Những khó khăn, vướng mắc trong xác định và thực hiện thẩm quyền

Một phần của tài liệu thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính – thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đồng tháp (Trang 43)

5. Bố cục của đề tài

3.2.2.Những khó khăn, vướng mắc trong xác định và thực hiện thẩm quyền

xét xử án hành chính của Tòa án

Khi thực hiện các quy định của Luật tố tụng hành chính 2010 về thẩm quyền, hoạt động giải quyết các khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp vẫn còn gặp một số vấn đề còn tồn tại , thiếu sót trong xét xử án hành chính bị huỷ án theo thủ tục giám đốc thẩm trong quý III năm 2014 như sau:69

Vụ án hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý đất đai, giữa các đương sự: Người khởi kiện: Ông Tăng Quang Nghe.

Người bị kiện: Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh.

Bản án hành chính sơ thẩm s ố 02/2012/HC-ST, ngày 31/5/2012 của Toà án huyện Cao Lãnh.

Bản án hành chính phúc thẩm số 09/2012/HC-PT, ngày 13/9/2012. Quyết định giám đốc thẩm số 03/2014/GĐT-HC, ngày 25/02/2014. Nội dung vụ án : phần đất cây lâu năm có diện tích 2.329m2

, thuộc thửa 511, tờ bản đồ số 08, tọa lạc tại Ấp 4, xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh, của hộ gia đình ông Tăng Quang Nghe, đã được Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số H00480, ngày 20/8/2007 với thời hạn sử dụng đến tháng 10/2043.

Để thực hiện Dự án xây dựng Cụm dân cư Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định số 385/QĐ-UB, ngày 07/9/2009 thu hồi 47.027,5m2

đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và giao cho Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh có trách nhiệm tổ chức bồi thường, thu hồi đất theo đúng quy định của pháp luật.

Căn cứ vào quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp; ngày 15/9/2009, Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh đã ban hành Quyết định số 2615/QĐ-UB thu hồi quyền sử dụng đất của hộ ông Tăng Quang Nghe với diện tích 2.068,9m2, thuộc thửa 511, tờ bản đồ số 08.

Ngày 17/9/2009, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Quyết định số 1240/QĐ-UBND-HC phê duyệt phương án bồi thường, tái định cư Dự án Cụm dân cư và giao cho Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh thực hiện việc bồi thường theo quy định.

69

Báo cáo một số vấn đề thiếu sót cần rút kinh nghiệm trong xét xử án hành chính của Tòa án tỉnh Đồng Tháp trong quý III năm 2014.

GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 42 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân

Ngày 22/9/2009, Hội đồng bồi thường thuộc Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh, đã ban hành Quyết định số 2712/QĐ-HĐBT bồi thường về đất, tài sản có trên đất, tổng số tiền là 174.743.100đ. Ngoài ra, hộ gia đình ông Tăng Quang Nghe còn được mua thêm 02 nền nhà tái định cư theo định mức đất bị thu hồi.Không đồng ý với quyết định bồi thường, vì cho rằng quyết định mới bồi thường thiệt hại về đất với diện tích 2.068,9m2 và chưa được bồi thường phần diện tích còn thiếu theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp, nên ông Tăng Quang Nghe khiếu nại và đề nghị được mua thêm 01 nền nhà tái định cư.

Ngày 03/02/2010, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh ban hành Quyết định số 15/QĐ-UBND giải quyết khiếu nại với nội dung không chấp nhận khiếu nại của ông Tăng Quang Nghe.

Ông Tăng Quang Nghe tiếp tục có đơn khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp, yêu cầu được mua 03 nền tái định cư và bồi thường bổ sung diện tích đất 260,lm2 còn thiếu so với diện tích đất bị thu hồi.

Ngày 19/8/2011, Hội đồng bồi thường - Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh đã ban hành Quyết định số 3993/QĐ-HĐBT bồi thường bổ sung diện tích đất 260,lm2 còn thiếu so với diện tích đất bị thu hồi cho hộ gia đình ông Tăng Quang Nghe với số tiền là 14.305.500đ.

Ngày 05/9/2011, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định số 269/QĐ-UBND-NĐ giải quyết khiếu nại với nhận định rằng việc ông Tăng Quang Nghe yêu cầu được bố trí tái định cư 03 nền nhà là không có cơ sở giải quyết và đã quyết định điều chỉnh Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 03/02/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh, giải quyết bồi thường bổ sung diện tích đất 260,lm2 cho hộ ông Tăng Quang Nghe.

Sau đó ông Tăng Quang Nghe khởi kiện vụ án hành chính với nội dung yêu cầu Tòa án xem xét bồi thường thiệt hại và hỗ trợ ổn định đời sống chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm và hủy bỏ Quyết định số 2712/QĐ-HĐBT, ngày 22/9/2009 của Hội đồng bồi thường - Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh bồi thường về đất, tài sản có trên đất và hỗ trợ cho hộ gia đình ông khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.

Bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Cao Lãnh tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Tăng Quang Nghe về việc yêu cầu hủy Quyết định số 2712/QĐ-HTBT, ngày 22/9/2009 của Hội đồng bồi thường - Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh.

Bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp tuyên xử: Không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của ông Tăng Quang Nghe; giữ nguyên bản án sơ thẩm.

GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 43 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân

Sau khi xét xử phúc thẩm ông Tăng Quang Nghe có đơn khiếu nại yêu cầu xem xét lại bản án theo trình tự giám đốc thẩm và Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Tháp có văn bản đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị bản án nêu trên.

Vấn đề cần rút kin h nghiệm : Về thủ tục tố tụng do việc ông Tăng Quang Nghe khiếu nại về việc bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, nên tại Quyết định số 3993/QĐ-HĐBT, ngày 19/8/2011 của Hội đồng bồi thường - Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh đã bồi thường bổ sung diện tích đất 260,lm2

còn thiếu so với diện tích đất bị thu hồi cho hộ gia đình ông Tăng Quang Nghe.

Tại Quyết định giải quyết khiếu nại số 269/QĐ-UBND-NĐ, ngày 05/9/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp có nội dung sửa đổi, bổ sung điều chỉnh Quyết định số 15/QĐ-UBND, ngày 03/02/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh, giải quyết bồi thường bổ sung diện tích đất 260,1m2

cho hộ ông Tăng Quang Nghe.

Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ- HĐTP, ngày 29/7/2011 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính, trong trường hợp này, ngoài Quyết định số 2712/QĐ-HĐBT, ngày 22/9/2009 thì Quyết định số 3993/QĐ- HĐBT, ngày 19/8/2011 của Hội đồng bồi thường - Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh và Quyết định giải quyết khiếu nại số 269/QĐ-UBND-NĐ, ngày 05/9/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp cũng là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính. Do vậy, khi xét xử Tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thâm đã bỏ sót đối tượng khởi kiện.

Mặt khác, trong trường hợp này lẽ ra khi thụ lý giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm cần hướng dẫn người khởi kiện sửa lại đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 105 Luật tố tụng hành chính và trước khi đưa vụ án ra xét xử, nếu thấy vụ án không thuộc thẩm quyền thì tiến hành thủ tục theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật tố tụng hành chính.

Về nội dung: Căn cứ vào các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, thấy rằng sau khi Hội đồng bồi thường - Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh ban hành Quyết định số 2712/QĐ- HĐBT, ngày 22/9/2009. Ông Tăng Quang Nghe liên tục khiếu nại, vì cho rằng việc bồi thường thiệt hại về đất còn thiếu; xin mua thêm một nền nhà tái định cư. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 15/QĐ-UBND, ngày 03/02/2010 bác yêu cầu khiếu nại. Không đồng ý với nội dung quyết định, ông Tăng Quang Nghe tiếp tục khiếu nại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngày 19/8/2011, Hội đồng bồi thường - Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh, đã ban hành Quyết định số 3993/QĐ-HĐBT bồi thường bổ sung diện tích đất

GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 44 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân

260,lm2 còn thiếu so với diện tích đất bị thu hồi cho hộ gia đình ông Tăng Quang Nghe.

Ngày 05/9/2011, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại số 269/QĐ-UBND-NĐ có nội dung sửa đổi, bổ sung điều chỉnh Quyết định số 15/QĐ-UBND, ngày 03/02/2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh, giải quyết bồi thường bổ sung diện tích đất 260,lm2

cho hộ ông Tăng Quang Nghe.

Tại Điều 163 Luật tố tụng hành chính quy định thẩm quyền của Hội đồng xét xử khi giải quyết vụ án phải xem xét, đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính bị khiếu kiện và quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm mới chỉ xem xét đối với Quyết định số 2712/QĐ-HĐBT, ngày 22/9/2009 của Hội đồng bồi thường - Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh theo đơn khởi kiện mà chưa xem xét đối với các quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan nêu trên và chưa xem xét yêu cầu khởi kiện ghi trong đơn khởi kiện ban đầu ngày 15/12/2011 của ông Tăng Quang Nghe; khi xét xử đã bác yêu cầu khởi kiện của ông Tăng Quang Nghe là chưa đủ căn cứ và việc giải quyết vụ án chưa toàn diện và triệt để.

