B
a) Bố trí thí nghiệm:
- Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ DSPG đến đặc tính của L-AmB bằng cách cố định tỷ lệ các thành phần HSPC:AmB = 2:0,4, tỷ lệ Chol/lipid là 36% và lần lượt thay đổi tỷ lệ mol của DSPG so với AmB.
- Các thành phần công thức được mô tả ở bảng 3.8.
- Tiến hành bào chế các mẫu theo phương pháp mô tả ở mục 2.3.1.
Bảng 3.8. Thành phần công thức bào chế L-AmB khi thay đổi tỷ lệ DSPG/AmB
Công thức Tỷ lệ mol DSPG/AmB HSPC (µmol) AmB (µmol) Chol (µmol) DSPG (µmol) M1,0/1 1,0/1 271,8 54,1 183,4 54,1 M1,5/1 1,5/1 271,8 54,1 198,7 81,2 M2,0/1 2,0/1 271,8 54,1 217,3 104,9 M2,5/1 2,5/1 271,8 54,1 229,1 135,3
Tất cả các công thức đều sử dụng pha nước có nồng độ sucrose 9%, kim 27G, tốc độ khuấy 3900 vòng/phút, thời gian khuấy trộn 10 phút.
b) Đánh giá một số đặc tính của L-AmB: hình thức, KTTP, phân bố KTTP, hiệu suất quy trình.
- Về cảm quan: Sản phẩm sau LTT là hỗn dịch đục, màu vàng nhạt, đồng nhất, không có kết tủa AmB tự do, không có các tiểu phân có kích thước lớn có thể quan sát bằng mắt thường. Bảo quản sau 1 ngày ở 2-80C không thấy hiện tượng lắng cặn.
và hình 3.3.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của tỷ lệ DSPG/AmB lên các đặc tính của L-AmB
Công thức
Trƣớc LTT Sau LTT Hiệu suất
quy trình (H%) Zaverage (d.nm) PDI Zaverage (d.nm) PDI M1,0/1 92,90±4,34 0,237±0,0126 100,55±2,61 0,201±0,0090 70,51±0,67 M1,5/1 84,40±11,24 0,247±0,0136 94,72±10,94 0,203±0,0028 83,68±0,71 M2,0/1 84,94±3,96 0,228±0,0071 88,79±3,07 0,201±0,0179 86,61±2,89 M2,5/1 92,53±4,34 0,225±0,0137 94,67±3,94 0,203±0,0131 80,97±1,66
Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỷ lệ DSPG/AmB đến hiệu suất quy trình. * Nhận xét:
- Về KTTP, phân bố KTTP: Kết quả cho thấy cùng tỷ lệ các thành phần công thức bào chế, khi thay đổi tỷ lệ mol DSPG/AmB thì: các mẫu liposome thu được có KTTP tương đối nhỏ (≤ 100 nm), khác nhau về KTTP không đáng kể và tương đối đồng nhất (PDI < 0,3). KTTP thay đổi không có ý nghĩa trước và sau khi LTT, thu được PDI nhỏ hơn sau khi LTT. Kết quả này cũng thu được trong nghiên cứu của Deepak Singodia cùng cộng sự (2012) [36]. Như vậy tỷ lệ DSPG/AmB không ảnh hưởng đến KTTP khi bào chế theo phương pháp tiêm ethanol.
- Về hiệu suất quy trình: Thu được là khá cao (>70%) cho các công thức liposome, trong đó đạt được cao nhất với tỷ lệ 2,0/1 (86,61 ± 2,89%). Nguyên nhân có thể là do với tỷ lệ 2,0/1 hay 2 phân tử DSPG kết hợp với 1 phân tử AmB: 1 phân
Hiệu suất quy trình (%) Mẫu liposome
tử DSPG sẽ tạo phức với phân tử AmB còn 1 phân tử DSPG chứa các nhóm OH tạo liên kết hydro với các nhóm OH của phân tử AmB góp phần cố định AmB trên màng. Kết quả là giúp lưu giữ AmB chặt chẽ trong màng hơn làm giảm giải phóng sớm AmB ra khỏi màng sau quá trình bào chế.
* Kết luận: Qua khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ DSPG/AmB đến các đặc tính của liposome, cho thấy mẫu có tỷ 2,0/1 DSPG/AmB có hiệu suất quy trình là cao nhất (86,61 ± 2,89%), đồng thời KTPP khá nhỏ (88,79 ± 3,07 nm) và tương đối đồng nhất (PDI 0,201 ± 0,0179). Do vậy, lựa chọn tỷ lệ DSPG/AmB là 2,0/1 để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo.
Như vậy, thông qua các kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yêu tố thuộc về công thức bào chế đến đặc tính của liposome, bước đầu đưa ra công thức bào chế hỗn dịch L-AmB như sau để thực hiện các thí nghiệm tiếp theo:
Bảng 3.10. Công thức bào chế hỗn dịch L-AmB
Thành phần Số mol (µmol) Khối lƣợng (mg)
Amphotericin B 54,1 50
HSPC 271,8 213
DSPG 104,9 84
Cholesterol 217,3 84
Tỷ lệ mol các thành phần công thức
Chol/lipid = 36% DSPG/AmB = 2,0/1 HSPC/AmB = 2:0,4