MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 71)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

3.2.1. Xác định và giải quyết đúng đắn giữa mục tiêu chiến lƣợc với sách lƣợc

Mục tiêu trƣớc mắt của thời kỳ 1936 – 1939 trong khuôn khổ chế độ thống trị của địch nhằm đòi «tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình». Đây là phong trào đấu tranh cách mạng rộng lớn của quần chúng dƣới sự lãnh đạo của Đảng, Đảng không coi đấu tranh đòi cải cách là mục tiêu cuối cùng mà chỉ sử dụng nó để phát triển lực lƣợng cách mạng. Đảng không một chút xa rời mục tiêu chiến lƣợc của cách mạng. Phân tích tình hình cụ thể của Đông Dƣơng và nƣớc Pháp, tình hình thế giới, nắm sát kẻ địch, nhận định đúng âm mƣu và hành động của kẻ địch, đánh giá chính xác sự chuyển biến trong hàng ngũ chúng, hiểu rõ tâm trạng, nguyện vọng và khả năng đấu tranh của đông đảo quần chúng. Đó là những căn cứ xác định mục tiêu đấu tranh và khẩu hiệu đấu tranh sát hợp của thời kỳ 1936 – 1939.

Ở một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến, vấn đề dân tộc và dân chủ luôn có quan hệ khăng khít với nhau. Sự trƣởng thành và sáng tạo của Đảng là trong khi tiếp tục phê phán chủ nghĩa cơ hội cải lƣơng của các đảng phái và tổ chức cơ hội khác thì Đảng lại biết sử dụng những khẩu hiệu đấu tranh đòi cải cách theo đúng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, phát động thành công một cao trào quần chúng chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.

Đối với vấn đề dân tộc ở thời kỳ này, Đảng chƣa chủ trƣơng nêu khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc là phù hợp. Thiếu sót nhỏ của Đảng là chƣa giải thích đầy đủ lập trƣờng của mình về vấn đề dân tộc trong đông đảo quần chúng nhân dân. Đảng chƣa nêu đƣợc những khẩu hiệu thích hợp để phát triển tinh thần dân tộc của nhân dân nhƣ đòi Việt Nam phải có một nghị viện chung, một nền tài chính chung, một hình thức cai trị thống nhất, đòi quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đòi dùng tiếng nói của dân tộc trong mọi hoạt động hành chính và văn hóa, giáo dục trong từng dân tộc.

3.2.2. Xác dịnh đúng đắn kẻ thù, sử dụng linh hoạt khẩu hiệu đấu tranh

Đây là một thời kỳ đấu tranh độc đáo của Đảng bởi lần đầu tiên kẻ thù của nhân dân Đông Dƣơng đã bị chính quyền ở Pari yêu cầu thực hiện các chính sách tiến bộ, một điều mà chúng không hề mong muốn. Lúc này Đảng đã xác định chƣa thể lật đổ ngay đƣợc sự thống trị của Pháp ở Đông Dƣơng, trong khi đó chính phủ Pháp lại có những chính sách tiến bộ nên có thể tạm thời cộng tác với họ. Tuy nhiên không phải vì thế mà Đảng rơi vào ảo tƣởng mà luôn cảnh giác, đặc biệt với chính quyền thực dân ở Đông Dƣơng bởi đây chính là nơi có nhiều phần tử phản động thuộc địa mang nặng tƣ tƣởng thực dân. Do đó kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta là phản động thuộc địa chứ không phải là cả nƣớc Pháp. Việc xác định đúng đối tƣợng trƣớc mắt vừa góp phần chia rẽ chính kẻ địch, phân hóa và cô lập chúng đến cao độ để làm suy yếu vị trí và thế lực của phản động thuộc địa lại vừa giúp cho quá trình đấu tranh của quần chúng mang lại nhiều hiệu quả hơn. Trong quá trình đấu tranh Đảng chủ trƣơng tạm gác khẩu hiệu «độc lập dân tộc» và «ngƣời cày có ruộng» mà tạm thời Đảng nêu khẩu hiệu «tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình» để giành những quyền cơ bản nhất có thể. Nhƣ vậy việc sử dụng một cách linh hoạt khẩu hiệu đấu tranh đã tác động nhiều đến tập hợp lực lƣợng đấu tranh. Không nhất thiết những khẩu hiệu kinh tế là cải lƣơng, những khẩu hiệu chính trị mới là cách mạng. Những khẩu hiệu về kinh tế, xã hội, văn hóa mà Đảng nêu ra trong thời kỳ này có sức mạnh động viên nhân dân cả nƣớc đoàn kết đấu tranh. Vấn đề là phải xem xét cụ thể những khẩu hiệu đó đƣợc đƣa ra vào lúc nào, trong hoàn cảnh lịch sử nào và nhằm mục đích gì. Qua phong trào này ta thấy tầm quan trong đặc biệt của các khẩu hiệu. Nghệ thuật chỉ đạo chiến lƣợc và sách lƣợc cách mạng, cũng nhƣ chỉ đạo đấu tranh biểu hiện ở việc đề ra những khẩu hiệu sắc bén, sát đúng, kịp thời với tình thế cụ thể.

