a) Nhiệt trị
Nhiệt trị của nhiên liệu (heating value) là nhiệt lượng mà 1kg nhiên
liệu đó tỏa ra khi được đốt cháy hoàn toàn. Nhiệt trị gồm có nhiệt trị cao và nhiệt trị thấp.
Nhiệt trị cao (high heating value) là nhiệt lượng mà 1kg nhiên
liệu đó tỏa ra khi được đốt cháy hoàn toàn, trong đó phần nước của bản thân nhiên liệu và nước do hyđrô sinh ra chưa biến
thành hơi. Ký hiệu: QB (kJ/kg hoặc kCal/kg).
Nhiệt trị thấp (low heating value) là nhiệt lượng mà 1kg nhiên
liệu đó tỏa ra khi được đốt cháy hoàn toàn, trong đó phần nước của bản thân nhiên liệu và nước do hyđrô sinh ra đã biến thành
hơi. Ký hiệu: QH (kJ/kg hoặc kCal/kg).
Như vậy, nhiệt trị thấp chính là nhiệt trị cao của nhiên liệu trừ đi phần
nhiệt lượng tiêu tốn để bay hơi thành phần nước có trong 1kg nhiên liệu và nước tạo thành từ hyđrô trong 1kg nhiên liệu đó. Một cách gần
đúng, có thể tính nhiệt trị cao và nhiệt trị thấp bằng công thức của Meldelyyv:
(3-1)
(3-2)
Trong đó: lần lượt là lượng cácbon, hyđrô, lưu huỳnh
bốc, ôxy và nước có trong 1kg nhiên liệu.
Tuy nhiên, vì các thành phần trong chất đốt có liên hệ với nhau, phản ứng cháy tiến hành phức tạp hơn nhiều nên không thể dùng công thức trên đựơc. Trên thực tế, để có độ chính xác cao, nhiệt trị được đo bằng
nhiệt lượng kế (caloriemetter).
Nhiệt trị là thông số đặc trưng cho khả năng sinh nhiệt của dầu đốt nồi hơi. Nhiệt trị càng cao thì lượng sinh nhiệt của dầu đốt càng lớn, do đó suất tiêu hao nhiên liệu sẽ giảm và ngược lại.
b) Nhiệt độ bén cháy
Nhiệt độ bén cháy (flash point) của dầu là nhiệt độ mà tại đó hơi dầu
bốc lên có khả năng bắt lửa khi có mồi lửa từ bên ngoài.
Nhiệt độ bén cháy của dầu đốt nồi hơi từ 80oC đến 150oC tùy theo loại
dầu.
c) Nhiệt độ tự cháy
Nhiệt độ tự cháy (autoignition temperature/kindling point) của dầu là
nhiệt độ mà tại đó dầu có khả năng tự bốc cháy mà không cần mồi lửa từ bên ngoài.