Ảnh hưởng của kích thước bột bao và nồng độ dung dịch tá dược dính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên metronidazol giải phóng tại đại tràng bằng phương pháp bao bồi (Trang 85)

Kích thước bột bao ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của viên bao. Yếu tố này ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng trơn chảy của bột bao và khả năng bám dính của bột bao lên viên, do đó ảnh hưởng tới độ đồng đều của bề dày lớp bao và mức độ thuận tiện trong quá trình bao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy trình bao bồi với bột bao có kích thước 0,125- 0,180mm là thuận tiện nhất, hiệu suất bao cao nhất so với các quy trình bao với bột có kích thước ≤ 0,09mm hay 0,09- 0,125mm hay 0,180- 0,250mm. Nghiên cứu của Yanfeng

75

Luo và các cộng sự (2008) về các phương pháp bao bột khô cho dạng thuốc rắn cũng cho thấy kích thước nguyên liệu bao là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự đồng nhất của lớp bao. Bột siêu mịn kém trơn chảy, bề dày lớp bao không đều. Khi khắc phục được khả năng trơn chảy, việc sử dụng bột siêu mịn bao bột khô sẽ kiểm soát được bề dày và mức độ đồng nhất của lớp bao tốt hơn khi dùng bột mịn. Nghiên cứu của Dorothea Sauer và các cộng sự (2013) về các phương pháp bao khô cũng cho kết quả tương tự. Theo các nghiên cứu này, kích thước bột bao khoảng ≤ 0,1mm là thích hợp nhất với các quy trình bao bột khô [23], [58]. Sự khác nhau có thể do trong các nghiên cứu trên, quy trình bao được tiến hành trên các thiết bị có bộ phận phun bột tự động, nồi bao có khả năng đảo viên tốt nên bột bao được phun lên viên đều hơn, lớp bao tạo thành đồng đều hơn, thời gian bao nhanh hơn so với thiết bị là nồi bao truyền thống với bộ phận phun bột thủ công.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên metronidazol giải phóng tại đại tràng bằng phương pháp bao bồi (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)