3.2.3. Chủ động xây dựng Mặt trận đoàn kết rộng rãi các lực lƣợng cách mạng

Thời kì 1936 – 1939, Đảng ra sức xây dựng Mặt trận dân chủ Đông Dƣơng bao gồm các giai cấp, đảng phái, dân tộc, đoàn thể chính trị và tôn giáo khác nhau ở Đông Dƣơng để chống lại phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, cơm áo hòa bình. Những chính sách mặt trận của Đảng đã tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh công khai, hợp pháp của nhân dân lao động phát triển thuận lợi, làm cho cách mạng sử dụng đƣợc nhiều hình thức đấu tranh phong phú và linh hoạt, mở rộng địa bàn hoạt động vào ngay cả vào những lĩnh vực mà trƣớc kia kẻ thù vẫn khống chế, mở rộng lực lƣợng cách mạng làm cho phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân không bị cô lập.

Ở một nƣớc thuộc địa nửa phong kiến, mục tiêu đấu tranh sát hợp, cƣơng lĩnh đấu tranh đúng đắn của mặt trận là yếu tố quyết định để tập hợp đông đảo quần chúng. Hình thức mặt trận Dân chủ phù hợp với mục tiêu đấu tranh cụ thể trƣớc mắt và hoàn cảnh của Đông Dƣơng khi đó. Mặt trận Dân chủ không chỉ bao gồm những lực lƣợng có tinh thần phản đế mà còn mở rộng đến các lực lƣợng chỉ có yêu cầu cải cách. Nó không chỉ bao gồm những quần chúng cơ bản mà cả những tầng lớp tƣ sản, địa chủ, các đảng phái tiến bộ, các thủ lĩnh tôn giáo, dân tộc tán thành đấu tranh vì tự do dân chủ, cơm áo hòa bình. Mặt trận không chỉ những ngƣời tán thành dân chủ ở 3 nƣớc Đông Dƣơng mà cả những ngoại kiều, những ngƣời Pháp tán thành khẩu hiệu đó. Mặt trận dân chủ vừa xây dựng ở bên trên, vừa xây dựng ở cơ sở, có khi hình thành thƣờng xuyên, có khi chỉ liên hiệp hành động trong những việc nhất định.

Chính sách mặt trận dân chủ của Đảng là sự liên minh hết sức rộng rãi những vẫn là sự liên minh có nguyên tắc. Đảng chỉ liên minh với các đảng phái tán thành đấu tranh cho tự do dân chủ, cơm áo và hòa bình. Đối với các

đảng phái phản động thì phải vạch mặt đánh đổ, đối với các đảng phái cải lƣơng thì có thể liên hiệp hành động. Tuy nhiên phải đánh giá đúng tính chất đại diện cho giai cấp của họ đến mức nào, tín nhiệm của họ đến đâu để có sách lƣợc liên minh đúng đắn. Điều quan trọng là lôi cuốn cho đƣợc các tầng lớp thuộc giai cấp họ đi cùng với công nông để cùng đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp họ và quyền lợi chung của toàn dân tộc. Đối với những lãnh tụ trong các đảng phái đó cần phân biệt kẻ phản động với những ngƣời còn do dự, lừng chừng để vạch mặt bọn phản động, tranh thủ những ngƣời có thể tranh thủ.

Qua thực tế, chính sách xây dựng Mặt trận Dân chủ của Đảng đã phát huy tác dụng tích cực vì trong quá trình liên minh Đảng đã khởi xƣớng nhiều phong trào đấu tranh thích hợp, động viên thúc giục họ mạnh dạn hoạt động tùy theo khả năng, sở trƣờng của họ. Đồng thời Đảng kiên quyết vạch mặt bọn tờrốtkít đội lốt cách mạng để phá hoại chính sách của Mặt trận Dân chủ của Đảng. Từ thực tiễn lịch sử cho thấy chính việc vạch mặt bọn tờrốtkít chƣa triệt để đã hạn chế một phần thắng lợi của Mặt trận dân chủ.

