Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp của chi cục thuế huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 54)

9. Đội thuế liên xã, phường, thị trấn

3.2.2Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là các loại thông tin đã được công bố bởi các các cơ quan, tổ

chức, là kết quả của nghiên cứu đã được thực hiện trên các phương tiện thông tin như sách, báo, mạng internet, đài, tivi… Thu thập thông tin đã công bố phải đảm bảo được độ tin cậy của số liệu, nguồn cung cấp số liệu phải có cơ sở pháp lý và cơ

sở khoa học.

Đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các thông tin thứ cấp trong các phần tính cấp thiết của đề tài, cơ sở thực tiễn, đặc điểm địa bàn nghiên cứu và kết quả

nghiên cứu như: đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Gia Lộc; bộ máy tổ

chức, kết quả quản lý công tác kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp. Đó là căn cứ

quan trọng cho việc mô tả thực trạng vấn đề nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Các số liệu và thông tin thứ cấp được trích dẫn từ các nguồn: website của Tổng cục, cục thuế, chi cục thuế; báo cáo của chi cục thuế huyện Gia Lộc.

3.2.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp được lấy từ kết quảđiều tra cán bộ quản lý, công chức tại chi cục thuế huyện Gia Lộc quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn. Đối tượng thu thập thông tin sơ cấp gồm 4 nhóm:

- Nhóm thứ nhất là Ban lãnh đạo chi cục thuế huyện Gia Lộc và cán bộ các

đội/phòng ban trực tiếp tham gia quản lý hoạt động kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp. Đối với đối tượng này do tính chất công việc nên có thể không thường xuyên có mặt tại chi cục và không có nhiều thời gian nên sẽ kết hợp trực tiếp phỏng vấn và dùng bảng hỏi để điều tra. Đối với đại diện từng bộ phận sẽ phỏng vấn trực tiếp 2 lần kết hợp với 1 lần dùng bảng hỏi xen giữa. Chủ yếu tập trung vào đối tượng là lãnh đạo chi cục: các chi cục trưởng/phó và các đội trưởng các đội chuyên trách. Đặc biệt là đánh giá về thái độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và kỹ năng giao

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 tiếp ứng xử, chuyên môn nghiệp vụ và tác phong làm việc của cán bộ kiểm tra thuế. - Nhóm thứ hai là nhân viên các phòng ban, bộ phận triển khai các hoạt động về

kiểm tra thuế của chi cục, các đội kiểm tra thuế (phỏng vấn cả người làm việc lâu năm và người làm việc ít năm) để tìm hiểu quy trình thủ tục đối với kiểm tra thuế của các doanh nghiệp cũng như những vi phạm thường gặp của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động và nộp thuế các mặt hàng tại đây.

Bảng 3.8 Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng

Đối tượng điều tra Số phiếu

1. Ban lãnh đạo chi cục thuế huyện Gia Lộc 2 2. Cán bộ làm công tác kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp 7 3. Cán bộ trong chi cục không làm công tác kiểm tra thuếđối với DN 53 4. Doanh nghiệp kinh doanh chịu sự quản lý tại chi cục 60

4.1. DN nhà nước 5 4.2. DN ngoài nhà nước 55 - Cổ phần 12 - DN tư nhân 19 - Cty TNHH tư nhân 24 Tổng 122

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014

- Nhóm thứ ba là các cán bộ trong chi cục không làm kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp để đánh giá khách quan khả năng của đội kiểm tra thuế. Trong đó

đánh giá chủ yếu theo 3 mức từ tốt, khá, trung bình.

Phỏng vấn chi tiết về năng lực kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế với các tiêu chí: năng lực kiểm tra, phân loại hồ sơ khai thuế; năng lực xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ thuế; năng lực xử lý sau khi người nộp thuếđã giải trình; năng lực xử lý

đối với người nộp thuế không giải trình và năng lực tổng hợp báo cáo.

Phỏng vấn cán bộ thuế về năng lực kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế

bao gồm: năng lực thực hiện kiểm tra thuế; năng lực lập biên bản kiểm tra; năng lực xử lý kết quả kiểm tra thuế; và năng lực tổng hợp báo cáo.

- Nhóm thứ tư là các chủ doanh nghiệp thực hiện thủ tục và triển khai quyền và nghĩa vụ về thuế tại chi cục thuế huyện Gia Lộc. Chủ yếu là phỏng vấn sâu để

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46 tìm hiểu về những vướng mắc của các doanh nghiệp trong công tác kiểm tra thuế

của chi cục. Và đánh giá của doanh nghiệp về các công tác thực hiện công tác tuyên truyền về pháp luật, chính sách thuế và kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp; Thời gian gia hạn cho doanh nghiệp bổ sung hồ sơ, nộp nợ còn ngắn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn; Trình độ, năng lực cán bộ kiểm tra thuế còn hạn chế; Thủ tục trong kiểm tra thuếđối với doanh nghiệp còn rườm rà. Căn cứ vào tỷ lệ loại hình DN thu thập được từ số liệu thứ cấp nên tác giả chọn số mẫu loại hình DN như bảng 3.8

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp của chi cục thuế huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 54)