Xuất một số tiêu chuẩn chất lượng cho viên bao metronidazol giải phóng tạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên metronidazol giải phóng tại đại tràng bằng phương pháp bao bồi (Trang 80)

tại đại tràng

Bảng 3.26. Một số chỉ tiêu chất lượng viên bao MTZ giải phóng tại đại tràng Tiêu chuẩn

khảo sát Kết quả khảo sát Tiêu chuẩn đề xuất

Phương pháp thử Hình thức Viên bao có bề mặt nhẵn bóng, không bị bong mặt. Viên bao có bề mặt nhẵn bóng,

không bị bong mặt. Cảm quan Định tính Đúng Trùng với chất chuẩn HPLC Tỉ lệ vỏ bao so

với khối lượng viên nhân 103,7 ± 8,7% 103 ± 10% Phương pháp cân Độ đồng đều khối lượng Giới hạn trong khoảng ±10%

Không có quá 2 viên nằm ngoài giới hạn chênh lệch so với khối lượng trung bình ±12%; không có viên nào có khối lượng vượt gấp đôi giới hạn này.

Phương pháp cân Định lượng 100,2 ± 0,43% 95-105% HPLC

tlag 6,12 giờ 6,00 ± 0,5 giờ Thử hòa tan t85 6,56 giờ 7,00 ± 0,5 giờ

3.6. Bước đầu đánh giá độ ổn định của viên MTZ 200mg giải phóng tại đại tràng

Qua quá trình nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn công thức CT10 với thành phần bột bao gồm 57% pectin 104, 28% HPMC K100M và 15% talc; dịch bao gồm 75% dung dịch HPMC E6 10% và 25% DBP; tỉ lệ vỏ bao 100% khối lượng viên nhân, viên sau khi bao ủ trong điều kiện 60o

C/72 giờ và được bao bao vệ để khảo sát sơ bộ độ ổn định của viên bao trong điều kiện lão hóa cấp tốc như mô tả trong mục 2.2.5

70

Viên bao được đánh giá một số chỉ tiêu: hình thức viên bao, hàm lượng dược chất và khả năng kiểm soát giải phóng dược chất theo phương pháp mô tả trong mục 2.2.4, sau 2 tháng bảo quản trong điều kiện lão hóa cấp tốc.

Kết quả được trình bày trong bảng 3.27 và hình 3.21.

Bảng 3.27. Một số chỉ tiêu đánh giá độ ổn định của viên bao CT10 (n=3)

Thời gian Hình thức Hàm lượng MTZ

(TB ± SD) Tlag (giờ) T85 (giờ) 0 tháng

- Viên bao có màu vàng cam. - Bề mặt viên bao nhẵn, bóng, không bị bong mặt.

100,2 ± 0,43 6,12 6,57

01 tháng

- Viên bao có màu vàng cam. - Bề mặt viên bao nhẵn, bóng, không bị bong mặt.

99,4 ± 0,55 6,03 6,48

02 tháng

- Viên bao có màu vàng cam. - Bề mặt viên bao nhẵn, bóng, không bị bong mặt.

99,4 ± 1,27 6,01 6,44

Hình 3.21. %MTZ giải phóng theo thời gian của các mẫu viên bao bảo quản

trong điều kiện lão hóa cấp tốc tại các thời điểm khác nhau

Nhận xét : Kết quả nghiên cứu cho thấy, với mẫu viên bao bào chế theo công thức CT10, sau 2 tháng bảo quản trong điều kiện lão hóa cấp tốc, hàm lượng dược chất trong viên bao vẫn ổn định, khả năng kiểm soát giải phóng dược chất ra khỏi viên bao hầu như không thay đổi so với viên bao khi mới bào chế (p>0,05). Về mặt hình thức, viên bao vẫn giữ được màu vàng cam đẹp, bề mặt viên bao nhẵn, bóng, không bị bong mặt. 0 2 4 6 8 10 12 0 20 40 60 80 100 120

Thời gian (giờ)

%M T Z g iả i p h ó n g 0 tháng 1 tháng 2 tháng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

