quay trở lại tính đúng đắn, sáng tạo trong Cƣơng lĩnh chính trị tháng 2 – 1930. Thành quả lớn của phong trào là đã thức tỉnh ý thức chính trị của hàng triệu quần chúng nhân dân, làm cho họ thấy đƣợc sức mạnh và khả năng thực hiện cách mạng của chính mình. Không những thế, chủ trƣơng tập hợp lực lƣợng của đông đảo nhân dân dƣới ngọn cờ của Mặt trận dân chủ đã đập tan âm mƣu chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân của thực dân Pháp.
Thành công về xây dựng Mặt trận đoàn kết rộng rãi
Với chủ trƣơng xây dựng Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dƣơng mà sau này là Mặt trận dân chủ Đông Dƣơng, Đảng đã tìm ra đƣợc phƣơng cách để đoàn kết toàn dân, đƣa quần chúng vốn trƣớc đây rụt rè xông pha vào trận tuyến đấu tranh chống phản động thuộc địa. Từ một Hội phản đế đồng minh ban đầu (trƣớc năm 1936) vốn chỉ bao gồm hai giai cấp công nhân và nông dân thì đến phong trào đấu tranh thời kỳ 1936 – 1939 Mặt trận dân chủ đã quy tụ đƣợc đông đảo quần chúng nhân dân bao gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau. Ảnh hƣởng của Mặt trận dân chủ lan tỏa khắp mọi miền đất nƣớc, tới những cơ quan mà nhiều khi Đảng Cộng sản Đông Dƣơng chƣa có điều kiện thâm nhập để lãnh đạo. Trong hoàn cảnh Đảng còn bị hạn chế khi ra hoạt động công khai thì Mặt trận dân chủ dƣới sự lãnh đạo của Đảng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một tổ chức chính trị hoạt động công khai
và hợp pháp. Điểm nổi bật trong thời kỳ này là các phong trào đấu tranh chủ yếu diễn ra dƣới hình thức công khai, bán công khai và hợp pháp, nửa hợp pháp nên Đảng rất cần một tổ chức chính trị nhƣ mặt trận để chuyển tải chủ trƣơng, đƣờng lối đấu tranh.
- Thành công khi sáng tạo nhiều hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh
Trong những năm 1936 – 1939, hình thức và phƣơng pháp đấu tranh cũng là một nét đặc sắc và mới lạ. Do Đảng chủ trƣơng tạm gác khẩu hiệu chiến lƣợc «độc lập tự do» và «ngƣời cày có ruộng», đồng thời các hoạt động đấu tranh chủ yếu mang hình thái mới nên các hình thức tổ chức và phƣơng pháp đấu tranh «truyền thống», nhất là đấu tranh vũ trang, các hoạt động bí mật không phát huy nhiều tác dụng và không còn chủ yếu. Trong khi đó các phƣơng pháp và hình thức đấu tranh nhƣ : mít tinh, biểu tình, hội họp, diễn thuyết, đƣa kiến nghị thƣ, ra sách báo công khai…vốn chỉ có vai trò tƣơng đối hạn chế trong các giai đoạn trƣớc đã phát huy tác dụng tối đa trong thời kỳ này. Ngoài ra còn có các phƣơng pháp đấu tranh và hình thức tổ chức mới rất sáng tạo xuất hiện và rất hiệu quả nhƣ : đấu tranh nghị trƣờng, thu thập dân nguyện, tranh luận tƣ tƣởng, «đón rƣớc» đặc phái viên của chính phủ Pháp… Bên cạnh các phƣơng pháp tổ chức mới và chung cho lực lƣợng cách mạng, mỗi giai cấp và tầng lớp lại sử dụng những hình thức tiêu biểu của riêng mình. Đó là : bãi công, đình công của công nhân ; bãi khóa, bãi thị của học sinh và tiểu thƣơng ; khiếu kiện tập thể, lập phƣờng hội của nông dân. Những phƣơng pháp đấu tranh và hình thức tổ chức trên là kết quả của việc thực hiện chủ trƣơng của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Nó cũng là kết quả sáng tạo của quần chúng và cán bộ cơ sở trong thực tiễn đấu tranh. Hình thức tổ chức và phƣơng pháp đấu tranh dân chủ, dân sinh có sức lôi cuốn mạnh mẽ, phát huy
đƣợc cao độ năng lực và sức mạnh của quần chúng nhân dân. Thắng lợi của phong trào càng có ý nghĩa hơn bởi cũng trong một hoàn cảnh tƣơng tự nhƣng không một thuộc địa nào của Pháp lại có các hình thức tổ chức và phƣơng pháp đấu tranh phong phú và đa dạng nhƣ ở Việt Nam.