Tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp của chi cục thuế huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 65)

3. SL DN chia theo lĩnh vực của GiaL ộc

4.1.2 Tổ chức triển khai thực hiện công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

4.1.2.1 Xây dựng quy trình kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Gia Lộc

Qua nghiên cứu hoạt động kiểm tra thuếđôí với doanh nghiệp tại CCT huyện Gia Lộc, tác giả đã khái quát quy trình như trong sơ đồ 4.1. Quy trình này gồm 8 bước cơ bản.

Bước 1: Doanh nghiệp giao hồ sơ cho cán bộ kiểm tra về thuế

Bước 2: Cán bộ kiểm tra thuế rà soát hồ sơ tại bàn làm việc để phân loại vi phạm

Bước 3: Cán bộ kiểm tra thuế doanh nghiệp liên hệ với doanh nghiệp (kế

toán viên, người đại diện cho doanh nghiệp) để thông báo ban đầu kết quả kiểm thuế của doanh nghiệp thực hiện trên cơ sở hồ sơ thuếđã nhận được

Bước 4: Gặp mặt lần đầu với doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ: phỏng vấn về các vấn đề còn vướng mắc, nghi ngờ về vi phạm thuế của doanh nghiệp; tham quan cơ sở kinh doanh để kiểm tra tính chân thực của phản ánh trong hồ sơ; sau đó sẽ tiến hành kiểm tra sổ sách và chứng từ liên quan.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56 pháp nghiệp vụ về thuế, kế toán thuế sẽ kiểm tra để tìm đủ bằng chứng, đưa ra kết luận về các vi phạm về pháp luật thuế. Quy mô cuộc kiểm tra tùy thuộc vào các mức độ vi phạm và tính chất nghiêm trọng của vụ việc.

Sơđồ 4.1 Quy trình kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp tại chi cục thuế

Giao hồ sơ cho cán bộ kiểm tra Rà soát hồ sơ tại bàn Liên hệ với • Đối tượng nộp thuế • Kế toán viên • Người đại diện Gặp mặt lần đầu với ĐTNT • Phỏng vấn lần đầu

• Tham quan cơ sở kinh doanh • Xem xét sổ sách và chứng từ

Công việc kiểm tra • Áp dụng những kỹ thuật kiểm tra • Quy mô cuộc kiểm tra

Báo cáo kiểm tra và các báo cáo khác

Đóng hồ sơ

Kiến nghị/Lập biên bản • Phỏng vấn kết thúc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

huyện Gia Lộc

Bước 6: Cán bộ kiểm tra thuế sẽ căn cứ trên kết quả kiểm tra hồ sơ, làm việc với các đại diện doanh nghiệp, kế toán và thăm cơ sở SXKD, xem số sách chứng từ để đưa ra kết luận về vụ việc để viết báo cáo kiểm tra để gửi cho các đơn vị, cơ

quan cần phối hợp.

Bước 7: Tiến hành rà soát lại một lần nữa để đóng hồ sơ kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp.

Bước 8: Đưa ra hình thức xử lý vi phạm, đưa ra các kiến nghị và lập biên bản vi phạm nếu cần. Sau đó sẽ ra công văn thông báo biên bản và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật về thuế.

Để thực hiện tốt các công việc nêu trên đòi hỏi sự hiểu biết và vững vàng về chuyên môn của cán bộ kiểm tra thuế. Ngoài ra, cần có sự phối hợp với các cơ

quan trong việc cưỡng chế, xử lý vi phạm của DN về thuế sau khi quá trình kiểm tra kết thúc.

4.1.2.2 Nguồn nhân lực phục vụ kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Gia Lộc

Nguồn nhân lực phục vụ kiểm tra thuế là một yếu tố rất quan trọng trong việc hoàn thành công việc trong công tác quản lý thuế nói chung. Chất lượng việc phát hiện, kiểm tra tính đúng sai của các chấp hành quy định pháp luật về thuế của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu về đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra thuế tại CCT huyện Gia Lộc được thể hiện trong bảng 4.4 trang bên.

