trong điều kiện cụ thể của Việt Nam
Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế, đồng thời xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế là xu hướng phát triển tất yếu trong giai đoạn hiện nay. Việc hội nhập vào kinh tế quốc tế đòi hỏi các quy định liên quan đến hoạt động kiểm toán nói chung và quy định về áp dụng thủ tục phân tích nói riêng phải được xây dựng trên cơ sở thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Điều này giúp các thông tin trên BCTC được kiểm toán có độ tin cậy cao và được quốc tế thừa nhận.
Do vậy, quan điểm chung cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định về việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC là tuân thủ các thông lệ chung trên thế giới, từ đó giúp các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh nói riêng và kiểm toán độc lập nói chung hội nhập vào kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, do chuẩn mực kiểm toán chỉ đưa ra hướng dẫn chung, các công ty kiểm toán cần tham khảo thêm kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để có thể áp dụng thủ tục phân tích vào thực tế nhằm nâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc kiểm toán.
Bên cạnh phù hợp với yêu cầu của chuẩn mực quốc tế, các giải pháp vừa phải phù hợp với đặc điểm Việt Nam. Vì Việt Nam là quốc gia đang phát triển, hệ thống pháp luật đang trong quá trình hoàn thiện, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, kiểm toán độc lập Việt Nam tính đến nay chỉ mới phát triển được 22 năm còn khá non trẻ so với lịch sử phát triển hoạt động của thế giới. Nên các giải pháp cần phải phù hợp đặc điểm, điều kiện Việt Nam. Các công ty kiểm toán lớn trên thế giới đã áp dụng khá nhiều kỹ thuật thống kê vào việc phân tích, cũng như có đầy đủ
số liệu thống kê, tuy nhiên tại Việt Nam trình độ công nghệ thông tin chưa phát triển cao, thông tin, số liệu còn bảo mật, mang tính nội bộ chưa công bố công khai, rộng rãi, vì vậy, không thể xây dựng các giải pháp theo yêu cầu chuẩn mực quốc tế một cách rập khuôn mà cần phải linh hoạt với thực tiễn ở Việt Nam.