Công tác xây dựng Đảng

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 31)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.2.6. Công tác xây dựng Đảng

Về xây dựng Đảng, Ban chấp hành Trung ƣơng nêu rõ phải coi trọng chất lƣợng hơn số lƣợng, tập trung xây dựng Đảng ở thành thị, khu công nghiệp, các vùng quan trọng về kinh tế, chính trị. Chấm dứt tình trạng tổ chức Đảng bí mật không lãnh đạo đƣợc bộ phận Đảng làm công tác công khai.

Đại hội I của Đảng năm 1935 đã đánh dấu thành công lớn trong nỗ lực khôi phục tổ chức Đảng sau bao nhiêu hy sinh, gian khổ. Song ngay sau Đại hội I, do bị khủng bố mà hệ thống tổ chức của Đảng lại gần nhƣ bị phá vỡ hoàn toàn. Trong một báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản vào tháng 6 – 1936, Ban chỉ huy ở ngoài của Đảng viết “Năm 1935 – 1936 là một năm (của nạn) phản bội và khiêu khích trong Đảng, sau Đại hội Đảng tất cả các tổ chức của các xứ đều bị diệt, Ban Trung ƣơng trở thành không tồn tại vì các ủy viên lần lƣợt bị bắt ” [2, tr.59]. Trên thực tế Ban lãnh đạo ở ngoài chỉ còn liên lạc đƣợc với một số cơ sở Đảng ở trong nƣớc, chủ yếu là một số tỉnh tiếp giáp với biên giới Việt – Trung, ở Lào và một số nơi ở Nam Kỳ. Do tình hình hệ thống tổ chức bị tan vỡ, trong năm 1935 và nửa đầu năm 1936, Đảng chỉ lãnh đạo đƣợc một số ít cuộc đấu tranh của quần chúng, mặc dù phong trào đấu tranh tự phát của công nhân và nông dân đang bùng phát. Với thái độ nghiêm túc mẫu mực, Ban chỉ huy ở ngoài thừa nhận: “Nhìn chung, vai trò lãnh đạo của Đảng trong các phong trào quần chúng là rất yếu” [2, tr.60]. Tình hình này đã đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải tăng cƣờng công tác xây dựng Đảng.

Đầu những năm 1936 – 1939, có một số bất đồng về tổ chức quần chúng đấu tranh trong nội bộ Đảng, ngay cả ở hàng ngũ cán bộ lãnh đạo cao cấp nhất. Đây không phải là sự mất đoàn kết trong Đảng mà chỉ là sự tranh luận trên tinh thần cộng sản vấn đề tổ chức quần chúng. Tháng 9 – 1937, Đảng nhận định “về vấn đề tổ chức quần chúng đã nổ ra một cuộc đấu tranh rất quyết liệt giữa Ban chỉ huy ở ngoài và Ban Trung ƣơng” [2, tr.304]. Mấu chốt của vấn đề ở chỗ, trong khi Ban chỉ huy ở ngoài tuân theo đƣờng lối mặt trận mới của Quốc tế Cộng sản là “Mặt trận dân tộc phản đế phải trở thành tổ chức công khai nhất của đông đảo quần chúng” thậm chí cho rằng “chỉ cần tổ chức quần chúng trong các tổ chức hợp pháp và bán hợp pháp” thì Ban Trung ƣơng ở trong nƣớc lại phản đối việc đƣa ra công khai toàn bộ tổ chức của Đảng và một số tổ chức khác. Sau rất nhiều cuộc tranh luận gay gắt, đầy tình

thần trƣớc Đảng và vận mệnh của cách mạng, cuối cùng toàn Đảng đã đi tới kết luận đúng đắn là kết hợp nhiều hình thức tổ chức, kể cả công khai, bán công khai, bí mật bất hợp pháp và hợp pháp, lấy hệ thống lãnh đạo bí mật của Đảng làm chỗ dựa vững chắc chỉ huy toàn bộ phong trào.

Cuối năm 1938, đồng chí Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô trở lại Trung Quốc để dần về Việt Nam. Ngƣời rất quan tâm đến vấn đề xây dựng Đảng và chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng. Ngƣời lƣu ý Đảng phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động tích cực nhất và chân thật nhất…khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành đƣợc địa vị lãnh đạo…Đảng phải đấu tranh không nhân nhƣợng chống tƣ tƣởng bè phái và phải học tập có hệ thống chủ nghĩa Mác – Lênin để nâng cao trình độ văn hóa và chính trị cho đảng viên [13, tr.139].

