Về đông khô liposome Amphotericin B

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm đông khô liposome amphotericin b bằng phương pháp tiêm ethanol (Trang 50)

Liposome là dạng bào chế kém ổn định cả mặt vật lý, hóa học và sinh học do vậy, yêu cầu đặt ra là cần có phương pháp hạn chế vấn đề này. Đông khô cho thấy là một phương pháp hiệu quả. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố tác động làm thay đổi các đặc tính của liposome sau đông khô [8]:

- Yếu tố thuộc về quy trình đông khô: giai đoạn đông lạnh (thời gian và tốc độ làm lạnh), giai đoạn làm khô sơ cấp (nhiệt độ và thời gian sấy)…

- Yếu tố thuộc về công thức: tá dược tạo khung, tá dược bảo vệ, hệ đệm, bao bì….

Trong điều kiện thời gian hạn hẹp và thiết bị không cho phép, đề tài mới bước đầu tiến hành đông khô và đánh giá được ảnh hưởng của tá được tạo khung lên KTTP L-AmB sau đông khô. Kết quả cho thấy khi sử dụng tá dược tạo khung sucrose-mannitol (2:1 kl/kl) với tỷ lệ khối lượng so với lipid 8,0/1 là ít ảnh hưởng đến KTTP (153,2 ± 1,40 nm), độ đồng nhất của hỗn dịch liposome (PDI 0,258 ± 0,0076) nhất. Tuy nhiên, KTTP sau đông khô vẫn còn tăng khá cao (khoảng 50% so với trước đông khô), vì vậy trong các nghiên cứu tiếp theo cần tiếp tục đánh giá các thông số thuộc về quy trình và công thức đông khô đến các đặc tính của L-AmB, từ đó xây dựng công thức và quy trình tối ưu để đông khô liposome. Bên cạnh đó, cần đánh giá thêm các chỉ tiêu L-AmB sau đông khô như tỷ lệ rò rỉ DC mang, hình thái và theo dõi độ ổn định của L-AmB sau đông khô.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN

Đề tài đã đạt được mục tiêu đề ra:

1. Đã khảo sát và lựa chọn các yếu tố thuộc về công thức và quy trình bào chế liposome Amphotericin B theo phương pháp tiêm ethanol: sử dụng DSPG trong công thức bào chế với tỷ lệ DSPG/AmB là 2,0/1; tỷ lệ Chol/lipid là 36%, HSPC:AmB = 2:0,4; sử dụng kim 27G và thời gian khuấy trộn 10 phút. L-AmB tạo ra có KTTP nhỏ (88,79 ± 3,07 nm), tương đối đồng nhất (PDI 0,201 ± 0,0179) và hiệu suất quy trình khá cao (86,61 ± 2,89%).

2. Đã lựa chọn được tá dược tạo khung cho quy trình đông khô thuốc tiêm L- AmB là: sucrose-mannitol (2:1 kl/kl) với tỷ lệ khối lượng tá dược tạo khung/lipid = 8,0/1 cho bánh đông khô đạt về cảm quan, thời gian pha lại ngắn (khoảng 15 giây), hỗn dịch liposome sau pha lại là hỗn dịch màu vàng nhạt, không có tiểu phân lớn quan sát được bằng mắt thường, không lắng cặn, KTTP sau pha lại khoảng 153,2 ± 1,40 nm, tương đối đồng nhất (PDI 0,258 ± 0,0076) và bước đầu đề xuất quy trình bào chế thuốc tiêm đông khô L-AmB.

ĐỀ XUẤT

1. Tiếp tục khảo sát và hoàn thiện quy trình bào chế thuốc tiêm đông khô L-AmB theo phương pháp tiêm ethanol.

2. Nghiên cứu và xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và theo dõi độ ổn định của thuốc tiêm đông khô L-AmB.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội (2006), Kỹ thuật bào chế và sinh dược học các dạng thuốc, NXB Y học, tập 2, tr. 233-238.

2. Bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội (2005), Một số chuyên đề về bào chế hiện đại, NXB Y học, tr. 158 – 187.

3. Bộ môn Hóa dược – Trường Đại học Dược Hà Nội (2007), Hóa dược tập 2, NXB Y học, tr. 195-196.

4. Bộ Y tế (2002), Dược thư Quốc gia Việt Nam, NXB Y học, tr. 146 – 148. 5. Đào Thị Thùy Dung (2013), Nghiên cứu bào chế liposome Amphotericin B, luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học Dược Hà Nội.

