6. Kết cấu của khóa luận
2.2.3. Sáng tạo trong sử dụng đa dạng các phƣơng pháp và hình thức đấu
thức đấu tranh cách mạng trong hoàn cảnh mới
Muốn đƣa cách mạng đến thắng lợi, điều quan trọng trƣớc hết là phải xác định đúng mục tiêu chiến lƣợc và mục tiêu cụ thể cho mỗi thời kỳ. Song bằng con đƣờng nào, với những hình thức và biện pháp gì để thực hiện phƣơng hƣớng và mục tiêu đã định, vấn đề này không kém phần quan trọng so với việc định ra bản thân phƣơng hƣớng và mục tiêu, bởi lẽ, cách mạng là sáng tạo, không sáng tạo thì cách mạng không thể thắng lợi.
Sáng tạo trong lãnh đạo kết hợp đấu tranh công khai và hợp pháp
Phƣơng pháp cách mạng của Đảng thời kỳ 1936 – 1939 rất linh hoạt. Đảng chủ trƣơng tận dụng các khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và bán công khai để tổ chức quần chúng và các hình thức tổ chức bí mật nhằm đoàn kết đông đảo quần chúng trong một mặt trận thống nhất chống phản động thuộc địa, chống phát xít, đòi tự do, cơm áo hòa bình. “Trong tình hình nhất định, Đảng đặt vấn đề đấu tranh giành cho đƣợc những điều kiện hợp pháp không phải để tự gây ảo tƣởng cho mình về con đƣờng “hợp pháp” giành chính quyền và gieo rắc ảo tƣởng ấy cho quần chúng” [3, tr.54] mà để mở rộng việc giáo dục và tập hợp quần chúng, thực hiện cho đƣợc mục tiêu trƣớc mắt, mở rộng ảnh hƣởng của cách mạng.
Theo quan điểm đó, Đảng chủ trƣơng kết hợp hoạt động công khai và nửa công khai với các hình thức sinh hoạt thông thƣờng phong phú, đa dạng nhằm thu hút đông đảo các tầng lớp quần chúng tham gia đấu tranh và qua đó mở rộng hàng ngũ để đấu tranh có hiệu quả hơn. Đảng Cộng sản Đông Dƣơng củng cố tổ chức và công tác bí mật trong các tổ chức quần chúng phát triển qua đó mở rộng kết nạp đảng viên và củng cố hàng ngũ. Đảng đã chỉ ra mối quan hệ đúng đắn giữa bí mật và công khai trong tổ chức và hoạt động Đảng, tƣ tƣởng chỉ đạo này có giá trị trong suốt thời kỳ vận động dân chủ, dân sinh 1936 – 1939.
Vấn đề ra hoạt động công khai đối với Đảng là rất quan trọng bởi điều đó làm cho ảnh hƣởng của Đảng lan rộng nhanh chóng và có thể công khai lãnh đạo đông đảo quần chúng giành quyền tự do, dân chủ cải thiện đời sống. Đƣợc công nhận công khai, về mặt pháp lý tức là có địa vị hợp pháp. Vào trƣớc năm 1945, do đặc điểm lịch sử Đảng cộng sản Đông Dƣơng chƣa có địa vị “hợp pháp” nên không đƣợc công nhận công khai. Nhƣng khi phong trào đấu tranh của quần chúng lên cao, Đảng đã cử một số đảng viên ra hoạt động công khai, nửa công khai. Các báo của Đảng xuất bản công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp. Điều đó đã buộc nhà cầm quyền mới ở Đông Dƣơng phải ra thông tƣ “từ nay không đƣợc truy tố những ngƣời có chân trong Đảng Cộng sản hay lập ra những chi bộ Cộng sản, vì những hoạt động ấy không phạm vào điều thứ 91 của Luật hình sự sửa đổi”. Nhƣ vậy, tuy không có văn bản pháp lý chính thức công nhận Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đƣợc hoạt động công khai hợp pháp nhƣng thông tƣ trên đã mặc nhiên và gián tiếp công nhận những đảng viên cộng sản và các tổ chức Cộng sản đƣợc hoạt động không bị truy tố vì không phạm pháp. Việc Đảng Cộng sản Đông Dƣơng giành đƣợc vị trí hợp pháp trong việc lãnh đạo các tổ chức và hoạt động dân chủ là một thắng lợi. Một số đảng viên đƣợc Đảng phân công hoạt động công khai mà quần chúng và kẻ thù đều biết đến ở cả 3 thành phố lớn : Hà Nội, Huế, Sài
Gòn đã làm cho sự tuyên truyền, xây dựng uy tín của Đảng trong quần chúng rất có hiệu quả, tạo điều kiện để Đảng trực tiếp đấu tranh chống chủ nghĩa tờrốtkít và các khuynh hƣớng chính trị sai lầm, phản động khác.
