Ảnh hưởng của đường kính kim đến đặc tính của liposome

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm đông khô liposome amphotericin b bằng phương pháp tiêm ethanol (Trang 40)

a) Thiết kế thí nghiêm:

Tiến hành bào chế liposome theo phương pháp tiêm ethanol được trình bày trong mục 2.3.1 với các thành phần công thức như trên, sử dụng các loại kim có kích thước khác nhau đồng thời cố định các yếu tố khác của quy trình bào chế (tất cả các công thức đều sử dụng pha nước có nồng độ sucrose 9%, trong thời gian 10 phút, tốc độ khuấy 3900 vòng/phút).

b) Đánh giá một số đặc tính của L-AmB: KTTP, phân bố KTTP. Bảng 3.11. Ảnh hưởng của đường kính kim đến các đặc tính của L-AmB

Loại kim Chiều dài (mm) Đƣờng kính trong (mm) Zaverage (d.nm) PDI 20G 88 0,90 115,65±7,71 0,218±0,0007 22G 90 0,70 105,55±1.34 0,222±0,0162 25G 88 0,53 90,07±5,15 0,243±0,0184 27G 88 0,42 84,94±3,96 0,228±0,0071

Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của đường kính kim đến đặc tính của L-AmB * Nhận xét: Kim có đường kính trong càng lớn thì KTTP càng lớn (> 100 nm) và ngược lại, kim có đường kính trong càng nhỏ thì KTTP đạt tương đối nhỏ (< 100 nm). Điều này có thể giải thích: khi đường kính kim lớn nên nồng độ lipid khi tiếp xúc vào pha nước tại thời điểm tức thời càng lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho các mảng lipid kép (ở giai đoạn 2) tạo ra lớn hơn so với việc sử dụng kim có đường kính nhỏ. Do tạo các mảng lipid kép lớn nên các tiểu phân liposome được hình thành nhờ sự kết hợp các mảng lipid có KTTP càng lớn (giai đoạn 3) được xét trong cùng điều kiện lực khuấy trộn pha nước. Với kim 25G và 27G do kích thước kim nhỏ nên KTTP vẫn đạt < 100 nm, đảm bảo độ đồng nhất về kích thước (PDI < 0,3).

* Kết luận: Đường kính kim ảnh hưởng đến KTTP L-AmB. Lựa chọn kim

27G cho các thí nghiệm tiếp theo để đạt tối ưu về KTTP và phân bố KTTP.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm đông khô liposome amphotericin b bằng phương pháp tiêm ethanol (Trang 40)