Nhìn vào bảng 4.4 ta thấy: Trong khi tổng số cán bộ thuế của CCT giảm bình quân 0,84%/năm qua 5 năm 2009 - 2013, thì số cán bộ thuế làm công tác kiểm tra thuế qua 5 năm lại có xu hướng tăng dần, với TĐPTBQ là 11,96%/năm. Số cán bộ

thuế làm công tác kiểm tra thuế từ 7 người năm 2009 đã tăng lên thành 11 người năm 2013. Tỷ lệ cán bộ làm công tác kiểm tra thuế so với tổng số cán bộ thuế của CCT Gia Lộc cũng tăng dần qua các năm từ 11,67% lên 18,18% năm 2012 và 18,97% năm 2013.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

Bảng 4.4 Nguồn nhân lực phục vụ kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Gia Lộc (2009 - 2013)

Chỉ tiêu ĐVT

Số lượng qua các năm So sánh (%)

2009 2010 2011 2012 2013 2012/ 2011 2011 2013 /2012 BQ 5 năm Tổng số cán bộ ngành thuế Người 60 62 52 55 58 105,77 105,45 99,16 Số cán bộ làm công tác kiểm tra thuế Người 7 8 8 10 11 125,00 110,00 111,96 Tỷ lệ cán bộ làm công tác kiểm tra thuế/tổng số cán bộ % 11,67 12,90 15,38 18,18 18,97 - - -

Nguồn: Đội HCTV-Tổ chức- Chi cục thuế Gia Lộc năm 2013

Như vậy có thể thấy rằng, xuất phát từ nhu cầu kiểm tra thuế đối với các đối tượng nộp thuế nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng càng ngày càng tăng lên, khối lượng công việc cần xử lý ngày càng nhiều do số lượng doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng trong mấy năm vừa qua. Điều này là hoàn toàn hợp lý và Cục thuế tỉnh Hải Dương cũng như CCT huyện Gia Lộc cũng đã có những điều chuyển cán bộ một cách hợp lý đểđáp ứng được yêu cầu của công tác kiểm tra thuế. Kết quả nghiên cứu về trình độ nguồn nhân lực phục vụ kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp tại CCT huyện Gia Lộc cụ thể trong bảng 4.5

Ta thấy rõ rằng: chất lượng của quá trình kiểm tra thuế có tốt hay không phụ

thuộc vào trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của chính các cán bộ làm công tác kiểm tra thuế. Qua điều tra:

- Về trình độ chuyên môn: tính đến năm 2013, trên đại học có 1 cán bộ, đại học có 9 người và chỉ còn một người có trình độ dưới đại học. Qua diễn biến số

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59 học tập để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, số lượng cán bộ dưới đại học giảm dần, xuất hiện cán bộ có trình độ thạc sĩ từ năm 2013. Hiện nay vẫn có một số

cán bộđang theo học các lớp trên đại học và sẽ hoàn thành khóa học trong thời gian tới đây.

Bảng 4.5 Trình độ nguồn nhân lực phục vụ kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Gia Lộc (2009 - 2013)

Chỉ tiêu Số cán bộ qua các năm (cán bộ) 2009 2010 2011 2012 2013 1. Trình độ chuyên môn - Trên đại học 0 0 0 0 1 - Đại học 4 5 6 8 9 - Dưới đại học 3 3 2 2 1 2. Trình độ lý luận chính trị - Cao cấp 0 0 0 0 0 - Trung cấp 0 0 0 1 1 - Sơ cấp 7 8 8 9 10 3. Trình độ quản lý nhà nước - CV cao cấp 0 0 0 0 0 - CV chính 0 0 0 0 1 -Chuyên viên 2 4 4 6 8 - Chưa qua đào tạo 5 4 4 4 2

Nguồn: Đội HCTV-Tổ chức- Chi cục thuế Gia Lộc năm 2013

- Về trình độ lý luận chính trị: Với vai trò là một cán bộ nhà nước, việc nâng cao trình độ lý luận chính trị được tất cả các cán bộ CCT huyện Gia Lộc nói chung và cán bộ làm công tác kiểm tra thuế nói riêng luôn được chú trọng và được các cấp lãnh đạo tạo điều kiện để cán bộ được theo học các lớp để nâng cao trình độ. Tính

đến năm 2013, có 1 cán bộ đạt trình độ lý luận trung cấp, còn lại là 10 cán bộ có trình độ lý luận chính trị sơ cấp. Điều này cũng giúp ích cho cán bộ kiểm tra trong quá trình công tác, họ sẽ nắm được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60 nước để áp dụng vào quá trình công tác.