Từ các sai sót nêu trên của Tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm, nên khi giải quyết vụ án dẫn đến các sai sót khác như: Chưa đánh giá đầy đủ tính hợp pháp đối với Quyết định số 2712/QĐ-HĐBT, ngày 22/9/2009 của Hội đồng bồi thường - Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh (về trình tự, thủ tục ban hành theo quy định của pháp luật về quản lý đất đai, việc bồi thường theo Quyết định này còn thiếu do chưa thực hiện bồi thường bổ sung diện tích 260,lm2 đất); việc áp giá bồi thường bổ sung diện tích 260,lm2 theo Quyết định số 3993/QĐ-HĐBT, ngày 19/8/2011 của Hội đồng bồi thường - Ủy ban nhân dân huyện Cao Lãnh thực hiện vào năm 2011, nhưng lại áp giá năm 2008 theo Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND, ngày 04/3/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp; chưa xem xét việc hộ gia đình ông Tăng Quang Nghe chỉ được mua 02 nền nhà tái định cư và việc Ban bồi thường lại giữ lại một phần tiền bồi thường cho hộ gia đình ông Tăng Quang Nghe mà không gửi vào Kho bạc Nhà nước là trái pháp luật.

Từ các căn cứ trên, Tòa án hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm chưa xác định đúng đối tượng khởi kiện, khi giải quyết vụ án chưa đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính bị khiếu kiện và các quyết định giải quyết khiếu nại có liên quan, nhưng khi xét xử đã bác yêu cầu khởi kiện của Ông Tăng Quang Nghe là chưa đủ căn cứ và việc giải quyết vụ án chưa toàn diện và triệt để.

Ngoài những khó khăn, thiếu sót trên Tòa án xét xử vụ án hành chính còn gặp phải vướng mắc khác như:

GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 45 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân

Thứ nhất, việc khiếu nại trong hoạt động quản lý nhà nước xảy ra rất nhiều nhưng số lượng vụ án được Tòa án giải quyết là rất ít, qua đây ta thấy sự tham gia của Tòa án vào cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính còn chưa đạt hiệu quả, vai trò của Tòa án đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân còn hạn chế.

Một là, tâm lý người khiếu kiện đắn đo khi đưa vụ việc đến Tòa án vì phải đóng tiền án phí nếu thua kiện, tốn nhiều thời gian đến Tòa để đối thoại, vì vậy họ khiếu nại đến chính cá nhân, cơ quan hành chính ban hành quyết định sau đó khiếu nại lên cơ quan cấp trên sẽ thuận lợi hơn trong việc cơ quan này xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính đó.

Hai là, khiếu kiện đến Tòa án liên quan đến trình độ hiểu biết các quy phạm pháp luật, hơn nữa khi khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính đến Tòa án thì người dân khởi kiện có nghĩa vụ tự chứng minh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời, các quy định pháp luật tố tụng đòi hỏi người khởi kiện phải thực hiện theo trình tự, đúng thời hạn. Do đó, người dân có tâm lý ngại quy trình phức tạp của khiếu kiện, khi không thực hiện đúng quy định sẽ yếu thế, bất lợi trước người bị kiện.70

Thứ hai, chưa phân định rõ giữa thủ tục khiếu kiện quyết định hành chính với hành vi hành chính; phân định giữa quyết định hành chính, hành vi hành chính với các quyết định hành vi thực tế, những biện pháp hành chính của quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Thứ ba, có nhiều quan điểm khác nhau về xác định hành vi hành chính như: coi tất cả các hành vi của cơ quan nhà nước đều là đối là tượng khiếu kiện hành chính. Trong đó có cả hành vi không giải quyết khiếu nại hoặc hành vi cho ý kiến nhận xét của cơ quan nhà nước khác (đề xuất, kiến nghị. . .) nhằm ban hành quyết định hành chính có liên quan nhiều cấp, hành vi không cung cấp tài liệu giấy tờ. Khiếu kiện hành vi không giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật khiếu nại. Tại Điều 67 Luật khiếu nại (có hiệu lực thi hành từ 01/7/2012), quy định: Người giải quyết khiếu nại có một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 6 của Luật khiếu nại hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại thì tùy theo tính chất,

70 Phan Trung Hiền: Vì sao người dân ít chọn khiếu kiện tại Tòa án khi có sự không đồng thuận về

GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 46 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân

mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường hoặc bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, lúng túng trong việc xử lý đơn khởi kiện không đúng đối tượng và lúng túng trong việc xác định quyết định mới ban hành sau khiếu nại hoặc sau quá trình tố tụng tại Tòa án, khi nào thì các quyết định này trở thành đối tượng khởi kiện vụ án hành chính.

Quan điểm thứ nhất cho rằng, quyết định hành chính và quyết định giải quyết khiếu nại có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính mới là đối tượng khởi kiện của Tòa án, còn quyết định giải quyết khiếu nại giữ nguyên quyết định hành chính thì không thuộc đối tượng khởi kiện tại Tòa án.

Quan điểm thứ hai lại cho rằng, quyết định hành chính và quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mới thuộc đối tượng khởi kiện tại Tòa án còn quyết định giải quyết khiếu nại lần hai không thuộc đối tượng khởi kiện tại Tòa án. Vì theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 40 Luật khiếu nại, quyết định khiếu nại lần hai kết luận nội dung khiếu nại là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trường hợp khiếu

Một phần của tài liệu thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính – thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh đồng tháp (Trang 43)