Lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 27)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.2.4.Lãnh đạo phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân

nông dân

- Phong trào đấu tranh của công nhân

Phong trào đấu tranh của công nhân đƣợc Đảng Cộng sản Đông Dƣơng quan tâm sát sao trong từng thời gian cụ thể. Ngay khi điều kiện lịch sử những năm 1936 – 1939 xuất hiện những thuận lợi, Đảng chỉ đạo “dựa trên các nhu cầu của công nhân nhằm lôi cuốn vào phong trào của chúng ta” và

“dành cho họ mọi phạm vi rộng rãi để lựa chọn những phƣơng pháp mà họ thấy là tốt và sử dụng chúng một cách đúng đắn” [2,tr.177].

Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của công nhân trong thời kỳ 1936 – 1939 có những cuộc bãi công lớn, hình thức phong phú, khẩu hiệu đa dạng. Chỉ trong vòng sáu tháng cuối năm 1936 đã có tới 361 cuộc bãi công, năm 1937 con số đó cũng lên đến trên 400 cuộc, nhiều hơn tất cả các cuộc bãi công từ trƣớc đó cộng lại. Các cuộc bãi công còn nổ ra ở khắp mọi nơi trên ba kỳ, ở mọi ngành sản xuất. Số lƣợng lƣợt ngƣời tham gia các cuộc đấu tranh cũng tăng lên không ngừng, ƣớc tính chỉ trong vòng sáu tháng cuối năm 1936 đã có tới 54.800 công nhân tham gia bãi công bằng khoảng 30% toàn bộ số công nhân hiện có ở Việt Nam. Nếu nhƣ thời kỳ trƣớc các cuộc bãi công lớn nhất cũng chỉ thu hút đƣợc khoảng trên 5.000 ngƣời tham gia thì thời kỳ này có nhiều cuộc bãi công lôi kéo đƣợc tới trên 10.000 ngƣời. Cá biệt có cuộc bãi công lên tới trên 20.000 ngƣời tham gia [7, tr.101-105].

Mặt khác, trong thời kỳ 1936 – 1939 dƣới sự lãnh đạo của Đảng giai cấp công nhân còn sử dụng, phối hợp nhiều hình thức đấu tranh khác nhau nhƣ : đƣa đơn kiện, đơn khiếu nại, đƣa yêu sách, mít tinh, biểu tình…Hình thức đấu tranh điển hình đó là biểu tình quần chúng bán hợp pháp, công nhân đã sát cánh cùng với nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác trong hàng trăm cuộc biểu tỉnh, mít tinh quần chúng “đón rƣớc” J. Gô – đa, J. Bre – vi – e, trong các dịp kỉ niệm ngày Quốc tế lao động…Thông qua mặt trận nhân dân đoàn kết rộng rãi, liên minh công nông đã trở thành nòng cốt trên thực tiễn.

Khác với các cuộc đấu tranh của công nhân trong cao trào cách mạng 1930 – 1931 mà mục tiêu hƣớng tới chủ yếu và trực tiếp là phản đế và phản phong. Trong thời kỳ 1936 – 1939 mục tiêu đấu tranh của đa số các cuộc đấu tranh của công nhân là dân sinh, dân chủ và cải thiện đời sống. Các khẩu hiệu

đấu tranh phổ biến nhất là tăng lƣơng, đòi trả lƣơng công bằng hơn, chống cúp phạt, giảm giờ làm…

- Phong trào đấu tranh của nông dân

Nông dân luôn giữ một vị trí quan trọng trong lực lƣợng và quá trình đấu tranh của cách mạng Việt Nam . Chính vì vậy trong thời kỳ 1936 – 1939, Đảng luôn quan tâm tới phong trào đấu tranh của nông dân. Đảng xác định “nông dân lao đông phải tranh đấu hằng ngày đòi phú nông cho thêm tiền công, bớt giờ làm, bớt địa tô, bớt tiền lời vay nợ” và lƣu ý “không thể vì vấn đề lập Mặt trận thống nhất nhân dân mà quên vấn đề bênh vực quyền lợi cho các lớp nông dân” [2, tr.243].

Cùng với phong trào đấu tranh mạnh mẽ của công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, phong trào đấu tranh của nông dân thời kỳ này cũng có những bƣớc phát triển mới. Nội dung chủ yếu là đòi giảm bớt thuế điền, thuế thân, tăng công gặt, công cấy. Ngay trong giai đoạn đầu, từ giữa năm 1936 đến giữa năm 1937 đã có tới khoảng 150 cuộc biểu tình rầm rộ của nông dân với sự tham gia của khoảng 30.000 ngƣời, chủ yếu là ở Nam Kỳ và Bắc Kỳ [2, tr.304].

Các địa phƣơng có phong trào đấu tranh mạnh ở Nam Kỳ là Sa Đéc, Cần Giuộc, Hậu Giang, Cà Mau. Ở Trung Kỳ, điển hình là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Ở Bắc Kỳ có các tỉnh Bắc Ninh, Hà Đông, Hƣng Yên, Nam Định, nhƣng tiêu biểu nhất là ở Thái Bình. Hai điểm độc đáo trong công tác vận động, tổ chức và lãnh đạo phong trào nông dân của cơ sở Đảng ở Thái Bình là phƣơng thức tổ chức quần chúng và việc xác định nội dung đấu tranh sát hợp với thực tiễn. Về phƣơng thức tổ chức, ngoài các tổ chức giống nhƣ các tỉnh khác nhƣ Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ, ở Thái Bình còn có Hội tƣơng tế và Hội hiếu làm tổ chức chính và nhiều loại hình khác nhƣ : Giáp mới, Cùng đinh, Liên đoàn tá điền, Hội đá bóng, Hội bát âm, Hội đồng môn… Về nội dung đấu tranh có : vận động xóa bỏ hủ tục lạc

hậu, chống nạn “xôi thịt” trong việc làng, chống phù thu lạm bổ, đấu tranh đòi chia lại công điền. Trên cơ sở thắng lợi của các phong trào trên, Đảng còn phát động hai phong trào cách mạng nữa là đọc báo chí cách mạng và vận động bầu cử ở địa phƣơng và vào Viện dân biểu Bắc Kỳ.

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 27)