II. Hóa đơn tự in
c. Vi phạm về việc thực hiện kê tính thuế, quyết toán và khấu trừ vàn ộp thuế Bảng 4.15 Số vụ vi phạm tính thuế và nộp thuế của các doanh nghiệ p do
chi cục thuế huyện Gia Lộc quản lý (2011 -2013)
Chỉ tiêu Vi phạm tính và nộp thuế qua các năm So sánh( %) 2011 2012 2013 12/11 13/12 BQ I. Số DN vi phạm (DN) 16 25 25 156,25 100,00 125,00 1. DNTN 7 3 6 42,86 200,00 92,58 2. CTTNHH 5 15 14 300,00 93,33 167,33 3. CTCP 4 7 5 175,00 71,43 111,80
II. Số thuế truy thu (triệu đồng) 551 395 495 71,69 125,32 94,78
1. DNTN 166 112 95 67,47 84,82 75,65
2. CTTNHH 213 178 265 83,57 148,88 111,54
3. CTCP 172 105 135 61,05 128,57 88,59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85 Nhìn bảng 4.15 ta thấy: số DN vi phạm về việc tính thuế và nộp thuế qua các năm có tốc độ tăng BQ là 25%/năm, chủ yếu là các công ty TNHH chiếm tỷ
lệ cao. Số tiền truy thu từ việc xử lý vi phạm cũng không đều qua 3 năm, tốc dộ
giảm BQ là 5,12%/năm. Trong đó, nguồn tiền nộp NSNN nhiều nhất là của các công ty TNHH.
4.1.3.4 Tác động của hoạt động kiểm tra thuế trong việc nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của các Doanh nghiệp
Đánh giá về tác động của hoạt động kiểm tra thuế đến ý thức tuân thủ
pháp luật thuế của các doanh nghiệp của CCT huyện Gia Lộc ta thấy rằng: Hoạt
động kiểm tra thuế được sự hỗ trợ về khâu tuyên truyền từ các đội tuyên truyền của CCT. Cụ thể:
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cơ quan thuế dưới nhiều hình thức phong phú đã tuyên truyền, giáo dục các đối tượng nộp thuế nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách theo quy
định của pháp luật.
- CCT huyện Gia Lộc đã hướng dẫn kịp thời, đầy đủ để các đối tượng nộp thuế nắm được nội dung các chính sách thuế, các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ
sơ miễn, giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế vào ngân sách nhà nước… theo quy định
- Khuyến khích và phát triển mạnh mẽ các dịch vụ tư vấn, kế toán thuế. - Hướng dẫn đối tượng nộp thuế thực hiện tốt công tác kế toán, quản lý chặt chẽ hoá đơn, chứng từ để hạch toán đúng kết quả kinh doanh và xác định đúng nghĩa vụ thuếđối với ngân sách.
- Đề cao trách nhiệm và nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong việc tự tính, tự khai và tự nôp thuế vào ngân sách nhà nước.
Việc tăng cường kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp bằng nhiều hình thức đã kịp thời phát hiện và xử lý vụ việc. Báo cáo lên các cơ quan ban ngành có thẩm quyền để cùng phối hợp xử lý, xử nghiêm các trường hợp vi phạm nghiêm trọng và tái vi phạm cũng là bài học cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp khác trên địa bàn. Việc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 đưa tin về các vi phạm và tuyên dương các DN làm tốt cũng có tác động tốt tới ý thức của các DN trong thời gian vừa qua.
4.1.3.5 Về thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động kiểm tra thuế
Trong quá trình triển khai kiểm tra thuế đối với DN qua nhiều năm, được sư chỉ đạo từ tổng cục thuế và cục thuế Hải Dương, CCT huyện Gia Lộc cũng đã thực hiện tốt các cải cách về hành chính trong hoạt động kiểm tra thuế. Các bước kiểm tra thuế được xử lý ngắn gọn, nhanh chóng để không ảnh hưởng tới quá trình làm việc hay sản xuất - kinh doanh của DN. Các kế hoạch kiểm tra được xây dựng và thông tin tới DN để phối hợp cùng thực hiện. Điều này đã giảm phiền hà cho DN và đảm bảo tiến độ công việc của cán bộ kiểm tra thuế.
Đặc biệt từ 1/9/2014, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 119/2014/TT-BTC về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 156, Thông tư số 111, Thông tư số
219, Thông tư số 08, Thông tư số 85, Thông tư số 39 và Thông tư số 78 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế. Với việc sửa đổi, bổ
sung các Thông tư quy định về thuế GTGT, thuế Thu nhập DN, quản lý thuế, hướng dẫn về kế toán nhà nước, về hóa đơn... nêu trên, Bộ Tài chính chính thức bỏ quy
định khai và tính thuế GTGT đối với hàng hóa, bán sản phẩm tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh; Bỏ quy định phải lập hóa đơn, kê khai, tính nộp thuế đối với xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả
nếu có hợp đồng và chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp;
Bỏ quy định khai và tính thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu bị trả lại phải nhập khẩu khẩu trở lại; Bỏ mức 1 tỷđồng về điều kiện tài sản, máy móc, thiết bị đầu tư, mua sắm đối với DN mới thành lập để đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Bỏđiều kiện hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong điều kiện hồ sơ, thủ tục hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu (Cơ sở kinh doanh sử
dụng ngay hóa đơn thương mại trong hồ sơ hải quan). Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào đã bỏ 4 cột (ký hiệu hóa đơn, mẫu hóa đơn, thuế suất, mặt hàng)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 và 2 dòng; Bảng kê hóa đơn hàng hóa dịch vụ bán ra. Bỏ quy định phải ghi chú trên Bảng kê hóa đơn GTGT đầu vào về thời hạn thanh toán theo hợp đồng đối với hợp
đồng thanh toán trả chậm.