71

Chương 4. BÀN LUẬN

Có nhiều kỹ thuật để bào chế thuốc giải phóng tại đại tràng, dựa vào các tín hiệu khác nhau của cơ quan đích. Một số tín hiệu chính thường được sử dụng như: về lý hóa (pH đường tiêu hóa, thời gian thuốc di chuyển); về sinh học (enzym do hệ vi sinh vật sống tại đại tràng tiết ra). Để sử dụng tín hiệu đặc thù về sinh học khơi mào quá trình giải phóng, sản phẩm thường được bào chế dưới dạng viên bao bằng một số polysaccarid tự nhiên. Pectin là một polysaccatid tự nhiên không bị phân giải ở dạ dày và ruột non, nhưng bị thủy phân bởi hệ vi sinh vật ở đại tràng, do đó pectin thích hợp để sử dụng làm tá dược bao viên giải phóng dược chất tại đại tràng. Trong nghiên cứu này, viên bao giải phóng tại đại tràng sử dụng tá dược pectin được bào chế bằng phương pháp bao bồi từ bột trên nồi bao truyền thống, do có tính khả thi nổi bật hơn so với các phương pháp bao phim và bao dập. Theo kết quả nghiên cứu của Nantharat Pearnchob và Roland Bobmeier (2003) so sánh phương pháp bao bột khô và phương pháp bao phim, với cùng một loại polyme, cùng một tỉ lệ lớp bao, quy trình bao bồi diễn ra nhanh hơn nhiều so với phương pháp bao phim. Pellet propranolol hydroclorid được bao với hai loại tá dược là ethylcellulose và Eudragit® RS. Với phương pháp bao khô, để tạo được lớp bao 20% ethylcellulose, chỉ cần thời gian 30 phút và lớp bao 20% Eudragit® RS cần 41 phút. Trong khi đó, với phương pháp bao phim (polyme được hòa tan trong dung môi ethanol 96%), để tạo được lớp bao 5% ethylcellulose cần tới 111 phút, lớp bao 20% Eudragit® RS cần tới 171 phút [38]. So sánh với phương pháp bao dập, phương pháp bao bồi cũng có nhiều ưu điểm vượt trội như: viên bao bồi có khả năng kiểm soát giải phóng dược chất tốt hơn, bề dày lớp vỏ bao nhỏ hơn. Nguyễn Thu Quỳnh và các cộng sự (2012) đã nghiên cứu bào chế viên nén metronidazol giải phóng tại đại tràng bằng phương pháp bao dập [9]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, để đạt được màng bao có tlag khoảng 8-10 giờ, lớp bao phải có khối lượng khoảng 350% so với khối lượng viên nhân, trong khi đối với viên bao bồi có cùng thành phần vỏ bao, chỉ cần lớp bao có khối lượng 130-150% khối lượng viên nhân đã có thể đạt được tlag tương tự [12].

72

4.1. Về khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của viên bao

Đối với viên giải phóng dược chất tại đại tràng, chỉ tiêu in vitro được quan tâm nhiều nhất là thời gian tiềm tàng (tlag), mức độ và tốc độ giải phóng dược chất ra khỏi dạng bào chế sau pha tiềm tàng đánh giá bằng thử nghiệm giải phóng. Đối với metronidazol, một kháng sinh có tác dụng trị amip tốt, sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh viêm loét đại tràng do amip, để đưa thuốc tới đại tràng nhằm gây tác dụng tại chỗ, các biện pháp tác động đảm bảo viên thuốc duy trì được tlag khoảng 5- 6 giờ là cần thiết. Để tăng hiệu quả điều trị, sau pha tiềm tàng, khoảng trên 85% lượng dược chất cần được giải phóng nhanh ra khỏi viên.

4.1.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ lớp bao

Bề dày lớp vỏ bao có ảnh hưởng lớn đến khả năng kiểm soát giải phóng của viên bao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tăng tỉ lệ lớp vỏ bao so với khối lượng viên nhân thì tlag của viên bao có xu hướng tăng dần. Nguyên nhân là do tăng khối lượng vỏ bao cũng đồng nghĩa tăng bề dày viên do đó khả năng thấm nước và sự phân hủy vỏ bao bởi enzym tốn thời gian hơn [11]. Tuy nhiên, viên bao với tỉ lệ vỏ bao 130%, 150% khối lượng viên nhân có tlag quá dài (8-9 giờ) so với mục tiêu bào chế viên metronidazol giải phóng dược chất tại đại tràng. Viên có tỉ lệ vỏ bao 50% và 75% lại có tlag quá ngắn (4-5 giờ). Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn tỉ lệ vỏ bao 100% khối lượng viên nhân. Với tỉ lệ vỏ bao này, viên bao có tlag khoảng 6 giờ, sau 7 giờ trên 85% lượng dược chất được giải phóng. Kết quả nghiên cứu của M.J Fernández và J.T Fell về dạng viên nén bao dập với tá dược pectin và chitosan cũng cho thấy, khi tăng tỉ lệ lớp bao so với viên nhân, tlag của viên bao có xu hướng tăng dần [24]. Như vậy, tùy thuộc vào mục tiêu bào chế có thể thay đổi tỉ lệ vỏ bao để đạt được viên bao có tlag phù hợp.

