Đánh dấu sự trƣởng thành vƣợt bậc về mọi mặt của Đảng Cộng sản

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 66)

6. Kết cấu của khóa luận

3.1.1.Đánh dấu sự trƣởng thành vƣợt bậc về mọi mặt của Đảng Cộng sản

Cộng sản Đông Dƣơng

Với tƣ cách là lãnh tụ chính trị của toàn bộ cuộc vận động rộng lớn vì các quyền dân sinh, dân chủ trong thời kì 1936 – 1939 ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã thể hiện rõ bản lĩnh và vai trò của mình trong lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển. Đồng thời cũng qua quá trình lãnh đạo này mà Đảng trƣởng thành vƣợt bậc về mọi mặt.

Sự trưởng thành về mặt nhận thức chính trị

Với sách lƣợc khéo léo trong tình hình mới, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã minh chứng cho khả năng bám sát tình hình thực tiễn của mình từ đó rút ra đƣợc những bài học bổ ích cho các giai đoạn cách mạng tiếp theo. Việc Đảng thực hiện một sách lƣợc mới không hề đơn giản bởi một thời gian dài các đảng viên đã thấm nhuần mục tiêu chiến lƣợc của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng. Sự điều chỉnh này làm cho toàn bộ hệ thống của Đảng, từ cấp lãnh đạo cao nhất cho tới cán bộ ở cơ sở phải nhận thức lại, chấp nhận và vận dụng sáng tạo sách lƣợc mới vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trên thực tế để thực hiện sách lƣợc mới, Đảng đã phải trải qua quá trình nghiên cứu kỹ càng, thận trọng với nhiều cuộc tranh luận khá quyết liệt trong nội bộ Đảng.

Việc thông qua sách lƣợc mới cũng chính là làm cho Đảng từng bƣớc nhận thức đầy đủ hơn, cụ thể hơn về hai nhiệm vụ chiến lƣợc, về mối quan hệ

giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, giữa nhiệm vụ lâu dài và trƣớc mắt của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam. Mặt khác từ phong trào này, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng trƣởng thành hơn trong nhận thức về các lực lƣợng cách mạng ở Việt Nam, về các hình thức và phƣơng pháp đấu tranh, về xây dựng mặt trận…làm cho Đảng Cộng sản Đông Dƣơng thực sự trở thành lãnh tụ chính trị của không chỉ giai cấp công nhân và nông dân mà trở thành Đảng của toàn dân tộc.

Trưởng thành trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh

Vai trò lãnh đạo tiên phong của Đảng đối với phong trào càng thể hiện uy tín lớn bởi trong giai đoạn này Đảng Cộng sản Đông Dƣơng không phải là lực lƣợng, tổ chức chính trị duy nhất ở Đông Dƣơng. Ngoài các tổ chức, đảng phái thân chính quyền thực dân còn có Việt Nam Quốc dân đảng, giáo phái Cao đài, Chi nhánh Đảng Xã hội Pháp ở Đông Dƣơng, Đảng Lập hiến…và các lực lƣợng khác. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dƣơng là tổ chức chính trị duy nhất nhận thức đúng những biến chuyển của tình hình thế giới và trong nƣớc, biết cách chớp lấy thời cơ thuận lợi, tổ chức và lãnh đạo đƣợc nhiều phong trào đấu tranh rộng lớn. Trong khi đó các tổ chức và lực lƣợng khác đã không chứng tỏ đƣợc vai trò gì mặc dù có những lợi thế nhất định. Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với phong trào càng rõ nét khi chính quyền thực dân và các thế lực bảo thủ vẫn ra sức chống phá, đàn áp phong trào bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Khi cần thiết ngay cả Chính phủ bình dân Pháp cũng cho phép thực dân Pháp ở Đông Dƣơng sử dụng vũ lực để dập tắt phong trào, ví dụ nhƣ trƣờng hợp Đông Dƣơng đại hội. Ngay cả những phong trào hợp pháp hoàn toàn nhƣ các Đại hội báo giới, vận động tranh cử đôi khi cũng bị đàn áp bằng vũ lực. Nhiều tờ báo công khai của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng chỉ ra đƣợc một vài số rồi bị đóng của hoặc bị dồn ép bằng nhiều thủ đoạn đến bƣớc đƣờng cùng, phải tự đóng cửa.

Thông qua phong trào đấu tranh 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã phục hồi và củng cố đƣợc hệ thống tổ chức trong cả nƣớc. Đến cuối năm 1937 có trên 1.500 tù chính trị mà phần lớn là những chiến sĩ cộng sản ra khỏi nhà tù của thực dân Pháp, trong đó có các đồng chí nhƣ : Trƣờng Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh…Những cán bộ, đảng viên của Đảng đƣợc tôi luyện và nâng cao trình độ lý luận chính trị, văn hóa nay trở về với nhân dân đã nhanh chóng trở thành lực lƣợng cán bộ nòng cốt của phong trào cách mạng. Qua thời kỳ 1936 – 1939, với gần bốn năm gắn bó, lăn lộn với phong trào đấu tranh, các đảng viên tiếp tục đƣợc rèn luyện trên nhiều mặt trận nên trƣởng thành và tích lũy nhiều kinh nghiệm quan trọng cho đấu tranh giai đoạn sau này. Ở thời kỳ này, đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng qua các phƣơng tiện truyền thông, cổ động cũng đến đƣợc với đông đảo quần chúng nhân dân. Điều đó góp phần làm cho quần chúng hiểu hơn về Đảng và đi theo Đảng, đồng thời cũng đập tan những thủ đoạn xuyên tạc sai trái của kẻ thù về Đảng Cộng sản Đông Dƣơng.

Trưởng thành trong lãnh đạo phối hợp với cách mạng thế giới

Phong trào dân chủ, dân sinh 1936 – 1939 là một bộ phận của phong trào vô sản thế giới đấu tranh cho hòa bình, chống chiến tranh. Nhƣ Đảng khẳng định đây là lần đầu tiên Đảng Cộng sản Đông Dƣơng tiến hành hợp tác cùng với chính phủ của Pháp, đặc biệt là với mặt trận Bình dân nƣớc Pháp. Cùng với mục tiêu chung của nhân dân thế giới, Đảng Cộng sản Đông Dƣơng tạm rút khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp xâm lƣợc thay bằng khẩu hiệu đánh đổ bọn phản động thuộc địa Pháp ở Đông Dƣơng, kết hợp cuộc đấu tranh chống phát xít, chống chiến tranh của nhân dân thế giới, ủng hộ mặt trận bình dân Pháp. Một mặt, cách mạng Việt Nam nhận đƣợc sự chỉ đạo từ Quốc tế Cộng sản, từ sự giúp đỡ từ Đảng Cộng sản Pháp và nhân dân tiến bộ Pháp. Ngƣợc lại sự thành công vƣợt bậc của cách mạng Việt Nam cũng góp phần thắng lợi chung của nhân loại tiến bộ thế giới.

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 66)