5 Công trình phúc lợ
5.6 Nhà văn hóa các xã trong huyện Cái
Nguồn: Phòng thống kê và công thương huyện Gia Lộc, 2014
Chú thích: (429,5)a: Số km đường nhựa và bê tông hóa; (101,5)b: Số km đường bê tông hóa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37 Kết hợp bảng 3.3 và báo cáo của các phòng ban huyện Gia Lộc, ta thấy cơ sở
hạ tầng có một số thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế và nông nghiệp của huyện như sau:
- Thuận lợi
+ Hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, ngày càng hoàn thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. 78%
đường nối các xã, thôn, xóm đã được nhựa hóa và bê tông hóa kiên cố mà các loại xe trọng tải có thể lưu thông tốt.
+ Các công trình thuỷ lợi được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới cung cấp nước tưới cho canh tác. Hệ thống điện lưới quốc gia có trên toàn huyện.
+ Cơ sở trường học đã được kiên cố và khang trang. Chất lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến rõ nét ở từng ngành học, cấp học. Tỷ lệ giáo viên có trình độ
trên chuẩn ngày càng được nâng cao. Đây là điểm mạnh để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
+ Trong những năm qua, công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em đã được quan tâm và cải thiện rõ rệt về nhiều mặt. Hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ huyện đến cơ sở có bước phát triển.
- Khó khăn
+ Hệ thống đường đồng chủ yếu vẫn là đường đá dăm, gạch, đất đi lại khó khăn. Một số tuyến đường xã, thôn, xóm đã xuống cấp và cần được tu bổ để tạo
điều kiện cho thông thương hàng hóa thuận lợi. Hệ thống kênh tiêu chủ yếu tận dụng từ hệ thống kênh rạch cũ nên cũng đã hư hỏng nhiều nên việc tưới tiêu còn gặp khó khăn.
+ Các chất thải trong sinh hoạt và sản xuất (đặc biệt là tại các khu, cụm công nghiệp và làng nghề, khu vực xây dựng cơ sở hạ tầng), việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, sử dụng với liều lượng không hợp lý… là những nguy cơảnh hưởng đến môi trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38