6. Hà Văn Cường (2006), Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất thuốc tiêm đông khô Methylprednisolon Sodium Succinate, Báo cáo tốt nghiệp chuyên khoa I chuyên ngành Công nghiệp dược phẩm và bào chế, Đại học Y-dược TP. Hồ Chí Minh.

7. Mai Thị Thùy Linh (2014), Nghiên cứu bào chế liposome Amphotericin B sử dụng tá dược Distearoyl phosphatidylglycerol và phosphatidylcholin đậu nành hydrogen hóa, khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Long (2010), Kỹ thuật đông khô, ứng dụng trong bào chế thuốc, tài liệu hoc tập cho học viên Cao học – Đại học Dược Hà Nội.

9. Phạm Thị Minh Huệ, Võ Xuân Minh (2013), Kỹ thuật nano và liposome ứng dụng trong dược học và mỹ phẩm, NXB Y học, tr. 50 – 93.

10. Phạm Thúy Ngọc (2014), Nghiên cứu bào chế liposome Amphotericin B bằng phương pháp pha loãng ethanol, khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Đại học Dược Hà Nội.

11. Trần Thị Hải Yến (2013), "Liposome – Hệ vận chuyển thuốc tiên tiến trong công nghệ dược phẩm", Tạp chí Nghiên cứu dược và Thông tin thuốc, tr. 146-152.

Tài liệu tiếng Anh

12. Adler-Moore Jill, Proffitt Richard T. (2002), "AmBisome: liposomal formulation, structure, mechanism of action and pre-clinical experience", Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 49(suppl 1), pp. 21-30.

13. Batzri Shmuel, Korn Edward D. (1973), "Single bilayer liposomes prepared without sonication", Biochimica et Biophysica Acta (BBA)-Biomembranes, 298(4), pp. 1015-1019.

14. British Pharmacopeia (2009).

15. Chen Chengjun, Han Dandan, et at. (2010), "An overview of liposome lyophilization and its future potential", Journal of Controlled Release, 142(3), pp. 299-311.

16. Domazou Anastasia S., Luigi Luisi Pier (2002), "Size distribution of spontaneously formed liposomes by the alcohol injection method", Journal of liposome research, 12(3), pp. 205-220.

17. Gentine Philippe, Bourel-Bonnet Line, Frisch Benoît (2013), "Modified and derived ethanol injection toward liposomes: development of the process", Journal of liposome research, 23(1), pp. 11-19.

18. Gentine Philippe, Bubel Aurélie, et al. (2012), "Manufacture of liposomes by isopropanol injection: characterization of the method", Journal of liposome research, 22(1), pp. 18-30.

19. Hillery Anya M. (1997), "Supramolecular lipidic drug delivery systems: From laboratory to clinic A review of the recently introduced commercial liposomal and lipid-based formulations of amphotericin B", Advanced drug delivery reviews, 24(2), pp. 345-363.

20. Italia J.L., et al. (2009), "High-performance liquid chromatographic analysis of amphotericin B in rat plasma using α-naphthol as an internal standard", Analytica chimica acta, 634(1), pp. 110-114.

21. Jaafar-Maalej Chiraz, Charcosset Catherine, Fessi Hatem (2011), "A new method for liposome preparation using a membrane contactor", Journal of liposome research, 21(3), pp. 213-220.

22. Jaafar-Maalej Chiraz, Diab Roudayna, et al. (2010), "Ethanol injection method for hydrophilic and lipophilic drug-loaded liposome preparation", Journal of liposome research, 20(3), pp. 228-243.

23. Justo Oselys Rodriguez, Moraes Angela Maria (2010), "Economical feasibility evaluation of an ethanol injection liposome production plant", Chemical engineering & technology, 33(1), pp. 15-20.

24. Kannan Vinayagam, et al. (2014), "Effect of sucrose as a lyoprotectant on the integrity of paclitaxel-loaded liposomes during lyophilization", Journal of Liposome Research, (0), pp. 1-9.

