Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết

Một phần của tài liệu thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính – thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đồng tháp (Trang 50)

5. Bố cục của đề tài

3.3.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính khiếu kiện hành chính

Từ những thực trạng khó khăn trên, người viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả về thẩm quyền xét xử án hành chính nhằm phát huy những ưu điểm của Luật tố tụng hành chính năm 2010 để tạo sự tin cậy, độc lập khách quan của Tòa án và tạo sự gần gũi giữa người dân với khiếu kiện hành chính như sau:

Thứ nhất, cần phải tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tố tụng hành chính để nâng cao ý thức pháp luật cho người dân, để người dân hiểu rõ quy định của pháp luật về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính của Tòa án. Để người dân biết ngoài khiếu nại trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, thì quyền và lợi ích của người dân cũng được đảm bảo khách quan thông qua con đường khiếu kiện.

Thứ hai, lúng túng trong việc xử lý đơn khởi kiện không đúng đối tượng và lúng túng trong việc xác định quyết định mới ban hành sau khiếu nại hoặc sau quá trình tố tụng tại Tòa án, khi nào thì các quyết định này trở thành đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

Quan điểm người viết cho rằng, quyết định hành chính và quyết định giải quyết khiếu nại có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính mới là đối tượng khởi kiện của Tòa án, còn quyết định giải quyết khiếu nại giữ nguyên quyết định hành chính thì không thuộc đối tượng khởi kiện tại Tòa án.

Thứ ba, việc phân biệt thế nào là các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức chưa được rõ ràng, thống nhất. Như

GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 49 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân

trong các hình thức xử lý kỷ luật thì hình thức kỷ luật cao nhất đối với công chức và ảnh hưởng đến việc làm là hình thức kỷ luật buộc thôi việc và hình thức này mới là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Đối với các hình thức còn lại thì công dân không được quyền kiện ra Tòa mà có quyền khiếu nại, vì công chức không phải bị mất việc làm.

Như vậy, quyết định kỷ luật buộc thôi việc phải thể hiện dưới hình thức quyết định ảnh hưởng đến việc mất việc làm và người bị kỷ luật phải là công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống mới là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính.

Thứ tư, án hành chính là một loại án phúc tạp mà một bên trong các đương sự luôn là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước. Những cơ quan, người có thẩm quyền này là người bị kiện, nên cũng có sự nể nang phần nào trong xét xử, làm cho phán quyết của Tòa án có phần thiếu khách quan.

Vì vậy phải có sự đổi mới về cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại hệ thống Tòa hành chính, xây dựng lại hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính mà thành lập Tòa án khu vực gồm có Tòa sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện và Tòa án phúc thẩm khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử.

Theo mô hình này, các Tòa án ở địa phương sẽ được thay thế bởi Tòa án sơ thẩm khu vực và Tòa án phúc thẩm khu vực. Trong mỗi Tòa án khu vực có một Tòa chuyên trách xét xử án hành chính. Như vậy sẽ tạo được sự độc lập, vô tư của các Thẩm phán khi làm nhiệm vụ.

Thứ năm, quan điểm của người viết trong trường hợp người bị kiện đã sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính bị khiếu kiện, nếu người khởi kiện có yêu cầu, thì Tòa án vẫn phải đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính bị khiếu kiện và trên cơ sở đó xem xét yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại.

Thứ sáu, hành vi không giải quyết khiếu nại là hành vi bị nghiêm cấm nên có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định nêu trên. Do đó, hành vi không giải quyết khiếu nại không phải là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính, mà được xử lý theo các quy định của Luật khiếu nại.

GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 50 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân

Thứ bảy, trường hợp việc khởi kiện là đúng thẩm quyền của Tòa án, nhưng do đương sự không xác định đúng đối tượng khởi kiện hoặc gửi đơn khởi kiện không đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Cần hướng dẫn đương sự sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện và chuyển cho Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 107, 108 của Luật tố tụng hành chính và hướng dẫn tại Điều 13 Nghị quyết số 02/2011/NQ- HĐTP, không được hiểu đây là trường hợp “sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án” để quyết định trả lại đơn khởi kiện.

Thứ tám, trường hợp khởi kiện nhiều lần và giải quyết trả lại đơn nhiều lần nhưng nội dung các đơn yêu cầu khởi kiện đều giống nhau và đều không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bằng vụ án hành chính. Tòa án không trả lại đơn với lý do “không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án” với lý do sau:

Một là, nếu đã khởi kiện tại đơn khởi kiện trước đó và Tòa án đang xem xét giải quyết thì trả lại đơn với lý do:người khởi kiện không có quyền khởi kiện”.

Hai là, nếu đã có quyết định giải quyết cuối cùng đối với việc trả lại đơn khởi kiện thì trả lại đơn với lý do:Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.

Thứ chín, quyết định mang tính tổng thể, nhưng có danh sách kèm theo hoặc có bản quy định chi tiết đối với từng hộ gia đình, cá nhân kèm theo, qua đó xác định được cụ thể quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình như thế nào, thì họ có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với phần xác định cụ thể đó.

Thứ mười, cần có Nghị quyết riêng biệt của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về giải quyết khiếu kiện trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Một là, lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có số vụ việc chiếm đa số ở tỉnh và nội dung này có nhiều điểm vướng mắc, cần được làm rõ. Vì vậy trong hướng dẫn này, nên xác định cụ thể các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền của Tòa hành chính trong lĩnh vực này, cách thức hỗ trợ của các cơ quan phối hợp như cơ quan định giá bất động sản, cách thức xác định giá đất, giá nền tái định cư. Mọi quy định về quyền khiếu kiện và trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện sẽ trở nên vô nghĩa nếu bản thân pháp luật không có hướng dẫn cụ thể để xác định được loại quyết định, loại hành vi có thể khiếu kiện chi tiết, rõ ràng và cụ thể. Mặt khác, các chủ thể bị xâm hại về quyền và lợi ích hợp

GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 51 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân

pháp nêu trên sẽ không thể được bảo vệ nếu không có cơ chế để giải quyết khiếu kiện.

