Bào chế viên nhân chứa 200mg MTZ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên metronidazol giải phóng tại đại tràng bằng phương pháp bao bồi (Trang 48)

Yêu cầu đối với viên nhân MTZ dùng trong bao bồi: viên phải giải phóng dược chất hoàn toàn sau 1 giờ thử hòa tan, đồng thời viên không bị bong mặt, sứt cạnh trong quá trình bao.

Qua tham khảo tài liệu [9], chúng tôi đã tiến hành dập viên nhân với các thành phần như sau (công thức F1): Metronidazol (200,00 mg), Disolcel (17,50 mg), lactose (16,25 mg), PVP K30 (10,00 mg), talc (2,50 mg), aerosil (1,25 mg),

magnesi stearat (2,50 mg).

Tuy nhiên, viên nhân đã bào chế có độ cứng thấp (5 – 6 kp), dễ sứt cạnh và bở ngay trong giai đoạn bao lót. Do vậy, nhằm cải thiện độ cứng của viên nhân chúng tôi tiến hành thay đổi một số thành phần công thức viên nhân đã bào chế như sau (công thức F2): Metronidazol (200,00 mg), Disolcel (10,00 mg), Avicel (25,00 mg), PVP K30 (10,00 mg), talc (2,50 mg), magnesi stearat (2,50 mg).

Viên nhân được dập chày lõm, đường kính 8,0 mm. Lực gây vỡ viên là 7-9kp. Viên nhân sau khi bào chế được so sánh khả năng giải phóng dược chất trong môi trường đệm phosphat pH 6,8 với viên nhân F1 theo phương pháp ghi ở mục 2.2.3.5. Kết quả được trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.2.

Nhận xét:

Viên nhân F2 có tốc độ giải phóng trong khoảng 10 phút đầu chậm hơn viên F1 nhưng sau khoảng 15 phút, tốc độ giải phóng dược chất của 2 công thức tương tự nhau. Mặt khác, viên F2 có lực gây vỡ viên từ 7-9 kp, cao hơn so với viên F1 (5-6 kp). Do vậy, công thức viên nhân F2 được lựa chọn cho các giai đoạn bào chế tiếp theo.

Bảng 3.2. % MTZ giải phóng theo thời gian của các mẫu viên nhân khác nhau %MTZ giải phóng (n=6, TB ± SD) Thời gian (phút) Công thức 5 10 15 20 25 30 F1 11,3 ± 3,1 77,2 ± 3,8 82,5 ± 1,7 86,2 ± 2,0 88,8 ± 1,8 90,3 ± 1,1 F2 3,5 ± 5,7 40,9 ± 2,6 78,4 ± 1,7 89 ± 1,4 92,1 ± 1,4 95,7 ± 1,3

38

Hình 3.2. % MTZ giải phóng theo thời gian của các mẫu viên nhân khác nhau

Từ kết quả thu được, tiến hành bào chế viên nhân MTZ theo phương pháp xát hạt ướt với qui trình như trình bày ở mục 2.2.2.1. Tiến hành dập viên mẻ 7000 viên bằng máy dập viên tâm sai Korch Model VFD007S21A. Viên nhân sau khi bào chế được đánh giá một số tiêu chuẩn chất lượng theo phương pháp ghi trong mục 2.2.3. Kết quả như trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Kết quả đánh giá và đề xuất một số chỉ tiêu chất lượng viên nhân MTZ

Chỉ tiêu Kết quả

Độ cứng trung bình (kp) (n=10) 7,05 ± 0,85 Độ mài mòn (%) (n=10) 0,78 ± 0,09 Độ đồng đều khối lượng (%) (n=20) ± 1,57 Hàm lượng trung bình (%) (n=3) 103,6 ± 0,28

Trong quá trình bao, do pectin hút ẩm, trong khi nhiệt độ sấy viên không đủ để làm khô viên ngay trong nồi bao nên viên nhân thường bị bở và mòn dần. Để hạn chế được nhược điểm này, viên nhân được bao lót trước khi bao kiểm soát giải phóng. Hai loại tá dược bao được lựa chọn để khảo sát là HPMC E6 và Eudragit S100 với tỷ lệ 3% so với khối lượng viên nhân (tính theo khối lượng khô). Viên bao lót được thử hòa tan và so sánh với viên nhân F2 chưa bao trong môi trường pH 6,8. Kết quả được trình bày trong bảng 3.4 và hình 3.3.

Nhận xét:

- Từ kết quả trong bảng 3.4 có thể thấy viên nhân bao lót có tốc độ giải phóng lúc đầu chậm hơn viên chưa bao, chứng tỏ màng bao lót làm chậm tốc độ giải

0 5 10 15 20 25 30 35 0 20 40 60 80 100 120 Thời gian (phút) % MT Z g iả i p h ó n g F1 F2

39

phóng dược chất ra khỏi viên, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng không lớn và tất cả các mẫu viên sau 20 phút đều giải phóng trên 80% lượng dược chất trong viên.

- Viên bao lót có hình thức đẹp, viên chắc, không bị ẩm và bở trong quá trình bao kiểm soát.

- Công thức bao lót với HPMC E6 có nhiều ưu điểm hơn so với viên bao Eu S100 như dễ vệ sinh nồi bao, tốc độ giải phóng dược chất nhanh hơn viên bao Eu S100. Do đó, công thức bao lót bằng HPMC E6 được lựa chọn cho các công thức bao kiểm soát.

Bảng 3.4. % MTZ giải phóng theo thời gian của các mẫu viên bao lót khác nhau %MTZ giải phóng (n=6, TB ± SD)

Thời gian (phút) Công thức

5 10 15 20 25 30

Viên chưa bao lót 3,5±5,7 40,9 ± 2,6 78,4 ± 1,7 89,0 ± 1,4 92,1 ± 1,4 95,7 ± 1,3

BL1 (Eu S100) 1,7±1,8 20,6 ± 3,1 72,9 ± 1,9 93,2 ± 1,8 93,7 ± 1,7 95,4 ± 1,5

BL2 (HPMC E6) 1,5 ± 1,2 38,1 ± 3,6 84,8 ± 2,1 97,2 ± 1,7 97,6 ± 2,3 98,4 ± 1,6

Hình 3.3. %MTZ giải phóng theo thời gian của các mẫu viên bao lót khác nhau

Qua khảo sát, chúng tôi đề xuất một số tiêu chuẩn chất lượng viên nhân MTZ dùng cho bao bồi với tá dược pectin như sau:

- Viên đạt các tiêu chuẩn về độ đồng đều khối lượng (±7,5%), hàm lượng dược chất nằm trong giới hạn cho phép 95% – 105% theo quy định trong DĐVN IV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ cứng viên nằm trong giới hạn từ 6-9 kp, độ mài mòn thấp (<1%). - Viên được bao lót bằng HPMC E6 với tỉ lệ 3% khối lượng viên.

0 20 40 60 80 100 120 0 5 10 15 20 25 30 35 % MT Z g iả i p h ó n g Thời gian (phút)

Viên chưa bao lót BL1 (Eu S100) BL2 (HPMC E6)

40

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế viên metronidazol giải phóng tại đại tràng bằng phương pháp bao bồi (Trang 48)