Năng lực hoàn thành nhiệm vụ của Dược sỹ trung học trong thực tiễn Để có thêm thông tin đánh giá về chất lượng đào tạo, năng lực hoàn thành nhiệm vụ của các DSTH được đào tạo tại trường cao đẳng y tế Quảng Ninh, đề tài tiến hành khảo sát, xin ý kiến đánh giá của các nhà quản lý, nơi các DSTH của trường đang công tác. Kết quả cụ thể trong bảng sau.
Bảng 3.15. Kết quả thống kê ở các đơn vị dược. SL đối tượng Lấy ý kiến đánh giá SL DSTH tại cơ quan đánh giá ST T Đối tượng lấy ý kiến đánh giá SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ % 1 Trưởng Bộ môn 2 4% 3 2.8%
2 Trưởng Khoa Dược Bệnh
viện 3 6% 7 6.4%
3 Phó giám đốc TTKN DP MP 1 2% 2 1.9%
4 Phụ trách Nhà thuốc 40 80% 78 72.2%
4 Giám đốc Công ty Dược 4 8% 18 16.7%
Qua bảng trên cho thấy Dược sỹ phụ trách Nhà thuốc được lấy ý kiến là nhiều nhất 40 người (80%); Giám đốc Công ty cổ phần Dược là 4 người (8%). Trưởng khoa Dược là 3 người (6%); Trưởng bộ môn là 2 người (4%); phó giám đốc trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm và mỹ phẩm (TTKNDPMP) là 1 người (2%)
Tương đương với con số trên là số DSTH làm việc tại các nhà thuốc: 78 DSTH, chiếm 72,2% là cao nhất. Dược sỹ trung học công tác tại Công ty cổ phần 18 DSTH, chiếm 16,7%, tại khoa dược bệnh viện (7 DSTH, chiếm 6,4%, tại Bộ môn trong trường 3 DSTH, chiếm 2,8%. Thấp nhất là dược sĩ trung học công tác tại TTKN DP MP 02 DS chiếm 1.9%.
Đánh giá về năng lực hoàn thành nhiệm vụ của DSTH thể hiện trong bảng.
Bảng 3.16. Đánh giá về năng lực hoàn thành nhiệm vụ của DSTH
Đánh giá về năng lực của DSTH Số lượng DSTH Có năng lực hoàn thành nhiệm vụ Chưa đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ T T Lĩnh vực công tác SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% 1 Cán bộ tại trường 3 2,8 3 100,0 0 0,0 2 Khoa Dược Bệnh viện 7 6,5 7 100,0 0 0,0
3 Kinh doanh nhà thuốc 78 72,2 52 70,0 26 30,0
4 TTKN DP MP 2 1,9 2 100,0 0 0,0
5 Tại Công ty Dược 18 17,0 11 60,0 7 40,0
Hình 3.18. Đánh giá về năng lực hoàn thành nhiệm vụ của DSTH
Các ý kiến đánh giá về DSTH được đào tạo tại trường về cơ bản phù hợp với chất lượng đào tạo và nhu cầu công việc hiện tại. Bên cạnh đó những góp ý của những nhà quản lý nơi các DSTH của trường công tác cũng là những vấn đề nổi cộm cần xem xét để có thể làm tốt hơn nữa công tác dạy và học, nâng cao chất lượng đào tạo DSTH của trường.
Kết quả khảo sát các DSTH công tác ở môi trường hành chính sự nghiệp (Bộ môn, Khoa Dược, Phòng nghiệp vụ Dược ) được nhận xét là có năng lực hoàn thành nhiệm vụ 100%, còn ở môi trường sản xuất kinh doanh (nhà thuốc, Công ty) được nhận xét có năng lực hoàn thành nhiệm vụ có tỷ lệ thấp hơn 60% -70%. DSTH công tác tại môi trường sản xuất kinh doanh (nhà thuốc, Công ty) được nhận xét là chưa đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ tỷ lệ cao hơn: 30% 40%. DSTH do trường đào tạo ra có những ưu điểm và có những mặt cần được khắc phục đó là DSTH của trường cần được đào tạo sao cho có thể đáp ứng tốt hơn thực tiễn sản xuất kinh doanh của ngành Dược. Nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay.
Ý kiến chuyên gia nhận xét về những hạn chế của dược sĩ trung học được đào tạo tại trường cao đẳng y tế Quảng Ninh được thể hiện trong bảng.