25. Lasic D.D. (1995), "Mechanisms of liposome formation", Journal of Liposome Research, 5(3), pp. 431-441.

26. Lemke A., Kiderlen A. F., Kayser O. (2005), "Amphotericin B", Applied Microbiology and Biotechnology, 68(2), pp. 151-162.

27. Madden T.D., et al. (1990), "Incorporation of amphotericin B into large unilamellar vesicles composed of phosphatidylcholine and phosphatidylglycerol",

Chemistry and physics of lipids, 52(3), pp. 189-198.

28. Maitani Yoshie, Soeda Hiroshi, et al. (2001), "Modified ethanol injection method for liposomes containing β-sitosterol β-D-glucoside", Journal of liposome research, 11(1), pp. 115-125.

29. Martindale 36th (2009), "antifungals/amphotericin B", 1, pp. 523-527.

30. Ming-Kung Yeh (2012), "Clinically-Proven Liposome-Based Drug Delivery: Formulation, Characterization and Therapeutic Efficacy", Open access scientific report, 1(3), pp. 1-8.

31. Mohammed A.R., et al. (2004), "Liposome formulation of poorly water soluble drugs: optimisation of drug loading and ESEM analysis of stability",

32. Pons Miquel, Foradada Mercè, Estelrich Joan (1993), "Liposomes obtained by the ethanol injection method", International journal of pharmaceutics, 95(1), pp. 51-56.

33. Proffitt R.T., Adler-Moore J., Chiang S.M. (1999), "Amphotericin B liposome preparation", Google Patents.

34. Rojanapanthu P., Sarisuta N., Chaturon K., Kraisintu K. (2003), "Physicochemical properties of amphotericin B liposomes prepared by reverse- phase evaporation method", Drug development and industrial pharmacy, 29(1), pp. 31-37.

35. Shimizu Kosuke, Osada Masaaki, et al. (2010), "Temperature-dependent transfer of amphotericin B from liposomal membrane of AmBisome to fungal cell membrane", Journal of Controlled Release, 141(2), pp. 208-215.

36. Singodia Deepak, Verma Ashwni, et al. (2012), "Investigations on feasibility of in situ development of amphotericin B liposomes for industrial applications",

Journal of liposome research, 22(1), pp. 8-17.

37. Skiba-Lahiani Malika, Hallouard François, et al. (2015), "Development and characterization of oral liposomes of vegetal ceramide based amphotericin B having enhanced dry solubility and solubility", Materials Science and Engineering: C, 48, pp. 145-149.

38. Stark Brigitte, et al. (2010), "Long-term stability of sterically stabilized liposomes by freezing and freeze-drying: Effects of cryoprotectants on structure",

European Journal of Pharmaceutical Sciences, 41(3), pp. 546-555.

39. Storm G., Crommelin Daan J.A. (1998), "Liposomes: quo vadis?",

Pharmaceutical Science & Technology Today, 1(1), pp. 19-31.

40. Torchilin Vladimir P. (2005), "Recent advances with liposomes as pharmaceutical carriers", Nature reviews Drug discovery, 4(2), pp. 145-160.

41. Wagner Andreas, Vorauer-Uhl Karola (2002), "Enhanced protein loading into liposomes by the multiple crossflow injection technique", Journal of liposome research, 12(3), pp. 271-283.

42. Wagner Andreas, Vorauer-Uhl Karola, et al. (2002), "The crossflow injection technique: an improvement of the ethanol injection method", Journal of liposome research, 12(3), pp. 259-270.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Sơ đồ bào chế liposome qua tiếp xúc màng

Phụ lục 2. Sắc kí đồ của dung dịch Amphotericin B chuẩn 20 µg/ml.

1. Bình nén khí 2. Pha ethanol 3. Pha nước 4. Màng tiếp xúc 5. Hỗn dịch liposome

Phụ lục 3. Sắc kí đồ của mẫu thử liposome Amphotericin B

Phụ lục 5. Đồ thị phân bố KTTP và phân bố KTTP trước và sau lọc tiếp tuyến của mẫu L-AmB.

Phụ lục 6. Đồ thị phân bố KTTP và phân bố KTTP trước và sau đông khô của L- AmB.

Phụ lục 7. Hình thái của mẫu liposome Amphotericin B qua ảnh chụp TEM.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm đông khô liposome amphotericin b bằng phương pháp tiêm ethanol (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)