Ngoài ra, Thông tư 119 còn sửa các chỉ tiêu liên quan đến hạch toán thu NSNN trên các Giấy nộp tiền vào NSNN của người nộp thuế.
Bộ Tài chính cũng đã chính thức ban hành văn bản số 11802/BTC-TCHQ bỏ
quy định một ủy nhiệm thu ngân sách cho một tờ khai hải quan bằng một ủy nhiệm thu cho tất cả các tờ khai trong cùng một lô hàng hóa XNK; quy định này giảm trên 1,5 triệu chứng từ/năm phải kê khai, nộp thuế.
Hiện nay, CCT huyện Gia Lộc cũng đang tích cực tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ theo quy định mới này để áp dụng vào quy trình kiểm tra thuế đối với DN. Điều này cũng sẽ làm giảm đáng kể thời gian của DN và cán bộ chi cục thuế
làm công tác kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp.
4.1.4 Đánh giá công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp từ góc độ chi cục thuế và doanh nghiệp do chi cục thuế quản lý thuế và doanh nghiệp do chi cục thuế quản lý
4.1.4.1 Đánh giá công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp từ góc độ chi cục thuế
Để có cái nhìn toàn diện vềđánh giá công tác kiểm tra thuế, chúng tôi tiến hành
điều tra các cán bộ thuế trong CCT, kết quảđược thể hiện trong bảng 4.16 như sau: - Về năng lực kiểm tra tại trụ sở CQT: Năng lực xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ
thuế: có 70,73% cán bộ đánh giá là tốt; 24,53% cán bộ đánh giá ở mức khá. Năng lực xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ thuế: chỉ có 39,03% cán bộđánh giá là tốt; đại đa số đánh giá là khá với 58,54% cán bộ đồng ý. Năng lực xử lý sau khi DN đã giải trình có 44,72% cán bộđánh giá là tốt, 49,59% cán bộđánh giá ở mức độ khá. Năng lực xử lý đối với trường hợp DN không giải trình được đánh giá cao, với 60,98%. Riêng năng lực về tổng hợp báo cáo chỉ có 37,40% cán bộđánh giá tốt, còn lại khá chiếm 60,16%. Vẫn còn một số ít các cán bộđánh giá năng lực cán bộ kiểm tra thuế ở mức trung bình, dưới 2%.
Về năng lực kiểm tra thuế tại trụ sở của DN: năng lực thực hiện kiểm tra thuế
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 tra ở mức độ tốt. Năng lực xử lý kết quả kiểm tra thuế có đến 70,73% cán bộ đánh giá là tốt. Năng lực tổng hợp báo cáo có 59,35% cán bộđánh giá tốt. Vẫn còn dưới 4% cán bộđánh giá năng lực cán bộ thuế kiểm tra tại trụ sở DN.
Theo đánh giá của một cán bộ thuế có kinh nghiệm, tình hình quản lý hóa
đơn tự in sẽ gặp nhiều khó khăn do cơ chế thông thoáng này và ý thức chấp hành của người nộp thuế và các doanh nghiệp chưa cao. Điều này được thể hiện qua hộp ý kiến sau:
Hộp 4.2 Ý kiến của cán bộ thuế chi cục thuế huyện Gia Lộc về các vi phạm trong kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp
Một cán bộ thuế lâu năm của chi cục thuế huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương cho
biết: “Chính cơ chế thông thoáng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt
động kinh doanh. Nghị định mới đã trao quyền tự chủ và chủ động cho doanh nghiệp
trong việc phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn, giúp doanh nghiệp giảm thiểu được
nhiều thời gian chờ đợi, công sức đi lại và chi phí không đáng có. Tuy nhiên, trên địa
bàn có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô vừa và nhỏ, hoạt động không đều
đặn và khi hiểu ra cơ chế thông thoáng này, họ lại lợi dụng để in hóa đơn khống và trốn
thuế. Công tác quản lý hóa đơn tự in của cục thuế sẽ còn gặp nhiều khó khăn trong giai
đoạn ngày càng nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh được thành lập. Đây là một bài
toán khó trong công tác kiểm tra thuế nói riêng và quản lý thuế nói chung”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89
Bảng 4.16 Kết quảđánh giá của cán bộ thuế trong chi cục đối với cán bộ làm công tác kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp
Đánh giá (n = 53)
Kết quả đánh giá của cán bộ thuế trong chi cục đối với cán bộ làm công tác kiểm tra thuế đối với DN
Tốt Khá Trung bình Không ý kiến
Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế
- Năng lực kiểm tra, phân loại hồ sơ khai thuế 37 70,73 13 24,53 1 1,89 2 3,77 - Năng lực xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ thuế 21 39,02 31 58,54 1 1,63 0 0,81 - Năng lực xử lý sau khi DN đã giải trình 24 44,72 26 49,59 1 2,44 2 3,25 - Năng lực xử lý đối với trường hợp DN
không giải trình 32 60,98 20 37,40 0 0,81 0 0,81
- Năng lực tổng hợp báo cáo 20 37,40 32 60,16 1 1,63 0 0,81