Thực vật đất&

Một phần của tài liệu bài giảng cơ sở môi trường đất đại học quốc gia hà nội (Trang 50)

- Mối isoptera, Collemboda Chuột

2.2. Thực vật đất&

!Đất là môi trường sinh sống của thực vật, từ các loài thực vật bậc thấp như tảo đơn bào, nấm, địa y đến các loài thực vật bậc cao. Mỗi loại đất hay vùng khí hậu đều có một thảm thực vật đặc trưng cho nó. Thực vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đất cũng như quá trình hình thành đất.&

!Các ngành thực vật bậc thấp như Tảo, Địa y được coi là những thực vật đầu tiên có khả năng quang tự dưỡng. Cùng với nhóm vi khuẩn tự dưỡng chúng đã tạo nên lớp chất hữu cơ đầu tiên trên đá

mẹ từ chất vô cơ. &

Đa số các loài tảo sống trong nước và các vũng nước trong đất. Tuy nhiên, một số loài có thể sống trong đất, trên đá hoặc vỏ cây, nhất là những loài cộng sinh với nấm tạo thành địa y. Những loài tảo sống trong đất đóng vai trò quan trọng trong HST đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất.&

!Các ngành thực vật bậc cao xuất hiện đầu tiên trên mặt đất là dương xỉ trần (Rhyniophyta)và rêu (Bryophyta). Dương xỉ trần chính là nguồn gốc của ngành thực vật có lá lớn. Lá của chúng chưa phân hoá chỉ ở dạng vẩy, rễ cũng chỉ mới bước đầu phân hoá gọi là rễ giả. ở rêu cơ thể đã phân hoá thành

thân, lá và rễ giả. &

Rêu phân bố rộng rãi ở các loại đất đặc biệt trên những vùng núi cao tạo thành một lớp phủ ở cả nơi thực vật khác không mọc được, đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ cung cấp mùn làm giàu cho đất. Trên lớp chất mùn đó các thực vật bậc cao phát triển mạnh mẽ như thực vật hạt trần, thực vật hạt kín v.v…&

Một phần của tài liệu bài giảng cơ sở môi trường đất đại học quốc gia hà nội (Trang 50)