Khảo sát quy mô và chương trình đào tạo dược sỹ trung học của

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn nhân lực cơ sở vật chất và quy mô đào tạo dược sĩ trung học tại trường cao đẳng y tế quảng ninh giai đoạn 2009 2011 (Trang 48)

3.4.1.Giới thiệu về ngành đào tạo Dược sỹ trung học tại trường cao đẳng y tế quảng Ninh

Mục tiêu tổng quát:

Đào tạo người Dược sĩ trung cấp có kiến thức, kỹ năng cơ bản về dược ở bậc trung cấp để làm việc tại các cơ sở Y tế, cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật; có đủ sức khỏe và có khả năng học tập vươn lên. [12]

Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu kiến thức

Có kiến thức và hiểu biết về các nhiệm vụ của Dược sĩ trung cấp trong chăm sóc sức khỏe nhân dân tại các cơ sở y tế và cộng đồng;

Biết vận dụng Đông - Tây y trong chăm sóc sức khỏe nhân dân;

Trình bày và áp dụng được các quy định của pháp luật, chính sách hiện hành liên quan đến thực hành nghề nghiệp; công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân.

Mục tiêu kỹ năng

Hướng dẫn bệnh nhân và cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả;

Hỗ trợ và quản lý, bảo quản, tồn trữ, cung ứng, cấp phát thuốc tại các cơ sở khám, chữa bệnh và kinh doanh Dược phẩm đúng quy chế, đúng kỹ thuật;

Xác định nhu cầu, lập kế hoạch cung ứng thuốc của cộng đồng nơi làm việc;

Có kiến thức cơ bản về tin học và ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn.

Mục tiêu thái độ

Tận tụy với sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh;

Tôn trọng và chân thành hợp tác với đồng nghiệp, gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành;

Khiêm tốn học tập vươn lên.

Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

Người có bằng tốt nghiệp Dược sĩ trung cấp được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ sở Y tế, cơ sở sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh Dược của Nhà nước và các cơ sở ngoài công lập theo các quy chế tuyển dụng công chức và người lao động của Nhà nước.

Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Người Dược sĩ trung cấp nếu có nguyện vọng và đủ tiêu chuẩn có thể dự thi bậc đại học, sau đại học Dược theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế.

3.4.2.Chương trình đào tạo Dược sĩ trung học của nhà trường.

  Khảo sát số liệu các môn học, kết quả thống kê chi tiết được thể hiện trong bảng và hình.

Bảng 3.9 - Chương trình đào tạo Dược sĩ trung học hệ CQ Số tiết học TT Tên các môn học LT TH Tổng số Tỷ trọng (%) I. CÁC MÔN HỌC CHUNG 1 Chính trị 90 - 90 4,5 2 Giáo dục quốc phòng 10 65 75 3,7 3 Thể dục thể thao 8 52 60 3,0

4 Ngoại ngữ 150 - 150 7,5 5 Giáo dục Pháp luật 30 - 30 1,5 6 Tin học 35 25 60 3,0 Cộng 323 142 465 23,2 II. CÁC MÔN HỌC CƠ SỞ 7 Viết, đọc tên thuốc 15 16 31 1,55 8 Thực vật 35 40 75 3,74 9 Hoá phân tích 58 92 150 7,49 10 Y học cơ sở 105 32 137 6,84 11 Truyền thông - GDSK 18 12 30 1,50 12 Tổ chức và quản lý Y tế 30 - 30 1,50 Cộng: 261 192 453 22,62

III. CÁC MÔN CHUYÊN

MÔN

13 Dược liệu 60 60 120 6,0 14 Bào chế 90 100 190 9,5 15 Quản lý Dược 75 - 75 3,7 16 Hoá dược - Dược lý 115 76 191 9,5 17 Bảo quản thuốc 25 4 29 1,4 18 Thực tập thực tế cơ sở - 80 80 4,0 19 Thực tập tốt nghiệp - 400 400 20,0 Cộng: 365 720 1.085 54,2

Tổng cộng: 949 1.054 2.003 100,0

Nhà trường xây dựng chương trình đào tạo với 6 môn học chung, số tiết học chiếm 23,2%, 6 môn học cơ sở chiếm 22,6%, cao nhất là 7 môn chuyên môn chiếm 54,2%.

Trong đó tỷ lệ số giờ lý thuyết so với số giờ thực hành là 1/1,1 cho thấy nhà trường coi trọng kỹ năng thực hành nghề nghiệp, đảm bảo chất lượng đào tạo, kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, phù hợp với mục tiêu đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển chung.

Cụ thể, tổng số giờ của các môn học chung là 465, chiếm 23,2% tuân thủ qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chương trình khung Giáo dục Trung cấp chuyên nghiệp. Tỷ lệ các môn học trong chương trình là hợp lý. Số tiết cao nhất là thực tập tốt nghiệp (400 tiết), sau đó là Hóa dược dược lý (191 tiết) và Bào chế (190 tiết). Đây là các môn chuyên môn trang bị cho học sinh những kiến thức cần thiết giúp cho học sinh có kiến thức, kỹ năng trong sản xuất, cung ứng, bảo quản, hướng dẫn sử dụng thuốc và dược liệu; thực hiện được nhiệm vụ của người dược sỹ trung học.

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn nhân lực cơ sở vật chất và quy mô đào tạo dược sĩ trung học tại trường cao đẳng y tế quảng ninh giai đoạn 2009 2011 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)