4.1.2. Ảnh hưởng của tỉ lệ pectin: HPMC K100M

Tỉ lệ pectin: HPMC K100M trong vỏ bao có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của viên bao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tăng lượng pectin, tlag của viên bao có xu hướng giảm dần. Pectin tan được trong nước, do đó vỏ bao có tỉ lệ pectin cao dễ bị hòa tan, ăn mòn dần trong đường tiêu hóa, viên bao khó có thể duy trì được tlag tới 5 hoặc 6 giờ. Để đảm bảo độ bền cơ học cho

73

lớp vỏ bao, việc kết hợp pectin với HPMC là cần thiết. Với các mẫu viên bao nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn HPMC K100M. HPMC K100M có độ nhớt cao, trong môi trường nước, HPMC K100M trương nở tạo hàng rào gel, giúp gắn kết các tiểu phân pectin làm cho nước khó thấm và dược chất khó khuếch tán qua lớp vỏ. Trong môi trường mô phỏng dịch đại tràng, pectin bị thủy phân dần dần tạo ra các lỗ xốp trên vỏ bao, tạo điều kiện cho nước thấm vào hòa tan lớp bao lót, đồng thời làm cho áp lực bên trong lớp vỏ bao tăng dần đến khi lớp vỏ bao bị phá vỡ, dược chất được giải phóng ồ ạt. Lượng HPMC K100M trong thành phần vỏ bao càng lớn thì độ xốp của vỏ bao càng nhỏ, do đó tlag càng lớn. Murat Turkoglu và Timucin Ugurlu (2002), nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ pectin-HPMC tới khả năng kiểm soát giải phóng dược chất ra khỏi viên nén bao dập chứa acid 5-aminosalicylic giải phóng tại đại tràng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, viên bao với pectin đơn độc không có khả năng đưa thuốc tới được đại tràng, cần phải kết hợp pectin và HPMC trong thành phần vỏ bao. Khi tăng tỉ tệ HPMC trong thành phần vỏ bao từ 20% đến 40% thì tlag tăng từ 6 giờ lên 8 giờ trong môi trường có 3ml enzym pectinase [53].

4.1.3. Ảnh hưởng của tỉ lệ talc

Tỉ lệ talc trong thành phần bột bao cũng ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của viên bao. Khi tăng tỉ lệ talc trong thành phần bột bao từ 10% lên đến 25% thì tlag của viên bao có xu hướng giảm dần. Bột talc ảnh hưởng đến khả năng trơn chảy của bột bao, do đó ảnh hưởng đến mức độ phân tán đồng nhất của các polyme trong lớp bao. Ngoài ra, do bột talc sơ nước [7], pectin và HPMC lại thân nước [44], nên sử dụng nhiều talc trong thành phần bột bao làm cho bột bao khó dính vào viên bao, cấu trúc lớp bao kém bền chắc, tlag ngắn. Tuy nhiên, khi tỉ lệ talc quá thấp, bột bao kém trơn chảy, gây khó khăn trong quá trình bao, đồng thời ảnh hưởng đến độ đồng đều của bề dày lớp bao. Trong nghiên cứu này, tỉ lệ talc 15% được lựa chọn. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hương (2014), nghiên cứu bào chế viên theophylin giải phóng theo nhịp bằng phương pháp bao bột khô cũng cho thấy, viên bao với công thức chứa 20% talc có hình thức và khả năng kiểm soát giải phóng dược chất tốt hơn so với viên bao chứa 10% talc [10].

74

4.1.4. Ảnh hưởng của chất hóa dẻo

Loại và tỉ lệ chất hóa dẻo cũng là yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của viên bao. Ở điều kiện thường, các polyme có tính giòn, vỏ bao dễ nứt vỡ (vì nhiệt độ chuyển kính của các polyme cao hơn nhiều so với nhiệt độ thường). Vai trò của chất hóa dẻo là làm giảm nhiệt độ chuyển kính, tăng tính mềm dẻo của vỏ bao, giảm hiện tượng nứt vỡ và cải thiện khả năng bám dính của vỏ bao vào nhân bao. Việc lựa chọn chất hóa dẻo dựa trên nhiều yếu tố như khả năng trộn lẫn được với polyme, khả năng khuếch tán chậm trong lớp vỏ polyme. Ngoài ra, độ nhớt của chất hóa dẻo cũng rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới tính thấm của vỏ bao, độ dính, độ tan, độ bền của lớp vỏ bao [8], [40]. Trong các nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn khảo sát ảnh hưởng của ba loại chất hóa dẻo DBP, TEC và PEG 400 lên khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của viên bao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vỏ bao sử dụng chất hóa dẻo DBP có khả năng kiểm soát dược chất tốt hơn so với vỏ bao sử dụng chất hóa dẻo TEC và PEG 400. Khi tăng tỉ lệ chất hóa dẻo thì tlag của viên bao tăng, tuy nhiên mức độ tăng không nhiều. Natharat Pearnchob và Roland Bodmeier (2003) nghiên cứu bào chế pellet propranolol hydrochloride giải phóng kéo dài với tá dược bao là Eudragit RS bằng phương pháp bao bột khô cũng cho kết quả tương tự. Loại chất hóa dẻo (AMG, ATBC, TEC) và tỉ lệ chất hóa dẻo (20, 30, 40%) ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của viên bao [39]. Như vậy, khi bao viên với với các polyme có nhiệt độ chuyển kính quá cao, có thể thêm chất hóa dẻo với tỉ lệ thích hợp để có được lớp vỏ bao đồng nhất, kiểm soát giải phóng dược chất tốt [23].

