Phương pháp nghiên cứ u 24

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn nhân lực cơ sở vật chất và quy mô đào tạo dược sĩ trung học tại trường cao đẳng y tế quảng ninh giai đoạn 2009 2011 (Trang 33)

Phương pháp hồi cứu

Là nghiên cứu các đối tượng từ trạng thái ban đầu ở quá khứ đã chuyển sang trạng thái tiếp theo ở hiên tại bằng cách thu thập các dữ kiện dựa vào ghi chép trong các sổ sách lưu trữ.

Trong luận văn, phương pháp này được sử dụng với các đối tượng nghiên cứu sau:

Các số liệu về kết quả tuyển sinh, kết quả tốt nghiệp của học sinh từ năm 2009 đến năm 2011

Các số liệu về cơ cấu nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức của trường, từng phòng, bộ môn từ năm 2009 đến năm 2011

Các số liệu về cơ sở vật chất – trang thiết bị của trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh

Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò

Áp dụng trên các đối tượng:

Dược sỹ trung học được đào tạo tại Trường cao đẳng y tế Quảng Ninh từ năm 2009 đến 2011

Các nhà quản lý, Dược sỹ trung học tại các cơ sở đào tạo, sản xuất thuốc, kinh doanh, bệnh viện, Sở y tế: 128 mẫu

Các giáo viên giảng dạy tại Trường cao đẳng y tế Quảng Ninh

Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò nhằm đánh giá sự phù hợp giữa nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và quy mô đào tạo Dược sỹ trung học để từ đó xây dựng được kế hoạch nâng cao nguồn nhân lực cũng như đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Một số phương pháp phân tích của quản trị học hiện tại

Phương pháp phân tích chiến lược đào tạo

Phương pháp phân tích nguồn nhân lực phục vụ cho đào tạo

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Sử dụng các phương pháp tìm xu hướng phát triển của chỉ tiêu (nhịp cơ sở, nhịp mắt xích); phương pháp mô hình hóa, phương pháp tỷ trọng, chương trình Microsoft excel , Microsoft word

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Giới thiệu chung

Trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh, tiền thân là trường Trung học y tế Quảng Ninh, được thành lập từ năm 1960, với nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực y tế trình độ trung cấp và sơ cấp nhằm đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong và ngoài tỉnh. Do nhu cầu đào tạo ngày càng phát triển, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực trong thời đại mới, năm 2005 trường được nâng cấp thành trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh theo quyết định số: 1003/QĐ-BGD& ĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tên tiếng Việt : Trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh Tên tiếng Anh: QUANG NINH MEDICAL COLLEGE

Địa chỉ: Số 5, Phố Hải Sơn, P.Hồng Hải, TP. Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh Điện thoại: 033 383 7977 Fax : 033 383 7977 – 033 383 7981 Email: cdytquangninh@vnn.vn Sứ mạng

Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh cam kết đào tạo nguồn nhân lực y dược có chất lượng cao; nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Mục tiêu của Trường:

Xây dựng Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh trở thành Trường Đại học Điều dưỡng Quảng Ninh - Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực y dược có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong và ngoài tỉnh.

Mở rộng quy mô đào tạo, đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy.

Hoàn thiện và nâng cao chất lượng cơ cấu tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, giảng viên nhà trường đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị.

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ vào công tác đào tạo.

Xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý và đào tạo.

Liên kết và hợp tác với các đơn vị trong nước và nước ngoài, gắn đào tạo với tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Chức năng nhiệm vụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đẳng và các trình độ khác từ cao đẳng trở xuống theo cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống văn bằng chứng chỉ về giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật.

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ y tế, cán bộ quản lý y tế các bậc học, ngành học đạt tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Nghiên cứu, triển khai khoa học-công nghệ các ngành học; thực hiện gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp y tế.

Thực hiện các quan hệ hợp tác quốc tế, liên kết, liên thông về đào tạo-bồi dưỡng nguồn nhân lực, nghiên cứu, triển khai khoa học-công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Quản lý tổ chức, biên chế và hợp đồng lao động theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý của UBND tỉnh.

Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn được Nhà nước giao.

Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở trong trường; bảo vệ tài sản, bí mật quốc gia, xây dựng, thực hiện các quy chế, quy định, biện pháp bảo hộ, an toàn lao động.

Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất theo chế độ quy định và yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh và các Sở, ban ngành liên quan.

Phát hiện và bồi dưỡng nhân tài trong người học và trong đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường.

Tuyển sinh và quản lý người học theo các quy định hiện hành.

Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh giao và theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh

   

3.2. Khảo sát nguồn nhân lực đào tạo Dược sỹ trung học tại Trường Cao

Đẳng y tế Quảng Ninh từ năm 2009 - 2011

3.2.1. Cơ cấu nhân lực tại trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh

Thống kê số lượng cán bộ công nhân viên tại Trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh ta có số liệu như sau:

Bảng 3.4 – Số lượng cán bộ nhân viên theo chức năng giai đoạn 2009-2011

Năm 2008 - 2009 2009 - 2010 2010 - 2011 STT Số lượng CNV SL % SL % SL % 1 Cán bộ Hành chính, phục vụ 33 100 33 100 33 100 2 Giáo viên 61 100 68 111 68 100 3 Giáo viên thỉnh giảng 80 100 80 100 80 100 Tổng cộng 174 100 181 104 181 100

(Nguồn số liệu tại trường CĐYT Quảng Ninh) (So sánh liên hoàn)

 

Hình 3.11 Biểu đồ số lượng CBCNV từ năm 2009 - 2011

Qua bảng phân tích số liệu về số lượng CBCNV qua các năm ta thấy số lượng giáo viên qua từng năm tăng không đáng kể, cụ thể năm 2010 Nhà

trường chỉ tuyển dụng bổ sung được 6 giáo viên, tăng 4% số với tổng số CBCNV của năm 2009 song từ năm 2010 đến năm 2011 thì số lượng CBCNV vẫn giữ nguyên không có sự thay đổi;

Đối với giáo viên thỉnh giảng số lượng vẫn duy trì con số tương đối cao, chiếm tỷ trọng hơn một nửa số giáo viên giảng dạy tại trường, điều này sẽ gây khó khăn trong việc chủ động nguồn lực trong việc mở rộng quy mô đào tạo trong thời gian tới.

Bảng 3.5. Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn

Năm 2008-2009 2009-2010 2010-2011 Học vị SL % SL % SL % GV trường 61 100.0 68 100.0 68 100.0 Giáo sư 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Phó giáo sư 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Tiến sĩ 1 1.7 1 1.5 1 1.5 Thạc sĩ 10 16.4 13 19.1 13 19.1 Chuyên khoa I 4 6.5 6 8.8 6 8.8 Chuyên khoa II 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Đại học 35 57.4 40 58.8 42 61.8 Cao đẳng 11 18.0 8 11.8 6 8.8 GV thỉnh giảng 79 100.0 76 100.0 80 100.0 Giáo sư 2 2.5 3 3.9 3 3.8 Phó giáo sư 12 15.2 11 14.5 12 15.0 Tiến sĩ 15 19.0 15 19.7 16 20.0 Thạc sĩ 32 40.5 30 39.5 32 40.0 Chuyên khoa I 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Chuyên khoa II 0 0.0 0 0.0 0 0.0 Đại học 12 15.2 12 15.8 11 13.8 Cao đẳng 6 7.6 5 6.6 6 7.5

Nhận xét

Kết quả hồi cứu qua ba năm cho thấy những bất cập về nhân sự. Từ năm 2009 đến nay, toàn trường có 01 TS. Nhân lực có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất và tương đối đồng đều qua các năm (57.4% đến 61.8%). Nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên được nhà trường chú trọng, năm 2009có 15 cán bộ có trình độ sau đại học đến năm 2011 con số này lên đến 20 cán bộ tăng 133.3% (20/15*100%).

