báo cáo kiểm toán về BCTC”
Tương tự như chuẩn mực VSA 315 và VSA 520, chuẩn mực VSA 700 “Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC” cũng nằm trong 37 chuẩn mực kiểm toán mới.
Chuẩn mực này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV và doanh nghiệp kiểm toán trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC. Chuẩn mực này cũng quy định hình thức và nội dung của báo cáo kiểm toán được phát hành như là kết quả công việc kiểm toán BCTC.
Theo yêu cầu của VSA 700 thì KTV phải đưa ra ý kiến kiểm toán về việc liệu BCTC có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Và để đưa ra ý kiến kiểm toán về BCTC, KTV phải kết luận liệu KTV đã đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn chứa đựng những sai sót trọng yếu, do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không.
Còn đối với Báo cáo kiểm toán thì Báo cáo kiểm toán phải mô tả về cuộc kiểm toán bằng cách nêu rõ:
- Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục để thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên BCTC;
- Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của KTV, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong BCTC, do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá rủi ro, KTV xem xét kiểm soát nội bộ của đơn vị liên quan đến việc lập và trình bày BCTC trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ của đơn vị. Trong trường hợp KTV cũng có trách nhiệm đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ cùng với việc kiểm toán BCTC, KTV sẽ bỏ đi đoạn nói rằng việc KTV xem xét kiểm soát nội bộ không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về tính hữu hiệu của kiểm soát
nội bộ của đơn vị; - Công việc kiểm toán cũng bao gồm việc đánh giá tính thích hợp của các chính
sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban Giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể BCTC.