Lãnh đạo đấu tranh chống tờrốtkít

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 30)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.2.5. Lãnh đạo đấu tranh chống tờrốtkít

Trong thời kỳ 1936 – 1939, cuộc đấu tranh chống tờrốtkít là một bộ phận quan trọng của phong trào cách mạng. Trong giai đoạn đầu đã có sự phối hợp hành động giữa các đảng viên cộng sản hoạt động công khai tại Sài Gòn với các phần tử tờrốtkít trong nhóm La Lutte (tranh đấu). Tuy nhiên, sau này cuộc đấu tranh của Đảng chống lại các phần tử tờ rốt kít đã diễn ra gay gắt vì phong trào dân chủ, dân sinh.

Về tờrốtkít, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng nhận đinh “bọn tờrốtkít ở Đông Dƣơng cũng nhƣ trên thế giới, mƣợn hai tiếng cách mạng để phá phách hàng ngũ thợ thuyền, để chia rẽ cuộc cách mạng vận động” [2,tr.743].

Tại Việt Nam, chính các phần tử tờrốtkít cũng không thống nhất thành một lực lƣợng duy nhất mà ngƣợc lại bị phân tán thành nhiều nhóm nhỏ khác nhau về quan điểm chính trị và sách lƣợc đấu tranh. Mỗi nhóm đều cố gắng đƣa ra một vài tờ báo công khai để tuyên truyền cho chủ trƣơng của riêng mình và công kích các nhóm khác. Ở Sài Gòn khi đó có các nhóm (đƣợc gọi theo tên của các cơ quan ngôn luận của chúng) nhƣ : nhóm Tranh đấu do Tạ Thu Thâu và Phan Văn Hùm cầm đầu, nhóm Tháng Mười do Hồ Hữu Tƣờng lãnh đạo, nhóm Tia sáng do Hải Vân đại diện…Mặc dù khác nhau về quan

điểm và sách lƣợc đấu tranh nhƣng tất cả các nhóm này đều nhất trí với nhau trong chủ trƣơng chống cộng sản và phá hoại cuộc vận động dân chủ, dân sinh.

Một điều nguy hiểm cho phong trào cách mạng là các nhóm tờrốtkít đều do một số lãnh tụ vốn là những trí thức Tây học trẻ, có uy tín khá cao

lãnh đạo. Trong khi ảnh hƣởng của các nhóm tờrốtkít ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ tƣơng đối yếu thì tại Nam Kỳ ảnh hƣởng của họ lại khá mạnh. Việc các nhóm tờrốtkít tung ra các khẩu hiệu cực tả cũng đã lừa gạt và tranh thủ đƣợc sự ủng hộ của một bộ phận đáng kể dân chúng ở Sài Gòn, thậm chí có cả một bộ phận công nhân, trí thức và công chức. Do chủ quan trong giai đoạn đầu nên không những cơ sở Đảng ở Nam Kỳ đã để tờ báo uy tín La Lutte rơi vào tay chúng mà còn bị nhóm tờrốtkít lấn tới trong tổ chức và lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh ở Nam Kỳ. Trong cuộc vận động tranh cử Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ vào tháng 4 – 1939, ba đại biểu của Đảng đã thất bại trƣớc ba phần tử tờrốtkít.

Trƣớc tình hình đó, từ tháng 3 – 1938 Trung ƣơng Đảng đã liên tiếp chỉ đạo phải đề cao cảnh giác để đấu tranh chống lại ảnh hƣởng của bọn tờrốtkít làm rõ bộ mặt thật của chúng là kẻ thù của nhân dân. Chấp hành chỉ thị của Trung ƣơng Đảng, các cơ sở Đảng đã tích cực tiến hành nhiều cuộc vận động tuyên truyền rộng rãi trong quần chúng nhằm vạch rõ bộ mặt cách mạng giả hiệu của các nhóm tờrốtkít. Trong tác phẩm Tự chỉ trích, đồng chí

Nguyễn Văn Cừ đã đề cập đến trận tuyến đấu tranh này rất gay gắt, chỉ ra những hạn chế của một số đảng viên trƣớc vấn đề này và định hƣớng thêm những việc cần phải làm ngay để đấu tranh chống nhóm tờrốtkít. Những cố gắng trên đã góp phần ngăn chặn, đẩy lùi ảnh hƣởng của chủ nghĩa tờrốtkít trong phong trào công nhân và góp phần vào thắng lợi chung của phong trào đấu tranh vì dân chủ, dân sinh 1936 – 1939.

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)