Đảng đã thay đổi nhận thức từ chƣa coi trọng các giai cấp khác ngoài công nhân, nông dân sang chủ động bắt tay liên hiệp với tất cả các lực lƣợng dân chủ tiến bộ để đấu tranh giành những quyền dân chủ, dân sinh thiết yếu, chống chiến tranh, chống phát xít. Đƣờng lối đúng đắn này của Đảng đã nhanh chóng nhận đƣợc sự ủng hộ mạnh mẽ của quảng đại quần chúng nhân dân kể cả một bộ phận tiến bộ của các tầng lớp trung lƣu, thƣợng lƣu mà vốn trƣớc đây họ còn giữ thái độ hoài nghi, thậm chí phản đối các phong trào do Đảng Cộng sản Đông Dƣơng lãnh đạo.

Để thực hiện quyền lãnh đạo đối với mặt trận rộng rãi. Đảng phải giữ vững tính độc lập về chính trị và tổ chức. Điều quan trọng là Đảng phải dựa chắc vào lực lƣợng công nông, trong phong trào đấu tranh phải lấy hai giai cấp công nông làm nòng cốt. Một trong những nguyên nhân sở dĩ mặt trận

Dân chủ trong thời kì 1936 – 1939 chƣa phát triển sâu rộng và vững chắc là do sự lãnh đạo của Đảng chƣa đủ mạnh để khắc phục có hiệu quả tính do dự và yếu hèn về chính trị của giai cấp tƣ sản dân tộc và các đại biểu chính trị của họ.

3.2.4. Sử dụng khéo léo và đa dạng các hình thức, phƣơng pháp đấu tranh cách mạng

Thực tiễn thời kì 1936 – 1939 cho ta nhận thức sâu sắc hơn về mối quan hệ giữa mục tiêu đấu tranh với hình thức tổ chức đấu tranh ; hình thức tổ chức đấu tranh phải phục tùng mục tiêu đấu tranh ; phải đảm bảo huy động toàn bộ các lực lƣợng của cách mạng đi vào mặt trận đấu tranh, phát huy đầy đủ những mặt mạnh của cách mạng, khai thác triệt để những chỗ yếu của kẻ thù, giành đƣợc thắng lợi lớn nhất cho mục tiêu đề ra.

Thời kỳ 1936 – 1939 mục tiêu cụ thể trƣớc mắt chỉ là những yêu cầu về dân chủ, dân sinh trong khuôn khổ chế độ thống trị của kẻ thù thì triệt để sử dụng những hình thức công khai, hợp pháp là phù hợp. Nó cũng phù hợp với trình độ giác ngộ của đông đảo quần chúng, cho phép khai thác những điểm yếu của bọn phản động thuộc địa là những chính sách đàn áp phát xít của chúng đang bị chính phủ Pháp ngăn cản ở một mức độ nhất định và bị các lực lƣợng cách mạng và tiến bộ trong nhân dân Pháp phản đối.

Đảng đặt vấn đề giành cho đƣợc những điều kiện hợp pháp không phải là có ảo tƣởng về con đƣờng «hợp pháp» giành chính quyền mà chính là để mở rộng việc giáo dục và tập hợp quần chúng, phát triển rộng rãi ảnh hƣởng của cách mạng. Từ những hội ái hữu, nghiệp đoàn, hình thức thỉnh cầu, đƣa dân nguyện, đòi mở Đại hội Đông Dƣơng, đón phái đoàn điều tra, đấu tranh nghị trƣờng…Đảng đã sáng tạo ra hàng loạt các hình thức hoạt động, tổ chức và đấu tranh vô cùng phong phú, linh hoạt từ thấp đến cao. Nhờ thế mà trong thời gian ngắn đã tập hợp đƣợc đội quân chính trị hùng hậu và rộng lớn.

Thực tiễn thời kỳ 1936 – 1939 cho ta kinh nghiệm quý về mối quan hệ giữa hình thức tổ chức và hoạt động công khai, hợp pháp với bí mật không hợp pháp. Dƣới chế độ thống trị của bọn thực dân phản đông thuộc địa, khi tình thế cách mạng chƣa xuất hiện, khi đông đảo quần chúng chƣa quyết tâm vùng dậy chiến đấu quyết liệt với kẻ thù nếu chỉ dùng hình thức tổ chức và đấu tranh bí mật với kẻ thù sẽ không thể tập hợp đông đảo lực lƣợng quần chúng, lực lƣợng Đảng và quần chúng trung kiên có nguy cơ bị cô lập trƣớc sự tấn công của kẻ thù. Do đó, biết sử dụng mọi khả năng hợp pháp để Đảng liên hệ với đông đảo quần chúng từ đó lãnh đạo phong trào, tổ chức đấu tranh mang lại hiệu quả cao nhất.