Bên cạnh đó, số lượng giảng viên thỉnh giảng có học vị học hàm cao hơn rất nhiều. Số lượng Giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ rất cao 29 người (2009) cho đến 31 người (năm 2011) so với 01 TS của nhà trường. Tỷ lệ ThS thỉnh giảng cũng cao gấp 3 lần ThS của trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế, tỷ lệ cán bộ trẻ của trường còn khá cao nên kinh nghiệm còn hạn chế. Ngoài ra còn một số cán bộ đi học nâng cao trình độ và cán bộ nghỉ thai sản nhiều.

3.2.2.Cơ cấu nhân lực khoa Dược tại trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh

Khoa dược của Trường được thành lập ngay từ đầu thành lập trường, tuy nhiên ban đầu nhà trường chỉ có một vài giáo viên để đào tạo các lớp có trình độ sơ cấp dược, nhưng từ khi nhà trường mở thêm mã ngành đào tạo Dược sĩ trung học thì số lượng cán bộ giảng dạy chuyên môn là 11 người, trong đó Bộ môn bào chế Dược liệu là 6 giảng viên và Bộ môn Dược – Dược lý – Hóa phân tích là 5 giảng viên; Ngoài ra hàng năm Nhà trường có mời giáo viên thỉnh giảng (cán bộ Sở y tế, Trung tâm kiểm nghiệm..), số lượng mời các năm là 04-05 DSĐH.

Bảng 3.6– Cơ cấu cán bộ dược của trường cao đẳng y tế Quảng Ninh Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm SL % SL % SL % CK 1 1 6.3 1 6.3 1 6.3 ĐH 5 31.3 7 43.7 8 50.0 TH 5 31.3 3 18.7 2 15.3 GV thỉnh giảng (ĐH) 5 31.3 5 31.3 5 31.3 Tổng 16 100.0 16 100.0 16 100.0

(Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính trường CĐYT Quảng Ninh) - Không có giáo viên dược có học vị TS; chỉ có 01 giáo viên có trình độ trên đại học (CK1) còn lại là giáo viên có trình độ đại học. Trong năm 2011 Nhà trường cũng đã cử 2 giáo viên đi học trên đại học để nâng cao trình độ và tăng cường nguồn nhân lực cho khoa.

- Số cán bộ có trình độ Đại học cũng tăng lên nhiều trong các năm, nếu như năm 2009 toàn trường mới có 5 người thì đến năm 2011 con số này đã tăng nên 8 người. Điều đó chứng tỏ nhà trường đã chú trọng đến công tác bồi dưỡng chuyên môn. Tuy nhiên với số lượng cán bộ giáo viên khiêm tốn như hiện nay cũng là thách thức lớn cho nhà trường và khoa dược trong trong thời gian tới.

- Số lượng cán bộ có trình độ trung học có sự thay đổi nhỏ năm 2009 có 5 người thì năm 2010 giảm đi 2 người do có 1 cán bộ nghỉ hưu và 1 cán bộ được cử đi học và đến năm 2011 giảm đi 1 cán bộ vì xin chuyển cơ quan khác.

3.3. Khảo sát cơ sở vật chất tại Trường Cao Đẳng y tế Quảng Ninh từ

năm 2009 – 2011

3.3.1 Nội dung cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục

Cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục là tất cả các phương tiện vật chất được sử dụng vào quá trình giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác nhằm đạt được mục tiêu giáo dục.

Cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị giáo dục (TBGD) là điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ GD ĐT. Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) chỉ đạo “chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với các việc xuất bản sách giáo khoa, tài liệu dạy học, sản xuất và cung ứng máy móc, đồ dùng dạy học, nhập khẩu sách, báo, tài liệu, thiết bị dạy học mà trong nước chưa sản xuất được để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứư khoa học của nhà trường” “Thay thế, bổ sung cơ sở vật chất và các thiết bị cho các trường dạy nghề, trung học chuyên nghiệp và đại học. Xây dựng thêm và quản lý tốt các ký túc xá của học sinh, sinh viên. Xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm và trạm sản xuất thử ở trình độ hiện đại phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tham gia sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Bổ sung thường xuyên sách và tạp chí chuyên nghành để các trường đại học có điều kiện tiếp cận những thành tựu mới của khoa học công nghệ” [25].

