Sáng tạo của Đảng trong công tác xây dựng Đảng

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 62)

6. Kết cấu của khóa luận

2.2.5.Sáng tạo của Đảng trong công tác xây dựng Đảng

Hoàn cảnh mới, chủ trƣơng mới đòi hỏi phải có một đƣờng lối tổ chức mới. Vì vậy, Đảng chủ trƣơng phải chuyển hình thức tổ chức bí mật không hợp pháp sang các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai,

hợp pháp và nửa hợp pháp, nhằm làm cho Đảng mở rộng sự quan hệ với quần chúng, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh bằng các hình thức và khẩu hiệu thích hợp.

Tuy nhiên, Đảng chỉ rõ trong khi tranh thủ mở rộng các hình thức tổ chức đấu tranh công khai và hợp pháp, tranh sa vào chủ nghĩa công khai, mà phải giữ vững nguyên tắc củng cố và tăng cƣờng tổ chức và hoạt động bí mật của Đảng, giữ vững mối quan hệ giữa bí mật và công khai, hợp pháp với không hợp pháp và phải bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng bí mật đối với những tổ chức và hoạt động công khai hợp pháp. Đảng nêu rõ :

Bí mật với công khai là làm cho công tác của Đảng đƣợc thống nhất và nhanh chóng phát triển,vô luận công khai hay bí mật đều phải phục tùng cơ quan chỉ huy của Đảng, bộ phận công khai không phải là một cơ quan ngang hàng với Trung ƣơng hay các cấp bộ tƣơng đƣơng, nó chỉ là một bộ phận trong công tác Đảng [8, tr.359].

Về mặt tổ chức, Đảng phải củng cố những cơ sở đã có, lập thêm cơ sở mới, phải chú trọng phát triển cơ sở Đảng ở các châu thành, các đồn điền và các vùng kỹ nghệ tập trung…xây dựng các tỉnh lỵ thành những trung tâm điểm mạnh mẽ của cuộc vận động quần chúng, các xứ, các tỉnh. Đảng cho rằng “nếu không làm đƣợc nhiệm vụ ấy thì phong trào phát triển sẽ chậm và không giữ đƣợc vai trò lãnh đạo của vô sản trong cuộc vận động chung của dân chúng” [8, tr.358].

Về chính sách, những việc tuyên truyền hằng ngày cho cả đến vấn đề lý luận, cùng những kinh nghiệm, hầu hết có trong báo chí công khai, vậy nên Đảng nhận thấy không thể kéo dài tình trạng đa số đảng viên không chịu mua và đọc sách báo công khai của Đảng và việc đọc sách báo của Đảng là bổn phận của một đảng viên. Bởi công việc đó không chỉ giúp cho kênh tuyên truyền của Đảng tồn tại và phát triển mà còn giúp các đảng viên cập nhật tình hình mới chủ trƣơng mới của Đảng.

Về mặt huấn luyện, đây là công tác nâng cao trình độ và khả năng lãnh đạo của mỗi đảng viên nên Đảng xác định “Ban Trung ƣơng phải có nhiều bản chƣơng trình huấn luyện thống nhất để cho thích hợp với trình độ khác nhau của các đảng viên, Trung ƣơng phải viết ra những quyển sách huấn luyện nhỏ đặng làm tài liệu cho các lớp hạ cấp” [2, tr.361].

Tranh đấu chống bọn khiêu khích tờrốtkít, Đảng xác định đây là một trong những mặt trận khó khăn bởi “bọn phản động lại lợi dụng bọn tờrốtkít lẩn vào hàng ngũ thợ thuyền, dùng những câu cách mạng tả đầu lƣỡi để lừa gạt thợ thuyền chƣa giác ngộ, phá hoại việc lập Mặt trận dân chủ ở xứ ta”. Vì vậy “vô luận chỗ nào, nó thò đầu ra là đập ngay, không nên cho rằng chúng chƣa có mầm mống” [2, tr.365]. Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tình hình và hoạt động của tờrốtkít và nhận thức của một số đảng viên, Đảng “kịch liệt chỉ trích các xu hƣớng còn phảng phất trong đầu óc các đồng chí tìn rằng : đối với bọn tờrốtkít chúng tán thành chƣơng trình của Mặt trận dân chủ thống nhất vì cái ấy là hoàn toàn không căn cứ và biểu lộ có thỏa hiệp với tờrốtkít” [2, tr.365].

Những sáng tạo về xây dựng Đảng nhƣ trên đã định hƣớng cho quá trình khôi phục và phát triển Đảng ngày càng vững mạnh, nó góp phần định hƣớng cho hoạt động của các đảng viên trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của quá trình vận động giải phóng dân tộc.

Tiểu kết chƣơng 2 :

Phong trào đấu tranh thời kỳ này có sự lãnh đạo đầy sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng thể hiện trên nhiều phƣơng diện khác nhau nhƣ : sáng tạo trong việc kịp thời đề ra đƣờng lối chuyển hƣớng chiến lƣợc, kiên trì mục tiêu dân tộc nhƣng mềm dẻo về sách lƣợc đấu tranh vì dân chủ, dân sinh ; sáng tạo trong việc mở rộng tập hợp lực lƣợng cách mạng, phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc với đoàn kết quốc tế vì mục tiêu hòa bình, dân chủ, dân sinh ; sáng tạo trong sử dụng đa dạng phƣơng pháp và hình thức đấu tranh

cách mạng trong hoàn cảnh mới ; sáng tạo trong hợp tác chính phủ cánh tả ở Pháp ; sáng tạo trong xây dựng Đảng trong hoàn cảnh mới. Chính những yếu tố này đã làm cho phong trào đấu tranh ở Việt Nam đạt đƣợc thành tựu to lớn. Thực tế lịch sử đã cho thấy rằng, trong điều kiện quốc tế tƣơng tự nhƣng ở các thuộc địa khác của Pháp đã không hề xuất hiện những cuộc vận động sôi nổi và rộng lớn thành cao trào nhƣ ở Việt Nam.

Phong trào cách mạng thời kỳ 1936 – 1939 thật sự là một cuộc đấu tranh cách mạng sôi nổi, có tính chất quần chúng rộng rãi nhằm thực hiện mục tiêu trƣớc mắt là chống phản động thuộc địa và tay sai đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình. Về cơ bản, các khẩu hiệu cách mạng của Đảng trong thời kỳ này có bao hàm cả vấn đề dân tộc và dân chủ nhƣng trọng tâm là mục tiêu dân chủ. Cao trào đã diễn ra trên tất cả các mặt trận : chính trị, kinh tế, văn hóa, tƣ tƣởng với các hình thức đấu tranh rất phong phú và linh hoạt : bãi công, bãi khóa, bãi chợ, mít tinh, biểu tình, báo chí và cả đấu tranh nghị trƣờng. Các hoạt động hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và bán công khai, bí mật…đều đƣợc Đảng sử dụng phối hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ với nhau. Đảng luôn luôn có ý thức lấy các tổ chức bí mật làm nòng cốt, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức công khai và chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mọi thủ đoạn đánh phá của kẻ thù, nhanh chóng chuyển bộ phận công khai và hoạt động bí mật khi điều kiện hoạt động công khai không còn nữa.

Chƣơng 3

Ý NGHĨA VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 62)