Thiết bị chỉ báo tại chỗ

Một phần của tài liệu Giáo trình nồi hơi tàu thủy (Trang 109)

a. Kiểu gắn trực tiếp; b. Kiểu gắn vào ống đo trung gian.

1. Van thông hơi; 2. Van thông nước; 3. Van chặn trên; 4. Van chặn dưới; 5. Ống thủy tinh; 6. Mặt kính bảo vệ; 7. Van xả nước; 8. Ống đo trung gian.

Thiết bị chỉ báo tại chỗ hay còn gọi là ống thủy sáng hay ống thủy đặt cao. Theo quy định mỗi nồi hơi phải có ít nhất hai ống thủy sáng độc lập. Chúng phải được bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc quan sát. Ống thủy sáng có cấu tạo dạng một ống thủy tinh, phía trên nối với không gian hơi, phía dưới nối với không gian nước. Theo nguyên tắc bình thông nhau, mức nước nhìn thấy trong ống thủy bằng mức nước trong nồi hơi. Thực tế mức nước trong ống thủy thấp hơn trong nồi hơi một chút do chênh lệch nhiệt độ giữa cột nước trong nồi hơi và cột nước trong ống thủy. Do nồi hơi làm việc với áp suất cao, nên trong thực tế, mặt thủy tinh của ống thủy được bảo vệ để có thể chịu được áp suất cao. Các ống thủy có thể được nối trực tiếp với thân nồi hơi hoặc nối vào một ống trung gian (Hình 5.13). Trường hợp sau thường được áp dụng trong trường hợp các thiết bị cảm ứng mức nước được bố trí trong ống trung gian này. Để thuận lợi cho việc vệ sinh, bảo dưỡng, các ống thủy bao giờ cũng được nối với thân nồi qua các van. Trong trường hợp hư hỏng ống thủy (ví dụ mặt thủy tinh bị vỡ), có thể đóng các van này để cách ly ống thủy khỏi nồi hơi.

Để ống thủy chỉ báo chính xác mức nước trong nồi hơi, cần giữ cho các đoạn ống nối không bị tắc bằng cách định kỳ xả ống thủy. Khi làm việc các van 1, 2 luôn mở, van 7 đóng. Khi cần xả ống thủy ta đóng van 1, 2, mở van 7 sau đó mở lần lượt các van 1, 2 để thông các đoạn ống trên, dưới.

Một phần của tài liệu Giáo trình nồi hơi tàu thủy (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)