1. Đất NN/Khẩu NN (m2) 558 - 557 - 549 - 99,82 98,56 99,19
2. Đất canh tác/khẩu NN(ha) 433 - 431 - 428 - 99,54 99,30 99,42
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Dân số, lao động của huyện
Xem bảng Tình hình dân số, lao động, thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người/tháng huyện Gia Lộc giai đoạn 2008 - 2013 ta thấy:
- Tổng số hộ gia đình tăng nhanh qua các năm, từ 35.720 hộ (năm 2008) lên 43.800 hộ (năm 2013), tăng 8.080 hộ trong vòng 6 năm. Đáng chú ý là năm 2011 - 2012 tăng 3.425 hộ trong vòng chỉ một năm trong khi dân số tăng không
đáng kể, nguyên nhân là do từ tách hộ hàng loạt từ các gia đình nhiều thế hệ
thành các hộ cá thể.
- Qua 10 năm, tỷ lệ dân số nông thôn luôn chiếm trên 90,6% và có dao động lên xuống trong phạm vi nhỏ. Dân số sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn, 3 năm gần đây có xu hướng tăng dần tỷ lệ này.
- Lực lượng lao động ngày càng đông, tạo nguồn nhân lực trẻ cho phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác, trong đó nữ giới luôn chiếm hơn 51%. Xu hướng nguồn lao động tăng dần đều. Lao động thuần nông từ chiếm 54,04% tổng số
lao động (năm 2008) giảm dần xuống còn 51,51 %, 48,76%, 47,80%, 45,11 % và 43,52% qua các năm từ 2009 đến 2013. Như vậy, có sự chuyển dịch cơ cấu lao
động mạnh mẽ qua các năm từ nông nghiệp, sang các ngành công nghiệp - dịch vụ
theo đúng như chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Nhìn vào các số liệu phản ánh thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người một tháng, ta thấy có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Theo yêu cầu của sự phát triển chung của xã hội, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn và việc kiếm đủ tiền chi trả cho cuộc sống ngày ngày càng bức thiết hơn.
Như vậy, ta có thể nhận định huyện Gia Lộc có tiềm năng về nguồn nhân lực dồi dào phục vụ SXNN và đang có những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35