Thiết bị thổi muội

Một phần của tài liệu Giáo trình nồi hơi tàu thủy (Trang 129)

Hình 5.26. Thiết bị thổi muội.

Trong quá trình hoạt động, những bộ phận tiếp xúc nhiều với khí cháy sẽ bị bám tro muội. Muội bám trên vách nồi hơi và các bề mặt hấp nhiệt sẽ gây ra ăn mòn, đồng thời làm giảm khả năng truyền nhiệt của bề mặt hấp nhiệt, giảm hiệu suất nồi hơi. Do đó, cần định kỳ thổi muội

Thiết bị thổi muội được bố trí tại các điểm thổi muội quanh nồi hơi, khi hoạt động sẽ phun hơi quá nhiệt (trích ra từ đường hơi chính) vào đánh tan lớp muội bám quanh điểm thổi muội đó.

Khi có tín hiệu thổi muội, động cơ điện quay và làm quay bánh răng dẫn động quay qua một loạt cơ cấu truyền động. Bánh răng dẫn động sẽ làm quay trục vít, đẩy ống dẫn hơi tịnh tiến từ trái sang phải đi vào trong nồi hơi. Ống dẫn hơi chuyển động cho đến khi vấu cam tác động vào cơ cấu mở van cấp hơi. Lúc này, ống dẫn hơi dừng lại, đồng thời van cấp hơi mở để cho hơi đi vào ống dẫn hơi. Hơi quá nhiệt sẽ được phun ra từ đầu phun và làm bong lớp muội bám trên các bề mặt gần đó. Trong quá trình thổi muội, khí làm mát được cấp vào vừa để làm mát ống dẫn hơi vừa có tác dụng vệ sinh, làm sạch phần muội bẩn sót trên đầu phun. Ở dưới tàu thủy, công việc thổi muội thường được tiến hành định kỳ mỗi ca trực ít nhất một lần.

Ngoài kết cấu như Hình 5.26 ra, thiết bị thổi muội có thể là loại quay bằng tay, loại có nhiều lỗ phun… tùy theo kiểu nồi hơi, kích cỡ và công suất.

Một phần của tài liệu Giáo trình nồi hơi tàu thủy (Trang 129)