Sáng tạo trong lãnh đạo đấu tranh báo chí
Mặt trận báo chí công khai là một điển hình khác của sự mạnh dạn và sáng tạo trong đấu tranh lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Từ năm 1937, báo chí công khai do Đảng lãnh đạo phát triển nhanh chóng trở thành vũ khí đấu tranh cách mạng. Các đồng chí làm báo đƣợc tổ chức làm hai nhóm bí mật và công khai. Nhóm công khai trực tiếp phụ trách các tờ báo và tiếp xúc quần chúng, liên lạc với các báo chí khác. Nhóm bí mật làm nhiệm vụ liên hệ với Trung ƣơng Đảng và xứ ủy, truyền đạt và chỉ đạo thực hiện đƣờng lối chính trị của Đảng đối với báo chí công khai.
Ngày 22 tháng 7 năm 1938, không xin phép của bọn cầm quyền thuộc địa, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng xuất bản ở Sài Gòn tờ báo Dân chúng, cơ quan ngôn luận của Trung ƣơng Đảng. Tờ báo ra đời đã nhanh chóng tạo ra một tầm ảnh hƣởng to lớn trong xã hội và đƣợc xuất bản với số lƣợng lớn. Trƣớc sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng đối với tờ báo của Đảng, ngày 30 tháng 8 năm 1938, một tháng sau khi báo Dân chúng ra đời, bọn thống trị ở thuộc địa buộc phải thực hiện luật tự do báo chí ở Nam Kỳ. Thắng lợi của báo
Dân chúng chứng tỏ ở một nƣớc thuộc địa mà bị động ngồi chờ bọn cầm
quyền ban hành những điều luật cải cách là ảo tƣởng. Chỉ có kiên quyết đấu tranh và đƣợc quần chúng đồng tình ủng hộ mạnh mẽ mới buộc kẻ thù phải lùi bƣớc.
Để đẩy mạnh hơn và ủng hộ các hoạt động báo chí đấu tranh công khai, Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng yêu cầu :
Đảng ta cần cổ động triệu tập các cuộc Hội nghị báo chí, văn sĩ, các cuộc đại biểu Hội nghị của các hƣơng hữu…dẫu rằng ta có thể hay không có thể chỉ đạo những cuộc hội nghị nhƣ thế, ta cũng nên nhiệt tình cổ động cho nó
để phổ biến cái quan điểm liên hành động trong dân chúng và để khuyến khích các hội quần chúng, đề ra những yêu cầu có tính chất cấp tiến [2, tr.296].
Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, lần đầu tiên trong lịch sử báo chí nƣớc ta đã xuất hiện Đại hội báo chí. Mục tiêu chính của phong trào là quy tụ đội ngũ báo giới đấu tranh chống lại chế độ kiểm soát, kiểm duyệt, đàn áp báo chí, báo giới của chính quyền thực dân Pháp.