Tháng 7 – 1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự

chỉ trích. Tác phẩm đã khẳng định đƣờng lối chính trị của Đảng là đúng đắn,

phân tích những khuyết điểm và rút ra kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo Mặt trận dân chủ. Phân tích nguyên nhân thất bại của cuộc tranh cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, đồng chí nêu rõ : một phần là do thủ đoạn đàn áp của kẻ thù, thái độ lừng chừng của các phần tử cải lƣơng. Nhƣng quan trọng là ta có khuyết điểm : Mặt trận dân chủ chƣa đƣợc mạnh, công tác vận động của ta có sai sót, ta coi thƣờng nguy cơ của bọn tờrốtkít. Tổng kết bài học về hoạt động của mặt trận dân chủ, tác phẩm nêu ra mấy bài học : Mặt trận dân chủ là sự liên hiệp của các giai cấp, các đảng phái tán thành cải cách nhƣng không thể liên hiệp với các đảng phái phản động ; vừa liên minh bên trên vừa liên minh bên dƣới ; phân biệt kẻ thù nguy hiểm nhiều với kẻ thù nguy hiểm ít ; cô lập bọn phản cách mạng, tranh thủ ngƣời tiến bộ và lừng chừng, tranh thủ đông đảo quần chúng lao động trong các đảng phái cải lƣơng ; liên minh với giai cấp tƣ sản, phải vừa đoàn kết vừa đấu tranh…Phê phán thái độ phê bình và tự phê bình sai trái của một số đồng chí đặt cá nhân mình lên trên Đảng,

vin vào một số khuyết điểm mà mạt sát Đảng, gây chia rẽ bè phái trong Đảng, gieo mối hoài nghi trong quần chúng. Tác phẩm Tự chỉ trích là một mẫu mực về tổng kết kinh nghiệm, đấu tranh nội bộ, tự phê bình và phê bình góp phần xây dựng kho tàng lý luận về xây dựng Đảng, xây dựng Mặt trận nhân dân thống nhất ở nƣớc ta.

Tiểu kết chƣơng 1:

Phong trào cách mạng 1936 – 1939 diễn ra trong bối cảnh thế giới và Đông Dƣơng có những biến đổi to lớn, trong đó có nhiều yếu tố có lợi cho cách mạng Đông Dƣơng nhƣ : sự chuyển hƣớng chỉ đạo đấu tranh của Quốc tế Cộng sản, chính phủ Bình dân Pháp đƣợc thành lập, chính quyền thuộc địa ở Đông Dƣơng thay đổi một số chính sách theo hƣớng tiến bộ…Lúc này ở Việt Nam có nhiều đảng phái, nhóm chính trị khác nhau hoạt động nhƣng chỉ có Đảng Cộng sản Đông Dƣơng có tổ chức và đƣờng lối chủ trƣơng rõ ràng, có cơ sở quần chúng sâu rộng nhất. Trƣớc những biến đổi của tình hình mới Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã kịp thời chuyển hƣớng lãnh đạo cách mạng. Đảng xác định mục tiêu chiến lƣợc của cách mạng tƣ sản dân quyền vẫn là chống đế quốc, chống phong kiến nhƣng trong tình hình mới, mục tiêu trƣớc mắt là chống phát xít, chống chiến tranh, chống phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Về phƣơng pháp đấu tranh phải kết hợp giữa hình thức công khai, hợp pháp, nửa hợp pháp với đấu tranh bí mật.

Với sách lƣợc đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng, phong trào đấu tranh đã diễn ra trên nhiều mặt trận và thu đƣợc nhiều thành tựu to lớn : đƣờng lối của Đảng đƣợc tuyên truyền và phổ biến tới đông đảo quần chúng nhân dân, Đảng đƣợc rèn luyện và ngày càng trƣởng thành, lực lƣợng cách mạng trong quần chúng đƣợc mở rộng và thử thách qua đấu tranh…Phong trào cách mạng 1936 – 1939 là một thắng lợi lớn của Đảng Cộng sản ở một nƣớc thuộc địa, nửa phong kiến. Tuy có những hạn chế nhất định nhƣng điều

đó không thể làm ảnh hƣởng tới uy tín chính trị của Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dƣơng trong phong trào cách mạng Việt Nam.

Chƣơng 2

SÁNG TẠO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN ĐÔNG DƢƠNG TRONG LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO DÂN CHỦ, DÂN SINH

(1936 – 1939)

2.1.NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA ĐẢNG TRONG QUÁ TRÌNH LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO

2.1.1.Nguyên nhân thắng lợi

Từ sự vận động của phong trào, có thể tổng kết những nguyên nhân thắng lợi:

- Thứ nhất, sự lãnh đạo đúng đắn và sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương

Trƣớc hết, việc thực hiện sách lƣợc đấu tranh sáng tạo của Đảng đã làm cho các nhiệm vụ cách mạng sát hợp hơn với hoàn cảnh lịch sử. Sự điều chỉnh này mở đƣờng cho công tác vận động và tổ chức quần chúng của Đảng, vƣợt qua những hạn chế và thoát khỏi tình trạng bế tắc, “cô độc” của thời kỳ trƣớc. Nó cũng phân hóa đƣợc kẻ thù, thu hút đƣợc đông đảo quần chúng về hàng ngũ lực lƣợng cách mạng.