Muốn kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh không hợp pháp với việc lợi dụng khả năng hợp pháp, phải giữ vững mối quan hệ giữa tổ chức bí mật và tổ chức công khai. Tổ chức bí mật là tổ chức cơ bản của Đảng, tổ chức công khai là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các chủ trƣơng của Đảng trên các lĩnh vực đấu tranh công khai. Tổ chức Đảng bí mật và bộ phận Đảng làm công tác công khai cần phải tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo của Ban chấp hành Trung ƣơng và cấp ủy tƣơng đƣơng. Coi thƣờng bộ phận làm công tác công khai sẽ làm hạn chế việc mở rộng công cuộc vận động cách mạng của Đảng. Coi thƣờng tổ chức bí mật sẽ rơi vào chủ nghĩa hợp pháp.

Dƣới ách thống trị của thực dân và phong kiến, cuộc đấu tranh cách mạng căn bản là đấu tranh không hợp pháp, chỉ trong những điều kiện đặc biệt nhƣ thời kỳ 1936 – 1939 kẻ địch mới buộc phải chịu để cho ta đấu tranh hợp pháp nhƣng vẫn dùng mọi thủ đoạn để hạn chế sự hoạt động hợp pháp của ta. Không đƣợc bị động trông chờ ở kẻ địch, phải chủ động tranh thủ mọi khả năng, phải có sáng kiến tạo ra nhiều hình thức tổ chức và hoạt động cho phù hợp với nguyện vọng, tâm lý và khả năng của từng giới, từng lứa tuổi, từng ngành nghề trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều quan trong là trong đấu tranh hợp pháp luôn phải sẵn sàng mau lẹ chuyển sang hoạt động bí mật, không hợp pháp khi tình hình đòi hỏi.

3.2.5. Xây dựng và phát triển Đảng ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cách mạng

Một là, Đảng phải được vũ trang lý luận cách mạng

Đảng phải có vũ trang lý luận cách mạng, hiểu rõ những luật vận động và phát triển của xã hội, hiểu rõ đƣờng lối mình đi, biết tiến, biết thoái, thì mới có thể làm tròn vai trò lãnh đạo. Tranh đấu chống đầu óc thực hành hẹp hòi, cho rằng cách mạng chỉ có thực hành không cần lý luận. Đảng cần bỏ lối làm việc của một vài đảng viên cứ ra mệnh lệnh bắt các đồng chí hạ cấp thực hành mà không biết tìm cách nâng cao trình độ chính trị và lý luận của các đồng chí trong lúc công tác, không biết rèn đúc cán bộ trong trƣờng tranh đấu cách mạng. Xuất bản sách báo huấn luyện, mở những lớp huấn luyện lý luận cách mạng cho đảng viên trong thực hành cách mạng, kích thích sự ham muốn học tập nghiên cứu và giúp sức cho đảng viên có thể tự nghiên cứu.

Hai là, Đảng phải được xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu mới của chủ nghĩa Mác – Lênin

Nhìn lại thời kỳ 1936 – 1939, khi phong trào cách mạng phát triển và bƣớc vào thời kỳ quyết liệt thì Đảng ta nêu cao tinh thần thống nhất ý chí và hành động. Hành động của Đảng thống nhất trên dƣới khăng khít nhƣ một từ Trung ƣơng đến chi bộ phải liên lạc mật thiết, kết chặt lại muôn ngƣời nhƣ một ngƣời. Sự thống nhất ý chí và hành động của Đảng có ý chí giác ngộ của toàn thể đảng viên. Kinh nghiệm chỉ ra không có một con đƣờng chính trị đúng đắn và những khẩu hiệu chiến thuật xác thực, cơ quan chỉ huy không tiêu biểu đƣợc ý thống nhất của Đảng.

Cần thi hành nguyên tắc tổ chức tập trung dân chủ cho tất cả các đảng viên đều đƣợc thảo luận con đƣờng chính trị của Đảng. Phải liên lạc mật thiết

với quần chúng và để ý học tập trong quần chúng, tỏ rõ tinh thần cƣơng quyết hy sinh tận tụy với công cuộc cách mạng mới nói đến thống nhất, uy tín và kỉ luật đƣợc. Tranh đấu chống những cách làm việc cô độc biệt phái, chống cái đầu óc địa phƣơng hẹp hòi, chống nạn tự túc tự mãn, chống cái bệnh khoe khoang cộng sản. Không lặp lại những câu lý thuyết suông mà phải để ý suy xét tìm tòi những phƣơng pháp thực hành sát với hoàn cảnh cụ thể.

Kinh nghiệm quý giá trong quá trình lãnh đạo của Đảng là bên cạnh đƣa ra đƣờng lối đúng đắn thì cần phải kiểm soát thi hành nghị quyết. Con

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)