Điểm độc đáo ở các Hội nghị báo giới là ban đầu các đại biểu của Đảng tham dự chƣa sớm bộc lộ thái độ chính trị làm cho giới phản động thuộc địa chủ quan, tƣởng rằng có đa số là ngƣời của chúng, có đủ thế lực để định đoạt nên đồng ý cho tổ chức Hội nghị báo giới đàng hoàng với quy mô không nhỏ. Cách tiến hành Hội nghị sáng tạo của một số đảng viên đã làm cho kẻ thù phải ngỡ ngàng. Khi Hội nghị diễn ra, kẻ thù không ngờ những ngƣời phát biểu đầu tiên lại là các đảng viên cộng sản nhƣ Trần Huy Liệu, Hải Triều, Khuất Duy Tiến [9, tr.195] trong khi đó phía kẻ thù “im hơi, lặng tiếng”. Qua đó tiếng nói của Đảng đƣợc củng cố và tố cáo bọn phản động thuộc địa mƣu mô bóp nghẹt tự do ngôn luận. Cách làm khéo léo của Đảng dẫn đến khi bầu ra Ban tổ chức cho kỳ lần họp sau thì đa số ngƣời đều đại diện về phía nhân dân. Tại phiên họp chính của Hội nghị báo giới Bắc Kỳ, Đảng đã có đối sách hợp lý trƣớc sự đe dọa, chia rẽ và nhiều thủ đoạn của bọn phản động định đƣa ngƣời của chúng làm Chủ tịch Ban trị sự điều hành hội nghị. Để thu đƣợc kết quả tốt nhất, các đảng viên cộng sản đã “vận dụng chiến thuật” hợp lý, mềm dẻo nên ngƣời của Đảng vẫn chiếm tuyệt đại đa số trong Ban đại diện và giữ ghế chủ tịch ở kỳ đại hội sau. Cách làm này của Đảng đã buộc kẻ thù phải trao cơ hội điều hành các tổ chức báo chí quan trọng về phía chúng ta. Đây là nét độc đáo, sáng tạo của Đảng trong lãnh đạo báo chí thời kỳ này.
Chính quyền thực dân ở Đông Dƣơng luôn lo lắng trƣớc sự xuất hiện của báo chí cách mạng. Vì thế chúng không từ một thủ đoạn tinh vi và xảo
quyệt nào, chúng sử dụng mọi công cụ có thể trong tay chính quyền để đàn áp và ngăn cản. Mặt trận đấu tranh báo chí công khai đã trở thành cuộc đấu trí » gay go, phức tạp. Bằng nhiều hình thức khôn khéo, hoạt động của báo chí công khai vẫn diễn ra sôi nổi đã cổ vũ và hỗ trợ đắc lực phong trào quần chúng đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ, đòi cải thiện đời sống, chống phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.
Ở một nƣớc thuộc địa nhƣ nƣớc ta, phát động đƣợc phong trào báo chí công khai do Đảng Cộng sản chỉ đạo là một thắng lợi to lớn. Thắng lợi này nói lên nghệ thuật vận động cách mạng sáng tạo và tinh thần cách mạng tiến công của Đảng. Báo chí công khai góp phần nâng cao sức mạnh gấp bội của Đảng và của quần chúng, tiếng nói của Đảng đƣợc truyền bá rộng rãi, kịp thời, mối liên hệ giữa Đảng và quần chúng đƣợc giữ vững, góp phần liên kết các giai cấp và tầng lớp trong phạm vi cả nƣớc. Báo chí công khai cũng liên kết phong trào cách mạng Đông Dƣơng với phong trào cách mạng thế giới ; bồi dƣỡng ý thức giai cấp, ý thức dân tộc, ý thức quốc tế trong đấu tranh cách mạng, báo chí công khai đã không chỉ là ngƣời tuyên truyền, ngƣời cổ động mà còn là “ngƣời tổ chức tập thể” nhƣ V. Lênin từng nói.