- Trình độ quản lý nhà nước của các cán bộ thuế kiểm tra thuế rõ ràng được nâng cao qua các năm. Từ chỉ có 2 chuyên viên, 5 người chưa qua đào tạo năm 2009, đến 2013 đã có 1 chuyên viên chính, 8 chuyên viên và chỉ còn 2 người chưa qua đào tạo.

Nhìn chung, cán bộ làm công tác kiểm tra thuế đã có ý thức rõ ràng về việc nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước qua các năm. Chất lượng của đội ngũ nhân lực này ngày càng được đào tạo và có chuyên môn tốt.

Điều này cũng là để đáp ứng được tình hình phức tạp trong công tác kiểm tra thuế

nói riêng và quản lý thuế nói chung của CCT khi số lượng DN ngày càng tăng và đa dạng về ngành nghề.

4.1.2.3 Năng lực về cơ cở vật chất phục vụ công tác kiểm tra thuế của chi cục cục thuế huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương

Yếu tố hỗ trợ các cán bộ CCT làm tốt công tác kiểm tra thuế trong quá trình triển khai là năng lực về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động này. Qua nghiên cứu, kết quả cụ thểđược thể hiện qua bảng 4.6 sau đây:

Số liệu bảng 4.6 thể hiện năng lực cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm thuếđối tượng nộp thuế của Cục thuế tỉnh Hải Dương năm 2013; kết quả cho thấy:

- Cơ sở vật chất tại văn phòng Cục: về phương tiện đi lại chiếm tỷ lệ 29,41% trong tổng phương tiện phục vụ hoạt động ngành thuế; hệ thống mạng Lan có một bộ, chiếm tỷ lệ 7,69%; hệ thống bàn làm việc có 135 cái, chiếm tỷ lệ 20,93%; hệ

thống máy tính cá nhân có 135 cái, chiếm tỷ lệ 20,93%; tổng diện tích phòng làm việc là 924m2, chiếm tỷ lệ 25,64%.

- Cơ sở vật chất tại các văn phòng Chi cục: về phương tiện đi lại có 12 chiếc ô tô, chiếm tỷ lệ 70,59% tổng ô tô trong toàn Cục; hệ thống mạn Lan có 12 bộ, chiếm tỷ lệ 92,31%; hệ thống bàn làm việc có 510 cái, chiếm tỷ lệ 79,07%; hệ thống máy tính cá nhân có 510 cái, chiếm tỷ lệ 79,07%; tổng diện tích phòng làm việc là 2.680m2, chiếm tỷ lệ 74,36%.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61 chuyển xuống địa bàn cơ sở. Hệ thống mạng LAN có 1 như các chi cục thuế khác trong tỉnh Hải Dương. Hệ thống bàn làm việc và máy tính cá nhân có 11 bộ, chiếm 1,71% so với toàn hệ thống toàn cục và chi cục. Diện tích làm việc là 100 m2 chiếm tỷ lệ 2,77%.

Bảng 4.6 Năng lực cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp năm 2013 Diễn giải ĐVT Văn phòng cục Văn phòng các chi cục Văn phòng chi cc Gia Lc Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Phương tiện

đi lại (ô tô) Chiếc 5 29,41 12 70,59 0 - 17 2. Hệ thống mạng Lan Bộ 1 7,69 12 92,31 1 7,69 13 3. Bàn làm việc Cái 135 20,93 510 79,07 11 1,71 645 4. Máy vi tính cá nhân Cái 135 20,93 510 79,07 11 1,71 645 5. Diện tích phòng làm việc m 2 924 25,64 2680 74,36 100 2,77 3604

Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo của cục thuế tỉnh Hải Dương năm 2013

Như vậy, qua thống kê cho thấy, năng lực cơ sở vật chất về cơ bản là còn thấp so với các chi cục khác trong tỉnh. Điều kiện còn thiếu thốn hơn. Để đáp ứng

được nhu cầu phục vụ hoạt động kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp tại địa bàn, cần có thêm sự hỗ trợ về phương tiện đi lại là ô tô để tiện việc di chuyển xuống cơ sở

kiểm tra thuế của cán bộ thuế, trang bị máy tính và bàn làm việc cũng cần được chú ý trong thời gian tới.

