5. Bố cục của đề tài
2.3.2. Xác định thẩm quyền thụ lý giải quyết giữa các Tòa án, giữa các Tòa
chuyên trách
Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Tòa án ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền và xóa sổ thụ lý. Quyết định này phải gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp. Đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ án phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.59 Ở giai đoạn sơ thẩm khi thụ lý vụ án các Tòa dân sự, Tòa kinh tế, Tòa hành chính…đều xem xét hai yếu tố thẩm quyền và thời hiệu. Nếu phát hiện vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì ra quyết định chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án khác có thẩm quyền và
57Xem điểm g khoản 1 Điều 105 Luật tố tụng hành chính năm 2010.
58Xem thêm khoản 1 Điều 5 Nghị Quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Luật tố tụng hành chính năm 2010.
59
GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 36 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân
xóa sổ thụ lý. Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp huyện trong cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chánh án Tòa án cấp tỉnh giải quyết.60
Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết vụ án hành chính giữa các Tòa án cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau hoặc giữa các Tòa án cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết.61