Ảnh hưởng của tỷ lệ Chol/lipid đến đặc tính của liposome Amphotericin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm đông khô liposome amphotericin b bằng phương pháp tiêm ethanol (Trang 35)

a) Bố trí thí nghiệm:

- Dựa trên tài liệu tham khảo [12], tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ Chol đến đặc tính của L-AmB bằng cách cố định tỷ lệ các thành phần HSPC: DSPG:AmB = 2:0,8:0,4 và lần lượt thay đổi tỷ lệ % mol Chol so với tổng lượng lipid.

- Các thành phần công thức được mô tả ở bảng 3.6.

- Tiến hành bào chế các mẫu theo phương pháp mô tả ở mục 2.3.1.

Bảng 3.6. Thành phần công thức bào chế L-AmB khi thay đổi tỷ lệ Chol/lipid

Công thức %mol Chol/Lipid HSPC (µmol) DSPG (µmol) AmB (µmol) Chol (µmol) M16 16 271,8 104,9 54,1 71,8 M20 20 271,8 104,9 54,1 94,52 M26 26 271,8 104,9 54,1 134,7 M36 36 271,8 104,9 54,1 217,6 M40 40 271,8 104,9 54,1 251,3 M46 46 271,8 104,9 54,1 321,2

Tất cả các công thức đều sử dụng pha nước có nồng độ sucrose 9%, kim 27G, tốc độ khuấy 3900 vòng/phút, thời gian khuấy trộn 10 phút.

KTTP, hiệu suất quy trình.

- Về cảm quan: Sản phẩm sau LTT là hỗn dịch đục, màu vàng nhạt, đồng nhất, không có kết tủa AmB tự do, không có các tiểu phân có kích thước lớn có thể quan sát bằng mắt thường. Bảo quản sau 1 ngày ở 2-80C không thấy hiện tượng lắng cặn.

- Về hình thái: Quan sát hình ảnh chụp TEM cho thấy, các tiểu phân có hình cầu, phân bố KTTP tương đối đồng nhất (phụ lục 7).

- Kết quả đo KTTP, phân bố KTTP và hiệu suất quy trình được trình bày ở bảng 3.7, hình 3.2 và hình 3.3.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của tỷ lệ Chol/lipid đến đặc tính của L-AmB

Công thức

Trƣớc LTT Sau LTT Hiệu suất quy

trình (H%)

Zaveage (d.nm) PDI Zaverage (d.nm) PDI

M16 79,82±9,17 0,233±0,0115 78,32±4,87 0,239±0,0064 74,39±1,66 M20 80,71±7,29 0,242±0,0089 88,31±2,02 0,224±0,0215 80,57±1,87 M26 95,98±9,32 0,250±0,0143 96,69±7,56 0,226±0,0165 82,34±0,65 M36 84,94±3,96 0,228±0,0071 88,79±3,07 0,201±0,0179 86,61±2,89 M40 96,48±0,26 0,299±0,0313 98,34±1,97 0,234±0,0168 82,55±2,59 M46 75,38±0,94 0,202±0,0229 81,32±0,55 0,177±0,0060 80,34±0,52

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn sự thay đổi KTTP (A) và PDI (B) trước và sau khi LTT

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ Chol/lipid đến hiệu suất quy trình * Nhận xét:

- Về KTTP, phân bố KTTP: Kết quả cho thấy cùng tỷ lệ các thành phần công thức bào chế, khi thay đổi các tỷ lệ %mol Chol/lipid thì:

+ Các mẫu liposome thu được có KTTP tương đối nhỏ (< 100 nm), khác nhau không đáng kể và tương đối đồng nhất (PDI < 0,3). Kết quả này cũng thu được trong các bài nghiên cứu trên thế giới về phương pháp tiêm ethanol khi tỷ lệ Chol/lipid sử dụng dưới 50% [22], [31], [36]. Như vậy, với phương pháp tiêm ethanol khi tỷ lệ Chol/Lipid < 50% không ảnh hưởng đến KTTP liposome.

+ So sánh KTTP trước và sau khi LTT thì KTTP thay đổi không đáng kể. Tuy nhiên chỉ số PDI lại giảm nhiều, cho thấy hệ đồng nhất hơn. Nguyên nhân có thể do quá trình LTT làm giảm lượng ethanol, đồng thời nồng độ hỗn dịch tăng lên, các tiểu phân gần nhau hơn, xảy ra sự tái cấu trúc của tiểu phân vì vậy các tiểu phân đồng đều về kích thước hơn.

- Về hiệu suất quy trình: Đạt được khá cao (> 70%) cho các mẫu liposome. Trong đó cao nhất với tỷ lệ 36% Chol/lipid (86,61 ± 2,89%). Khi giảm hay tăng tỷ lệ Chol quá nhiều thì hiệu suất quy trình giảm. Nguyên nhân có thể là: Chol có ái lực nhất định với AmB để lưu giữ AmB trên màng liposome nên khi nồng độ Chol giảm thì hiệu suất quy trình giảm. Ngược lại, khi nồng độ Chol tăng cao hơn, Chol sẽ cạnh tranh vị trí của AmB trên lớp màng kép làm cho AmB bị đẩy ra khỏi màng kéo theo hiệu suất quy trình giảm. Kết quả này cũng thu được như trong bài nghiên

Hiệu suất quy trình (%) Mẫu liposome

cứu của Deepak Singodia và cộng sự (2012) [36].

* Kết luận: Qua khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ Chol/lipid đến các đặc tính của liposome, cho thấy mẫu có tỷ lệ 36% Chol/lipid có hiệu suất quy trình là cao nhất (86,61 ± 2,89%), đồng thời KTPP khá nhỏ (88,79 ± 3,07 nm) và tương đối đồng nhất (PDI 0,201 ± 0,0179). Do vậy, lựa chọn tỷ lệ Chol/lipid là 36% để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm đông khô liposome amphotericin b bằng phương pháp tiêm ethanol (Trang 35)