Sáng tạo trong lãnh đạo đấu tranh nghị trường
Một trong những hoạt động công khai hiếm có ở một xứ thuộc địa là vận động đƣa những ngƣời cách mạng tiến bộ tranh cử vào các cơ quan chính quyền của thực dân Pháp ở Đông Dƣơng. Ở các nƣớc dân chủ, Đảng cộng sản nếu hoạt động hợp pháp thì có quyền ra tranh cử, nếu hoạt động không hợp pháp thì đƣơng nhiên đứng ngoài cuộc bầu cử. Ở Việt Nam những năm 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng do hoạt động trong một nƣớc thuộc địa nên bị chính quyền thực dân không công nhận là một chính đảng “hợp pháp”, điều đó gây ra những khó khăn lớn khi đấu tranh nghị trƣờng. Mặc dù không hề ảo tƣởng vào nghị trƣờng, nhƣng Đảng vẫn quyết định tham gia các cuộc tuyển cử nhằm mở rộng lực lƣợng của Mặt trận dân chủ. Thông qua đó,
những ngƣời có tƣ tƣởng tiến bộ, nói lên tiếng nói của Đảng để phối hợp với các phong trào báo chí công khai của Đảng, vạch trần chính sách phản động của địch, bênh vực quyền lợi của dân chúng. Đây cũng là dịp thuận lợi để mở rộng và tuyên truyền đƣờng lối của Đảng tới quần chúng. Đây là chủ trƣơng rất sáng tạo của Đảng, một hiện tƣợng chỉ có ở Việt Nam, một phƣơng pháp cách mạng độc đáo, sáng tạo và thực sự có hiệu quả, đƣợc thực tiễn thừa nhận.
Cuối năm 1936, nhóm cán bộ cộng sản hoạt động công khai ở Hà Nội trong tòa báo Le Travail đã mạnh dạn và sáng tạo tìm cách hạn chế lực lƣợng phản động tay sai của Pháp ở Viện dân biểu Bắc Kỳ. Họ phối hợp với nhóm nghị viên cấp tiến Vũ Văn An chống lại nhóm nghị viên bảo thủ của Phạm Huy Lục. Năm 1937, nhóm Le Travail vận động tranh cử thắng lợi cho đại
biểu của nhóm Trịnh Văn Phú. Năm 1938, tại cuộc tranh cử vào viện Dân biểu Bắc Kỳ các đại diện của Đảng ở nhóm Tin tức trong Mặt trận dân chủ đã trúng cử [9, tr.192].
Tại Trung Kỳ, để nâng cao hiệu quả đấu tranh nghị trƣờng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã liên tiếp xuất bản các báo Nhành lúa, Sông Hương tục bản. Trên thực tế, tờ báo vừa là cơ quan tuyên truyền, vừa là trung tâm chỉ
huy toàn bộ cuộc đấu tranh nghị trƣờng ở Trung kỳ. Xuất phát từ lực lƣợng đông đảo của Mặt trận dân chủ đoàn kết, nhất trí nên Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã tranh thủ đƣợc các vị dân biểu trung gian, cô lập những kẻ làm tay sai cho địch, giành đƣợc các chức vụ quan trọng nhƣ Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng Viện dân biểu Trung Kỳ. Sự kiện các đại biểu đấu tranh với đa số phiếu tuyệt đối bác bỏ dự án tăng thuế thân và dự án thuế điền thổ do Khâm sứ Trung Kỳ đƣa ra lần thứ nhất đã gây một tinh thần phấn khởi cho nhân dân trong cả nƣớc, không chỉ riêng cho xứ Trung Kỳ, kích thích mạnh mẽ ý thức đấu tranh cho dân chủ.