Bảng 3.17. Tổng hợp các ý kiến đánh giá những mặt hạn chế của DSTH Số lượng ý kiến TT Nội dung nhận xét về những hạn chế của DSTH SL % 1 2 3 Về chuyên môn:
- Cần được bổ sung thêm các kiến thức về Kinh doanh, thị trường
- Cần được bổ sung cập nhật các kiến thức thuốc mới
- Cần được bổ sung các kiến thức về sản xuất theo công nghệ, kỹ thuật hiện đại.
Về Kỹ năng giao tiếp:
- Gặp khó khăn khi trình bày một vấn đề - Khả năng làm việc độc lập chưa được tốt - Lúng túng khi thay đổi môi trường giao tiếp
Về thái độ, tác phong:
- Một số tỏ ra thụ động, tác phong chậm, kém linh hoạt.
- Đôi lúc còn tuỳ tiện, chưa có tác phong làm việc khoa học của nền sản xuất công nghiệp.
12 8 10 3 4 3 2 2 27,3 18,2 22,7 6,8 9,1 6,8 4,6 4,6 Tổng 44 100 Ý kiến đánh giá của những nhà quản lý, những người trực tiếp sử dụng lao động về những mặt còn hạn chế của DSTH phần nhiều đó là hạn chế về kiến thức thị trường, kĩ thuật bào chế hiện đại. Những vấn đề này cũng là điểm yếu của các trường đào tạo và trường cao đẳng y tế Quảng Ninh.
Từ đây, xây dựng các giải pháp, biện pháp khắc phục nâng cao chất lượng đào tạo: nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, cải biến nội dung ,chương trình đào tạo, phương
pháp dạy. Cải cách một cách nghiêm túc thì mới khắc phục được những hạn chế nêu trên, với mong muốn đào tạo được những DSTH thực sự giỏi về chuyên môn, năng động ,tháo vát, tự tin, làm chủ công việc, lao động sáng tạo.
Về chương trình đào tạo các nhà quản lý và sử dụng đưa ra những đánh giá, tổng hợp các ý kiến ở các phần trình bày sau:
Bảng 3.18. Ý kiến đánh giá về công tác đào tạo DSTH tại trường
Đánh giá Phù hợp Chưa phù hợp STT Đối tượng lấy ý kiến đánh giá SL SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % 1 Các nhà quản lý 20 12 60,0 8 40,0 Số ý kiến cho rằng Chương trình đào tạo DSTH chưa phù hợp chiếm 60% cao hơn số ý kiến cho rằng chương trình đào tạo DSTH là phù hợp (40%).
Các ý kiến cho rằng Chương trình đào tạo DSTH chưa phù hợp tập chung vào các môn chuyên ngành được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 3.19. Ý kiến về nội dung chưa phù hợp của Chương trình đào tạo DSTH
Số ý kiến TT Nội dung Chương trình đào tạo DSTH chưa phù
hợp SL %
- Chương trình Bào chế còn nhiều nội dung ít dùng trong thực tế ( Pha chế theo đơn, thao tác
thủ công)
4 20 - Chương trình Bào chế còn chưa có nhiều nội
dung Bào chế hiện đại, công nghệ cao. 4 20 1
- Chương trình bào chế nên bổ sung bào chế đông dược theo phương pháp hiện đại vì thực
2
- Chưa có nhiều nội dung về Kinh tế Dược, Kinh doanh, thị trường. Còn thiếu nhiều kiến thức về kinh tế,về quản trị kinh doanh, về thị
trường dược phẩm và Marketing dược.
6 30
3 - Chương trình Hoá Dược chưa bổ sung kịp thời
những thuốc mới. 6 30
4
- Chương trình môn Dược liệu chưa được sử dụng nhiều trong thực tiễn, còn thiếu một số phần về chiết xuất dược liệu hay được dùng
trong thực tiễn sản xuất.
5 25
5 - Các nội dung thực hành và thực tập thực tế cần
nghiên cứu phù hợp hơn. 10 50 Qua những ý kiến của các nhà quản lý cho ta thấy rằng với qui mô đào tạo DSTH đòi hỏi những kiến thức kĩ năng mà người DSTH phải đáp ứng đó là những kiến thức mới về bào chế, hóa dược, kinh tế dược đặc biệt là khâu thực hành thực tập của học sinh. Đây cũng là những căn cứ để nhà trường có các giải pháp nhằm cải tiến trong việc dạy và học cho phù hợp với yêu cầu.
3.6. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, trang thiết bị và qui mô của trường trong khuôn khổđào tạo dược sĩ trung học.