CSVC và TBGD bao gồm Trường học, sách và thư viện trường, các thiết bị giáo dục. Sách và thư viện trường học là loại CSVC trọng yếu. Thiết bị giáo dục là các thiết bị dạy và học, bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan, thực nghiệm và các thiết bị kỹ thuật khác (các thiết bị nghe nhìn). Phương tiện kỹ thuật dạy- học (còn gọi là phương tiện nghe nhìn) là bộ phận thiết bị giáo dục có tính hiện đại và khả năng sư phạm to lớn và thường được sử dụng chung trên lớp, như: Máy chiếu bản trong, máy chiếu dương

bản, máy chiếu trực tiếp, máy chiếu vật thể (camera), máy chiếu phim, video, máy tính nối mạng internet...

3.3.2. Vai trò của cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục trong giáo dục và đào tạo.

Trước hết, CSVCvà TBGD là một bộ phận của nội dung và phương pháp dạy học. Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì CSVC và TBGD đóng vai trò hỗ trợ tích cực. TBGD phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy- học một cách có hiệu quả. Đứng trên một góc độ khác thì CSVC và TBGD là một bộ phận không thể thiếu được của nội dung và phương pháp dạy học. CSVC và TBGD vừa là công cụ phục vụ giảng dạy đồng thời là đối tượng nghiên cứu, học tập. CSVC và TBGD còn là cơ sở cho việc đảm bảo chất lượng dạy học. Học sinh rất cần được trực tiếp làm thực nghiệm, được thao tác, quan sát, nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện cụ thể. Nghĩa là học bằng tất cả các giác quan, huy động mọi tiềm năng để nhận thức.

Các phương tiện kỹ thuật trong hệ thống Cơ sở vật chất và Thiết bị giáo dục hiện đại có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo khả năng xây dựng, hình thành, củng cố, hệ thống hoá, vận dụng kiến thức vào thực tiễn

3.3.3 Cơ sở vật chất của trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh.

Thống kê cơ sở vật chất của nhà trường trong bảng.

Bảng 3.7. Cơ sở vật chất của trường Cao đẳng y tế Quảng Ninh

TT Chỉ tiêu 2008-2009 2009-2010 2010-2011 1 Diện tích mặt bằng (m2) 9.300 9.300 9.300 2 Diện tích nhà làm việc (m2) 618,8 618,8 483 3 Tổng số giảng đường Diện tích giảng đường (m2) 20 (phòng) 1579 20 (phòng) 2.283 20(phòng) 2.500 4 Diện tích xưởng thực tập (m2) 896 1352,4 1352,4 5 Diện tích phòng thí nghiệm (m2) 386,4 386,4 386,4

6 Diện tích sân chơi (m2) 0 0 0 7 Diện tích khu thể thao (m2) 950 m2 950 m2 950 m2 8 Diện tích thư viện (m2) 168 m2 168 m2 168 m2 9 Diện tích ký túc xá (m2) 0 700 700 10 Số đầu sách thư viện 400 450 500 11 Số máy tính 70 80 94 Diện tích sử dụng của nhà trường là 9300 m2, toàn bộ là diện tích của trường, không có trường hợp phải đi thuê đất hay phòng học. Số phòng học là 20 phòng, đến năm 2010 tăng lên 29 phòng, năm 2011 là 31 phòng học.

Diện tích phòng thí nghiệm và số phòng thí nghiệm của nhà trường không tăng, trong khi số lượng tuyển sinh hàng năm tăng cao. Số đầu sách thư viện tăng cao qua các năm, 400 sách năm 2009, năm 2011tăng lên 500 đầu sách. Trong ba năm liên tục đầu tư máy tính phục vụ các phòng ban và bộ

Một phần của tài liệu Khảo sát nguồn nhân lực cơ sở vật chất và quy mô đào tạo dược sĩ trung học tại trường cao đẳng y tế quảng ninh giai đoạn 2009 2011 (Trang 33)