Thiết bị giáo dục phục vụ đào tạo DSTH của nhà trường 37

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn nhân lực cơ sở vật chất và quy mô đào tạo dược sĩ trung học tại trường cao đẳng y tế quảng ninh giai đoạn 2009 2011 (Trang 46)

Thống kê thiết bị giáo dục dành cho đào tạo DSTH, kết quả thu được như sau.

Bảng 3.8. Thống kê một số thiết bị giáo dục dành cho đào tạo DSTH Năm học

2008-2009 2009-2010 2010-2011

Máy vi tính 03 03 03

Máy photo coppy 01 01 01

Máy Overhead 01 01 01 Máy chiếu đa năng 0 0 01 Tủ sấy 02 02 02 Nồi cách thuỷ 01 01 01 Kính hiển vi 16 16 22 Maý cất nước 01 01 01 Cân phân tích điện tử 02 02 02 Tủ sấy 01 01 01

Máy điều hòa nhiệt độ 05 05 05

Máy hút chân không 01 01 01

Nồi hấp 01 01 01 Nồi cách thủy 03 04 06 Cân phân tích điện tử 02 02 04 Cân đĩa 20 20 20 Lò nung 01 01 01 Tủ lạnh 01 01 01 Mô hình tranh y học 01 01 01 Bộ rây các loại 16 16 16

Nhà trường đã không ngừng mua sắm các dụng cụ, trang thiết bị đểđưa vào sử dụng, phục vụ cho công tác dạy và học nâng cao chất lượng đào tạo. Bao gồm các phương tiện nghe nhìn: máy chiếu bản trong, máy chiếu dương bản, máy chiếu trực tiếp, máy chiếu đa năng - projecter, video, máy tính nối mạng internet và còn rất nhiều các dụng cụ lâu bền khác như mô hình giải phẫu cơ thể người, các tranh vẽ, hình ảnh, bảng biểu, cối chày, các dụng cụ hoà tan, pha chế, sản xuất thuốc...

Các phòng học lý thuyết và thực hành thường xuyên được nâng cấp, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Có phòng học chuyên dụng để học tập ngoại ngữ , có radio cassette, máy vi tính và màn hình rộng. Mỗi phòng học lý thuyết đều được trang bị máy chiếu projecter.

Bảng, bàn ghế cũng được nâng cấp hàng năm, từ bảng gỗ sơn đen, bảng gỗ sơn xanh chống loá đến bảng sắt từ chống loá; từ bàn ghế nhiều chỗ ngồi đến bàn ghếđôi liên hợp, bàn hai chỗ ngồi mỗi học sinh một ghế.

Nhà trường có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng, bảo trì định kỳ và thường xuyên các trang thiết bị.

Những hạn chế về thiết bị giáo dục

Các thiết bị giáo dục phục vụ cho việc giảng dạy lý thuyết đã được trang bị tương đối đầy đủ nhưng chưa thực sự phát huy hết hiệu quả sử dụng. Các thiết bị giáo dục phục vụ cho việc giảng dạy thực hành còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Thiếu các thiết bị cả đơn giản và hiện đại ví dụ chưa có máy dập viên, máy đóng nang, máy bao viên, do vậy học sinh chỉ được thực hành các bài tập đơn giản, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc học thực hành.

Thiết bị giáo dục đã được trang bị, tuy nhiên để đánh giá sự thiếu, đủ và chất lượng, cần có một hội đồng định mức đánh giá, trên cơ sở khảo sát thực tiễn các hoạt động dạy và học, lý thuyết và thực hành, từ đó xây dựng một định mức về thiết bị giáo dục cho số học sinh, cho số lớp, cho số tổ thực

hành, làm căn cứ cho đầu tư mua sắm. Tuỳ theo phân bổ kinh phí mà sắm dần, hay sắm một lúc, đảm bảo đã đầu tư là phải có hiệu quả về kinh tế và đáp ứng đúng yêu cầu chuyên môn, yêu cầu sư phạm để tránh lãng phí.

3.4. Khảo sát quy mô và chương trình đào tạo dược sỹ trung học của Trường Cao Đẳng y tế Quảng Ninh từ năm 2009 – 2011

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn nhân lực cơ sở vật chất và quy mô đào tạo dược sĩ trung học tại trường cao đẳng y tế quảng ninh giai đoạn 2009 2011 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)