5. Bố cục của đề tài
2.2.1.2. Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp
tỉnh
Theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2010, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án cấp tỉnh) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính và hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính;32
Đây là những cơ quan nhà nước ở cấp trung ương mà quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan này. Theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Tòa án nhân dân tối cao không có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.33 Vì vậy mà, các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước ở trung ương sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước ở trung ương, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú hoặc làm việc nếu người khởi kiện là cá nhân hoặc nơi người khởi kiện có trụ sở.
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3034 và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong các cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành
32
Xem khoản 1 Điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2010. 33Xem Điều 20 Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2002.
GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 25 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân
chính;35
Để tạo điều kiện thuận lợi cho người khởi kiện khi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc trên cùng phạm vi địa giới với Tòa án; khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ban hành, mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
Theo quy định của Nghị định 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính Phủ, cơ cấu tổ chức của Bộ gồm có: Vụ; Văn phòng Bộ; Thanh tra Bộ; Cục; Tổng cục và tổ chức tương đương (sau đây gọi chung là Tổng cục).36 Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính và hành vi hành chính.
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó. Các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh và người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó là Ủy ban nhân dân Tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh, công chức của Ủy ban nhân dân Tỉnh, Giám đốc Sở, chuyên viên sở, Cục thuế, Cục Hải quan, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục thú y,…sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thuộc tỉnh nào sẽ do Tòa án nhân dân Tỉnh đó giải quyết.
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án. Trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam, thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; Do quy định về thẩm quyền trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án hành chính còn hạn chế cho nên khi ban hành Luật tố tụng hành chính 2010 được bổ sung thêm thẩm quyền này đây là điểm mới trong luật. Cơ quan đại diện thực hiện chức năng đại diện chính thức của Nhà nước
35Xem điểm b khoản 1 Điều 30 Luật tố tụng hành chính năm 2010 36
Xem tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 26 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân
Việt Nam trong quan hệ với quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế tiếp nhận và thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ quan đại diện ngoại giao theo Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2009 là Đại sứ quán.37
Người có thẩm quyền trong cơ quan Đại sứ quán là: đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại sứ, công sứ, tham tân công sứ, tham tán, bí thư thứ nhất, bí thư thứ hai, bí thư thứ ba, tùy viên.38
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gồm có: cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự và cơ quan đại diện tại tổ chức quốc tế.39 Như vậy, chỉ có quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện ngoại giao (là Đại sứ quán) và người có thẩm quyền trong cơ quan này mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, Bộ, ngành Trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;
Quan hệ công chức là quan hệ nội bộ công sở, các quyết định kỷ luật công chức là những biện pháp mang tính tổ chức trong khuôn khổ nội bộ công sở. Do vậy, đây là quyết định hành chính mang tính chất nội bộ. Tuy nhiên, quyết định này áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất ảnh hưởng đến quyền làm việc của công chức, một quyền cơ bản của công dân nên nó còn có tính chất cao hơn là một quyết định nội bộ khác. Do đó, Luật tố tụng hành chính 2010 xác định loại quyết định này là đối tượng khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Tòa án nhân dân Tỉnh sẽ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, Bộ, ngành Trung ương. Tòa án cấp tỉnh nơi người bị kỷ luật buộc thôi việc sẽ có thẩm quyền giải quyết.
Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án;
37
Xem khoản 1 Điều 4 Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2009.
38
Xem khoản 1 Điều 18 Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2009.
GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 27 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân
Đây là loại khiếu kiện đặc biệt vì đối tượng khiếu kiện là một quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh hoặc của Bộ trưởng Bộ công thương sau khi có khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh hoặc của Hội đồng xử lý vụ vệc cạnh tranh.
Tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn như sau:40
Quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính là quyết định của Hội đồng cạnh tranh, của Bộ trưởng Bộ công thương khi giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định tại mục 7 chương V của Luật cạnh tranh bao gồm:
Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng cạnh tranh đối với quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ công thương đối với quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh khi xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Trong trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện.
Tòa hành chính cấp tỉnh và Tòa phúc thẩm khu vực có thẩm quyền xét xử phúc thẩm các khiếu kiện hành chính. Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử giám đốc thẩm và tái thẩm các khiếu kiện hành chính. Tại Điều 4 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn những trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết khiếu kiện thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện như:41
Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện liên quan đến nhiều đối tượng, phức tạp; Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện mà các Thẩm phán của Tòa án cấp huyện
40
Xem tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
41Xem Điều 4 Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
GVHD:Ts. Phan Trung Hiền 28 SVTH: Võ Thị Thúy Nhân
đó đều thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi; Vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.