Trên mặt trận đấu tranh nghị trƣờng, tuy ở Nam Kỳ chƣa thành công nhiều và các đảng viên cộng sản chƣa hoàn toàn chiếm ƣu thế trong các cơ quan công quyền nhƣng đó là những thắng lợi bƣớc đầu. Trong điều kiện một nƣớc thuộc địa nhƣ ở Việt Nam để thu đƣợc kết quả đó Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã có nhiều sáng tạo độc đáo nhƣ : chọn ứng cử viên, liên hiệp với các đảng phái tiến bộ, cách vận động tranh cử, cách đấu tranh sau thắng cử… Những sáng tạo đó đã dẫn đến thành công của phong trào đấu tranh nghị trƣờng nhƣ Đảng đánh giá « thật là một sự thắng lợi lớn lao, ảnh hƣởng hết sức rộng” [2, tr.380].
Sáng tạo trong lãnh đạo lập Hội truyền bá chữ quốc ngữ
Cuối năm 1937, Đảng chủ trƣơng phát động phong trào truyền bá chữ quốc ngữ nhằm giúp nhân dân lao động thoát nạn mù chữ, để có thể đọc đƣợc sách báo, nâng cao sự hiểu biết nói chung và về chính trị cách mạng nói riêng. Đảng đã vận động cụ Nguyễn Văn Tố, một trí thức có tinh thần yêu dân, yêu nƣớc đứng ra lập Hội truyền bá chữ quốc ngữ. Ngay sau đó các báo công khai đã sôi nổi cổ vũ cho chủ trƣơng này và phong trào đã nhanh chóng thu hút đƣợc các tầng lớp tham gia, khắp nơi nhiều lớp học đƣợc mở ra. Ở đó, ngƣời học không chỉ học chữ quốc ngữ mà còn đƣợc học về chính trị. Hoảng hốt trƣớc sự lớn mạnh của phong trào, bọn phản động thuộc địa viện mọi lý do để trì hoãn việc cho phép nhƣng đã không thể ngăn cấm. Chúng chuyển sang thủ đoạn cho tay sai tham gia vào các tổ chức truyền bá chữ quốc ngữ nhằm chống phá và kìm hãm phong trào. Mặc dù vậy, phong trào vẫn phát triển mạnh mẽ, ngày càng lan rộng ở thành thị và nông thôn.
Sáng tạo trong tổ chức « đón tiếp” J. Gô-đa và J. Bre – vi – ê
Nhƣ đã ghi trong chƣơng trình tranh cử của Mặt trận bình dân Pháp, một phái đoàn thanh sát đƣợc cử sang điều tra tình hình và thu thập nguyện vọng của dân chúng xứ Đông Dƣơng. Để xoa dịu làn sóng đấu tranh của quần chúng ở thuộc địa và nƣớc Pháp, tháng 12 – 1936 Bộ thuộc địa cử J. Gô – đa
– một chính trị gia cấp tiến – sang điều tra tình hình Đông Dƣơng. Sau khi J. Gô – đa đến Sài Gòn đƣợc hai tuần thì viên toàn quyền mới đƣợc Chính phủ bình dân Pháp bổ nhiệm J. Bre – vi – ê cũng tới bến Nhà Rồng bắt đầu nhậm chức ở Đông Dƣơng.
Ngay khi nắm bắt đƣợc thông tin, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng chủ động đón bắt thời cơ, phát động và tổ chức một phong trào đấu tranh mạnh mẽ của quần chúng nhân dân từ Nam ra Bắc. Ngay sau ngày viên toàn quyền mới sang Đông Dƣơng, đoàn đại biểu đầu tiên mà J. Bre – vi – ê tiếp chính là “đoàn đại biểu lao động” do hai chiến sĩ cộng sản Nguyễn Văn Tạo và Dƣơng Bạch Mai dẫn đầu. Ngoài ra Trung ƣơng Đảng còn chỉ đạo các Xứ ủy và các cơ sở Đảng cử cán bộ hòa mình với quần chúng vận động thu thập nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân chuyển tới J. Gô – đa. Ở Hà Nội và Huế, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng cử những nhóm cán bộ có trình độ cao lập ra