4.1.5. Ảnh hưởng của kích thước bột bao và nồng độ dung dịch tá dược dính

Kích thước bột bao ảnh hưởng không đáng kể đến khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của viên bao. Yếu tố này ảnh hưởng chủ yếu đến khả năng trơn chảy của bột bao và khả năng bám dính của bột bao lên viên, do đó ảnh hưởng tới độ đồng đều của bề dày lớp bao và mức độ thuận tiện trong quá trình bao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, quy trình bao bồi với bột bao có kích thước 0,125- 0,180mm là thuận tiện nhất, hiệu suất bao cao nhất so với các quy trình bao với bột có kích thước ≤ 0,09mm hay 0,09- 0,125mm hay 0,180- 0,250mm. Nghiên cứu của Yanfeng

75

Luo và các cộng sự (2008) về các phương pháp bao bột khô cho dạng thuốc rắn cũng cho thấy kích thước nguyên liệu bao là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự đồng nhất của lớp bao. Bột siêu mịn kém trơn chảy, bề dày lớp bao không đều. Khi khắc phục được khả năng trơn chảy, việc sử dụng bột siêu mịn bao bột khô sẽ kiểm soát được bề dày và mức độ đồng nhất của lớp bao tốt hơn khi dùng bột mịn. Nghiên cứu của Dorothea Sauer và các cộng sự (2013) về các phương pháp bao khô cũng cho kết quả tương tự. Theo các nghiên cứu này, kích thước bột bao khoảng ≤ 0,1mm là thích hợp nhất với các quy trình bao bột khô [23], [58]. Sự khác nhau có thể do trong các nghiên cứu trên, quy trình bao được tiến hành trên các thiết bị có bộ phận phun bột tự động, nồi bao có khả năng đảo viên tốt nên bột bao được phun lên viên đều hơn, lớp bao tạo thành đồng đều hơn, thời gian bao nhanh hơn so với thiết bị là nồi bao truyền thống với bộ phận phun bột thủ công.

4.1.6. Ảnh hưởng của quy trình ủ

Các yếu tố thuộc quy trình ủ bao gồm nhiệt độ ủ, thời gian ủ và thời gian sau ủ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cấu trúc của lớp vỏ bao và khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của viên bao. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi ủ viên bao trong điều kiện nhiệt độ 30oC/24 giờ, cấu trúc của lớp vỏ bao khá xốp, viên bao không có khả năng đưa thuốc tới được đại tràng (tlag= 3,81 giờ). Khi tăng nhiệt độ ủ lên 60oC/ 24 giờ, 80oC/24 giờ cấu trúc của lớp vỏ bao trở nên chắc hơn, ít xốp hơn, đồng thời viên bao có tlag (khoảng 5 giờ) kéo dài hơn so với viên không ủ (3-4 giờ). Khi tăng nhiệt độ ủ lên 100oC/2 giờ, hình ảnh chụp SEM cho thấy cấu trúc bên trong lớp vỏ bao trở nên đặc hơn, nhưng bề mặt vỏ bao vẫn chưa thực sự đồng nhất. Mặc dù vậy, viên bao đã có thể duy trì được pha tiềm tàng kéo dài 6,02 giờ. Tuy nhiên, một lớp vỏ bao có khả năng kéo dài pha tiềm tàng tới 6 giờ cũng có thể đạt được khi ủ viên trong điều kiện 60oC/72 giờ hoặc 60oC/24 giờ và để sau ủ 7 ngày. Khi kéo dài thời gian ủ, khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của viên bao không bị thay đổi theo thời gian sau ủ. Theo Caroline Désirée Kablitz và Nora Anne Urbanetz (2007), khi nhiệt độ ủ tăng, độ nhớt của chất hóa dẻo giảm, do đó chất hóa dẻo dễ dàng khuếch tán vào trong lớp vỏ bao, xen giữa các phân tử polyme, làm mềm các polyme giúp thúc đẩy sự đồng nhất lớp vỏ bao. Do thời gian lưu giữ của chất hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên metronidazol giải phóng tại đại tràng bằng phương pháp bao bồi (Trang 80)