4.1.2.4 Các hoạt động hỗ trợ công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế huyện Gia Lộc

Chi cục thuế huyện Gia Lộc chịu sự quản lý của cục thuế tỉnh Hải Dương, vì vậy chi cục đã luôn chấp hành sự phân công và bố trí công việc theo ngành dọc trong

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 62 đó có công tác kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp. Cụ thể:

Hàng năm, Chi cục Thuế tổ chức xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế:

+ Đối với kiểm tra thuế tại trụ sở Chi cục Thuế: Tại Chi cục Thuế tỉnh Hải Dương, mục tiêu đặt ra là tất cả hồ sơ khai thuếđều phải được kiểm tra.

+ Đối với kiểm tra thuế tại trụ sở DN: Kế hoạch hàng năm được lập trước ngày 25/11 và gửi về Cục Thuế. Sau đó Cục Thuế xem xét, tổng hợp toàn ngành và gửi về Tổng Cục Thuế phê duyệt trước ngày 20/12.

Sau khi kế hoạch được phê duyệt, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra:

-Đối với việc kiểm tra tại trụ sở Chi cục Thuế:

+ Kiểm tra việc ghi chép phản ánh các chỉ tiêu trong hồ sơ khai thuế xem việc ghi chép, phản ảnh đầy đủ không; Kiểm tra các căn cứ tính thuếđể xác định số thuế

phải nộp; số tiền thuế được miễn, giảm; số tiền hoàn thuế; Kiểm tra tình hình in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn đặt in.

-Đối với việc kiểm tra tại trụ sở DN:

+ Đối với trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của Chi cục Thuế;

+ Kiểm tra hoàn thuế .

Các hoạt động hỗ trợ việc kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp được chi cục thực hiện bao gồm:

Một là, Chi cục thuế huyện Gia Lộc đã tăng cường công tác tuyên truyền hỗ

trợđối tượng nộp thuếđể hạn chế nợđọng thuế, cụ thể là:

Bố trí cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn cao cho phòng Tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp thuộc chi cục. Chủ động xây dựng kế hoạch và có các hình thức tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho doanh nghiệp nộp thuế. Thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Tập huấn, đối thoại, tổ chức các cuộc tiếp xúc, toạ đàm, lập trang thông tin điện tử và mạng lưới tuyên truyền trong toàn ngành Thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng để hướng dẫn, giải thích cho các cơ sở kinh doanh và nhân dân nắm các chính sách, chế độ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 63 giảm thiểu các sai phạm do thiếu hiểu biết chính sách về thuế và hoá đơn chứng từ. Khi đó, phần nào cũng góp phần hạn chế nợ đọng thuế, kịp thời giải đáp nhiều vướng mắc về thuế cho doanh nghiệp, do đó mối quan hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp cũng như người nộp thuế ngày càng thân thiện, hợp tác, trở thành người bạn đồng hành trong việc thực thi chính sách thuế.

Một số kết quảđiển hình từ năm 2011 - 2013 như: Đã biên soạn và phát hành 36 nghìn tài liệu; ấn phẩm, tờ rơi cung cấp miễn phí cho ĐTNT và nhân dân; phối hợp cơ quan Tuyên giáo Tỉnh uỷ và cục thuế tỉnh Hải Dương in ấn hàng ngàn ấn phẩm để

tuyên truyền cho việc thực hiện đề án Thuế Nhà đất. Phối hợp với các đài đưa tin 10 bài; với các báo đăng tin 9 bài. Đã lắp đặt được 6 biển quảng cáo pa nô, áp phích tuyên truyền; tổ chức 6 hội nghịđối thoại trực tiếp với doanh nghiệp. Nhờ làm tốt công tác

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp của chi cục thuế huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)