Thành công của phong trào đến từ uy tín chính trị to lớn của Đảng trong quảng đại quần chúng nhân dân, đặc biệt là trong công nhân, nông dân và trí thức. Uy tín đó là kết quả của nhiều năm đấu tranh kiên trì của Đảng trong suốt thời kỳ 1930 – 1935 với hàng ngàn tấm gƣơng hy sinh dũng cảm của đảng viên. Vì vậy, khi phát động phong trào, lời kêu gọi của Đảng đã nhanh chóng nhận đƣợc sự ủng hộ tích cực của đông đảo nhân dân.

Đội ngũ cán bộ, Đảng viên rất mực trung thành với lý tƣởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc đã góp phần làm nên thành công của phong trào. Qua thực tiễn đấu tranh, trong khủng bố tàn bạo, ngay cả trong ngục tù của thực dân Pháp, họ đã không ngừng học tập, rèn luyện bản lĩnh, nâng cao trình độ lý luận và thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm và sẵn sàng tiên phong trong các phong trào khi có cơ hội đến. Đây chính là vốn quý nhất của Đảng bởi trên thực tế cho thấy với hơn 1500 cán bộ, đảng viên đƣợc tự do từ năm 1936 đã tiếp sức cho Đảng nhanh chóng phục hồi hệ thống trong toàn quốc và nắm vững vai trò lãnh đạo tiên phong trong cuộc đấu tranh sôi nổi của toàn dân tộc.

Một nguyên nhân khác chính là mối liên hệ của Đảng với quốc tế, đây là một thế mạnh mà không một đảng phái nào có đƣợc. Bản thân phong trào Cộng sản và công nhân đã mang tính quốc tế sâu sắc. Từ khi Đảng ra đời đã góp phần vào sự phát triển của phong trào đó. Mối liên hệ quốc tế của Đảng đã trở thành nguồn sức mạnh quan trọng của Đảng cả về vật chất và tầm nhìn, tƣ duy chiến lƣợc. Ngoài ra, Đảng còn liên lạc cả với Đảng Xã hội Pháp nhằm phân hóa kẻ thù và phục vụ mục tiêu sách lƣợc. Sự lãnh đạo của Đảng chính là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định thắng lợi của phong trào.

Thứ hai, có sự tham gia đấu tranh mạnh mẽ của đông đảo quần chúng

Khẳng định sự đóng góp với phong trào thời kỳ này chúng ta phải kể tới sự tham gia tích cực của hàng triệu quần chúng nhân dân đủ mọi giai cấp, tầng lớp. Ngoài sự tham gia đông đảo của hai giai cấp chủ đạo là công nhân và nông dân, thời gian này còn có các thành phần tiến bộ trong giới trí thức, tiểu tƣ sản, kể cả một số thân hào, nhân sĩ thuộc tầng lớp trên. Chính trong số hộ đã có không ít trƣờng hợp đóng góp vào các phong trào nhƣ Đông Dƣơng đại hội, đại hội báo giới, tranh luận, Hội truyền bá chữ quốc ngữ. Đây là cơ sở

hiện thực quan trọng của việc xây dựng mặt trận nhân dân thống nhất rộng rãi trong thời kỳ 1936 – 1939.

Thứ ba, do yếu tố khách quan thuận lợi

Một yếu tố khách quan tác động đến phong trào là sự chuyển biến của tình hình thế giới mà cụ thể ở đây là sự chuyển hƣớng chỉ đạo chiến lƣợc cách mạng thế giới của Quốc tế Cộng sản và những chính sách tích cực của Chính phủ mặt trận nhân dân Pháp. Cho dù chính phủ này chƣa hề chủ trƣơng xóa bỏ ách thống trị thực dân của ngƣời Pháp ở thuộc địa hoặc tiến hành các cải cách to lớn, triệt để nhằm cải thiện điều kiện sống của nhân dân các nƣớc thuộc địa nhƣng với việc ban bố một vài cải cách dân chủ cũng kiềm chế bàn tay đàn áp của bọn thực dân phản động ở thuộc địa. Nhƣ vậy điều kiện quốc tế thuận lợi là một trong những yếu tố tích cực tác động đến thành công của phong trào. Sau này, khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, chính phủ Pháp thay đổi thì phong trào vận động dân chủ, dân sinh ở Đông Dƣơng đã gặp nhiều khó khăn, từng bƣớc suy yếu và đi tới kết thúc.

Một phần của tài liệu Sự sáng tạo của đảng cộng sản đông dương trong lãnh đạo phong trào dân chủ, dân sinh (1936 1939) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)