Ảnh hưởng của thời gian khuấy trộn pha nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm đông khô liposome amphotericin b bằng phương pháp tiêm ethanol (Trang 42)

a) Thiết kế thí nghiệm:

Tiến hành bào chế L-AmB được trình bày trong mục 2.3.1 với công thức bào chế như trên. Khảo sát KTTP và phân bố KTTP ở các thời điểm khác nhau sau khi quá trình tiêm hoàn thành. Tất cả các công thức đều sử dụng pha nước có nồng độ sucrose 9%, kim 27G, tốc độ khuấy 3900 vòng/phút.

b) Đánh giá L-AmB: KTTP, phân bố KTTP.

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời gian khuấy trộn đến đặc tính của L-AmB

STT Thời gian( phút) Zaverage (d.nm) PDI

1 2 73,37±7,31 0,226±0,0200 2 4 75,26±8,46 0,234±0,0213 3 6 75,89±6,83 0,221±0,0212 4 8 76,00±6,67 0,237±0,0175 5 10 77,09±6,98 0,216±0,0178 6 12 76,99±6,37 0,232±0,0131 7 14 79,12±8,11 0,231±0,0123 8 16 79,93±8,43 0,252±0,0101

* Nhận xét: Quá trình tiêm kết thúc, tại các khoảng thời gian khuấy trộn khác nhau tiểu phân đạt kích thước tương đối nhỏ (< 100 nm) và khác nhau không có ý nghĩa. Tuy nhiên, xét về độ đồng nhất KTTP thì tại thời điểm 10 phút PDI đạt được là nhỏ nhất, cho thấy hệ đồng nhất hơn cả. Trước và sau thời điểm này PDI có xu hướng tăng. Kết quả cho thấy tiểu phân đạt được kích thước tương đối nhỏ ngay sau khi quá trình tiêm hoàn tất do quá trình tạo các mảng lipid kép và kết hợp của các mảng lipid kép tạo liposome trong điều kiện khuấy trộn là tương đối nhanh (khoảng vài chục giây) [22]. Lựa chọn thời gian khuấy trộn 10 phút là thích hợp để tiểu phân có thể ổn định và đồng nhất về kích thước tốt nhất, đồng thời tránh kéo dài gây tốn năng lượng sử dụng. Các bài nghiên cứu bào chế liposome theo phương pháp tiêm ethanol cũng sử dụng thời gian khuấy trộn là 8-10 phút [17], [18], [22], [36].

của L-AmB. Lựa chọn thời gian 10 phút để đạt được sự đồng nhất tối ưu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm đông khô liposome amphotericin b bằng phương pháp tiêm ethanol (Trang 42)