Hai là, trong tương lai nên trao cho chủ thể giải quyết khiếu kiện thẩm quyền xem xét, đánh giá không chỉ quyết định hành chính, hành vi hành chính cá biệt mà cả một số quyết định hành chính quy phạm đặc thù một khi quyết định hành chính, hành vi hành chính đó là tác nhân của việc xâm phạm lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân, (ví dụ như quy hoạch treo, bảng giá đất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường…).

Ba là, cần có những buổi tập huấn cụ thể chuyên ngành cho cán bộ tòa án trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Bốn là, các đơn vị đào tạo cử nhân luật và cán bộ ngành tòa án nên bổ sung và hoàn chỉnh các nội dung thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vào trong chương trình đào tạo nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn pháp lý hiện nay và tương lai.

Khi nghiên cứu thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp cả về lý luận lẫn thực tiễn là một đòi hỏi cấp bách, nhằm đưa ra giải pháp đổi mới và hoàn thiện chế định này nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả xét xử án hành chính của Tòa án.

Những năm gần đây Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã có nhiều cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhưng số lượng án bị tồn, sửa, hủy chiếm tỷ lệ vẫn còn cao so với các lượng án khác. Vì vậy mà cần phải hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của Tòa án sớm được thực hiện, cho công tác xét xử thuận lợi hơn, để lượng án bị tồn, sửa, hủy không còn. Người viết đưa ra một số giải pháp với hy vọng nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu kiện hành chính trong giai đoạn hiện nay.

GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 52 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân

KẾT LUẬN

Trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay thì vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật là một trong những vấn đề quan trọng. Để góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của người dân, góp phần xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dân, cần thiết phải hoàn thiện pháp luật mà đặc biệt là chế định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trong giải quyết vụ án hành chính là một vấn đề hết sức cần thiết. Nhằm đảm bảo cho công tác xét xử vụ án hành chính một cách kịp thời, nhanh chóng, có chất lượng, góp phần nâng cao hơn hiệu quả hoạt động xét xử của Tòa án trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức khi bị các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm.

Thực tiễn xét xử khiếu kiện hành chính trong thời gian qua của Tòa án đã chứng minh được những giá trị tích cực, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bằng hoạt động thực hiện thẩm quyền xét xử khiếu kiện hành chính của Tòa án, Nhà nước ta đã tạo ra cơ chế thúc đẩy tinh thần, thái độ, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước. Đồng thời các cơ quan hành pháp trong quá trình quản lý hành chính cẩn thận hơn khi ra các quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính liên quan đến người dân, từ đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh.

Nghiên cứu thực tiễn giải quyết các vụ án hành chính cho thấy vai trò quan trọng của Tòa án cấp tỉnh, trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính, một quan hệ pháp luật giữa một bên là người dân không có quyền lực với một bên là cá nhân, cơ quan nhà nước có quyền lực. Thời gian qua, pháp luật quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết khiếu kiện hành chính đã có nhiều sửa đổi, kế thừa và hoàn thiện chế định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, trong giải quyết khiếu kiện hành chính từ các Pháp lệnh trước đó, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền, lợi ích của người dân.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu đề tài “Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp” cho thấy xu hướng phát triển của xã hội, cũng như yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay, thì thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong giải quyết khiếu kiện hành chính đã đạt được những mặt tích cực. Bên cạnh đạt được những mặt tích cực thì trên thực tế

GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 53 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân

còn nhiều vướng mắc, chưa thật sự bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của người dân. Do đó, trong thời gian tới chúng ta cần hoàn thiện nhiều hơn nữa những quy định

của pháp luật về thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của Tòa án. Để Toà hành chính thực sự hoạt động có hiệu quả và để đáp ứng yêu cầu thể chế hoá kịp thời, đầy đủ đúng đắn nội dung của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 về: “Mở rộng thẩm quyền xét xử của Toà án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết khiếu kiện hành chính tại Toà án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, đảm bảo sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Toà án”, cùng với quá trình pháp điển hóa hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý đầy đủ, thuận lợi để Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ và cam kết trong các Điều ước quốc tế.

GVHD:Ts. Phan Trung Hiền i SVTH: Võ Thị Thúy Nhân

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

1. Hiến pháp năm 2013.

2. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002. 3. Luật cạnh tranh 2004.

4. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008. 5. Luật cán bộ, công chức năm 2008.

6. Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2009.

7. Luật viên chức năm 2010.

8. Luật tố tụng hành chính năm 2010.

9. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2010.

10.Luật khiếu nại năm 2011. 11.Luật tố cáo năm 2011. 12.Luật đất đai năm 2013.

13. Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội khóa XII về việc thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính.

14. Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 (được sửa đổi, bổ sung 1998 và năm 2006. (Hết hiệu lực).

15. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ Quy định những người là công chức.

16. Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 05/7/2011 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.

17. Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

18. Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính.

19. Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 56/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội khóa XII.

GVHD:Ts. Phan Trung Hiền ii SVTH: Võ Thị Thúy Nhân

20. Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hành chính.

Danh mục văn bản khác

1. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách đến năm 2020.

2. Báo cáo tổng kết thi đua xét xử án hành chính – Tòa án nhân dân tỉnh

Một phần của tài liệu thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính – thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đồng tháp (Trang 50)