Ảnh hưởng của tỉ lệ pectin:HPMC K100M

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên metronidazol giải phóng tại đại tràng bằng phương pháp bao bồi (Trang 83)

Tỉ lệ pectin: HPMC K100M trong vỏ bao có ảnh hưởng đáng kể đến khả năng kiểm soát giải phóng dược chất của viên bao. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tăng lượng pectin, tlag của viên bao có xu hướng giảm dần. Pectin tan được trong nước, do đó vỏ bao có tỉ lệ pectin cao dễ bị hòa tan, ăn mòn dần trong đường tiêu hóa, viên bao khó có thể duy trì được tlag tới 5 hoặc 6 giờ. Để đảm bảo độ bền cơ học cho

73

lớp vỏ bao, việc kết hợp pectin với HPMC là cần thiết. Với các mẫu viên bao nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn HPMC K100M. HPMC K100M có độ nhớt cao, trong môi trường nước, HPMC K100M trương nở tạo hàng rào gel, giúp gắn kết các tiểu phân pectin làm cho nước khó thấm và dược chất khó khuếch tán qua lớp vỏ. Trong môi trường mô phỏng dịch đại tràng, pectin bị thủy phân dần dần tạo ra các lỗ xốp trên vỏ bao, tạo điều kiện cho nước thấm vào hòa tan lớp bao lót, đồng thời làm cho áp lực bên trong lớp vỏ bao tăng dần đến khi lớp vỏ bao bị phá vỡ, dược chất được giải phóng ồ ạt. Lượng HPMC K100M trong thành phần vỏ bao càng lớn thì độ xốp của vỏ bao càng nhỏ, do đó tlag càng lớn. Murat Turkoglu và Timucin Ugurlu (2002), nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ pectin-HPMC tới khả năng kiểm soát giải phóng dược chất ra khỏi viên nén bao dập chứa acid 5-aminosalicylic giải phóng tại đại tràng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, viên bao với pectin đơn độc không có khả năng đưa thuốc tới được đại tràng, cần phải kết hợp pectin và HPMC trong thành phần vỏ bao. Khi tăng tỉ tệ HPMC trong thành phần vỏ bao từ 20% đến 40% thì tlag tăng từ 6 giờ lên 8 giờ trong môi trường có 3ml enzym pectinase [53].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên metronidazol giải phóng tại đại tràng bằng phương pháp bao bồi (Trang 83)